8
Đô thị -
Thứ Tư 31-1-2024
Ngành giao
thông TP.HCM
sẽ thanh tra,
kiểmtