027-2024 - page 13

13
VÕTHƠ
N
hững ngày này, khi nghe
con gái năm tuổi ở quê
gọi điện thoại hỏi bao
giờ ba mẹ về quê ăn Tết, vợ
chồng chị Ngô Hà My (29
tuổi, quê Hải Dương) lại
chạnh lòng.
Tết này ba mẹ
không về
Trải qua hai cái Tết xa con,
anh chị dự định năm nay sẽ
về quê nhưng lần lượt bị mất
việc. Nghĩ tới nghĩ lui, anh
chị quyết định chỉ gửi ít tiền
về cho ông bà và mua vài bộ
đồ Tết cho con. “Hôm trước
con gọi, khi nghe tôi nói Tết
này ba mẹ với em không về
được, con khóc òa” - chị My
trầm giọng.
Chị Nguyễn Thị Dung (36
tuổi, quê Quảng Ngãi), đang
làm thời vụ tại một vườn
hoa ở quận 12, tâm sự năm
nay công ty khó khăn nên
vợ chồng chị đã bàn nhau
không về quê. Đây là năm
thứ ba liên tiếp anh chị ở lại
TP, Tết đơn giản là sắm cho
mấy đứa nhỏ bộ đồ mới với
ít bánh mứt, còn anh chị thì
như ngày thường.
“Tết đến, ngoài tiền vé xe
mắc hơn còn phải lo tiền xài,
rồi mua quà biếu ông bà hai
bên, lì xì cho con cháu, mua
vài bộ đồ được được đi chúc
Tết, coi vậy chứ nhiều lắm!”
- chị Dung giơ ngón tay liệt
kê các khoản.
Nhắc về Tết, anh Hồ Đức
Lộc (35 tuổi, quê Hà Tĩnh)
trải lòng anh rất thèm cảm
giác ấm áp khi ngồi cạnh
nồi bánh tét trong đêm giao
thừa, được uống với cha ly
rượu đầu năm.
“DùTết khôngvềnhànhưng
tôi không cảm thấy cô đơn vì
xóm trọ nămnào cũng tổ chức
tất niên. Mấy ngày nghỉ Tết,
vợ chồng tôi thường đưa các
con đi chơi chỗ này chỗ kia,
tham gia các chương trình do
TP tổ chức” - anh Lộc chia sẻ.
Tết nghĩa tình
cho người xa quê
Đều đặn 15 năm qua, cứ
cuối năm là vợ chồng ông
Nguyễn Thành Tâm (chủ nhà
trọ ở phườngThạnhLộc, quận
12) lại phối hợp với Trung tâm
Hỗ trợ thanh niên công nhân
TP.HCM tổ chức tất niên cho
công nhân khu trọ.
“Ở với nhau một năm đôi
khi sẽ có lời qua tiếng lại.
Cuối năm là dịp mọi người
ngồi lại với nhau để rồi chuyện
cũ bỏ qua, năm mới gắn bó
hơn và xem đây như là ngôi
nhà thứ hai. Đặc biệt, tất niên
mọi người trong khu trọ cùng
NgườithuêtrọvàcôngnhântạikhutrọcủaôngNguyễnThànhTâmđóntấtniênvàongày27-1vừaqua.
Ảnh: HỒNGĐÀO
Nhiều hoạt động cho người lao động
ở lại TP dịp Tết
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm Hỗ trợ
thanh niên công nhân TP.HCM tổ chức chăm lo cho hơn
3.000 gia đình thanh niên công nhân, người lao động khó
khăn không có điều kiện về quê đón Tết.
Trung tâm sẽ tổ chức 10 chương trình“Vui Tết Giáp Thìn”
cùng thanh niên công nhân và 10 chương trình tư vấn dinh
dưỡng“Vui khỏe đón Tết”tại các khu lưu trú văn hóa thanh
niên công nhân. Trao tặng 1.000 phần quà cho thanh niên
công nhân khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết
(trong đó cấp TP hỗ trợ 500 phần quà, trung tâm vận động
500 phần quà).
Cạnh đó, trung tâm cũng phối hợp với một số đơn vị tổ
chức chương trình“Xuân yêu thương”, trao tặng 1.300 phần
quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các khu lưu
trú văn hóa trên địa bàn TP.
(Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM)
Tiêu điểm
Thời gian gần đây, nhiều trường học trên địa bàn các
quận 6, 10, Gò Vấp và huyện Nhà Bè (TP.HCM) nhận
được văn bản của Chi cục Thuế các quận, huyện yêu cầu
kê khai thuế đối với hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT.
Điều này khiến các cơ sở giáo dục rất tâm tư.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tại các địa bàn khác,
phòng GD&ĐT cũng như các cơ sở giáo dục chưa nhận
được văn bản kê khai thuế của Chi cục Thuế.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận
Bình Tân, cho biết đến thời điểm này, phòng GD&ĐT
chưa nhận được văn bản kê khai thuế của Chi cục Thuế
quận Bình Tân.
Tương tự, ông Trần Văn Toản, Trưởng phòng GD&ĐT
huyện Củ Chi, cho hay có nắm bắt thông tin tại một số
quận, huyện đã triển khai, tuy nhiên phòng GD&ĐT chưa
tiếp nhận văn bản nào có nội dung như trên. Đồng thời,
phòng cũng chưa tiếp nhận phản ánh nào của các trường
trên địa bàn về việc kê khai thuế.
Về vấn đề này, hiệu trưởng một trường tại quận 8 cũng
cho biết không nhận được văn bản nào từ phía Chi cục
Thuế quận 8 liên quan đến thu thuế các khoản theo Nghị
quyết 04/2023. Nghị quyết 04 quy định bốn nhóm khoản
thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục.
“Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ ngành GD&ĐT,
HĐND TP.HCM và Cục Thuế TP.HCM phải có buổi làm
việc để làm rõ” - vị này đề xuất.
Tại quận Gò Vấp, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng
GD&ĐT, cho biết sau khi có ý kiến phản hồi của phòng
GD&ĐT liên quan đến văn bản kê khai thuế, Chi cục
Thuế quận Gò Vấp đã ghi nhận và đề nghị phòng GD&ĐT
có văn bản. Từ đó, Chi cục Thuế sẽ có văn bản hướng dẫn
lại cho các cơ sở giáo dục về cách tính thuế.
Liên quan đến chính sách thuế đối với các đơn vị
sự nghiệp công trong lĩnh vực GD&ĐT, Sở GD&ĐT
TP.HCM cũng đã có văn bản trao đổi với Cục Thuế
TP.HCM để yêu cầu xem xét lại vấn đề trên.
Như chúng tôi đã thông tin, thời gian gần đây, nhiều
trường học trên địa bàn các quận 6, 10, Gò Vấp và huyện
Nhà Bè (TP.HCM) nhận được văn bản của Chi cục Thuế
các quận, huyện yêu cầu kê khai thuế đối với hoạt động
trong lĩnh vực GD&ĐT.
Cụ thể, các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục
ngoài giờ chính khóa và phục vụ đều phải đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp. Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho
hoạt động bán trú phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, các khoản tiền suất
ăn trưa bán trú và tiền suất ăn sáng cũng phải đóng thuế
thu nhập doanh nghiệp.
NGUYỄN QUYÊN
Liên đoàn Lao độngTP.HCM
sẽ phối hợp với các đơn vị tổ
chức chương trình “Gia đình
côngnhânlaođộngvuiTếtcùng
TP” lần ba năm 2024. Chương
trình có sự tham gia của hơn
21.000 hộ gia đình đoàn viên
công đoàn, công nhân viên
chức tiêu biểu. Tổng kinh phí
thực hiện chương trình gần
11,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, LiênđoànLaođộng
TPphối hợp với các đơn vị tặng
1.000 vé tham quan miễn phí
Hội hoa xuânTP cho đoàn viên
các nghiệp đoàn; trao tặng
1.000 tập vé cho đoàn viên
công đoàn, nghiệp đoàn và
người lao động các địa bàn xa
trung tâmTPđểhọ cóđộng lực
đến thamquanvà thamgia các
hoạt động vui chơi, giải trí của
TP vào dịp Tết 2024.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 31-1-2024
Chủ trọ nuôi gà làm tiệc tất niên
cho hàng trăm người thuê trọ
Tết đến xuân về, nhiều công nhân xa quê không có điều kiện sumhọp với gia đình vẫn có được cái Tết ấmáp
ở TP đầy ắp nghĩa tình.
chọn món, đi chợ, nấu ăn rất
vui vẻ” - ông Tâm nói.
Năm nay, ông Tâm dành
120 triệu đồng tổ chức tất
niên cho khoảng 300 người
thuê trọ vào tối 27-1. Ông
cũng nuôi đàn gà 80 con để
có một buổi tiệc đầy đủ nhất
có thể. Ngoài liên hoan, mọi
người còn tham gia văn nghệ,
được nhận quà Tết là các nhu
yếu phẩm, bao lì xì…
Bà Nguyễn Thị Xuân Hà
(chủ khu nhà trọ Xuân Hà
ở phường 16, quận 8) chia
sẻ vừa lên kế hoạch chăm lo
Tết và chuẩn bị tất niên vào
ngày 31-1 cho công nhân. Bên
cạnh vui chơi, ăn uống, nhận
quà Tết, công nhân khó khăn
ở lại TP sẽ được Liên đoàn
Lao động quận hỗ trợ thêm
nhu yếu phẩm và tiền mặt.
“Năm 2023 thực sự khó
khăn cho cả chủ nhà trọ và
người thuê trọ. Tuy vậy, tôi
vẫn duy trì mức chăm lo như
trước đểmọi người vui vẻ, nhất
là những người không về quê
đón Tết” - bà Hà trải lòng.•
Tiềnănbán trúphải đóng thuế:Nhiềuquận, huyện chưa triểnkhai
“DùTết không về nhà
nhưng tôi không cảm
thấy cô đơn vì xóm
trọ năm nào cũng
tổ chức tất niên.”
Bữa ăn bán trú của các bé TrườngMầmnonHạnh Thông Tây,
quậnGò Vấp. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Người lao động thamquan, mua sắmTết tại Ngày hội công nhân -
Phiên chợ nghĩa tình do Liên đoàn Lao động TP tổ chức.
Ảnh: VÕTHƠ
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook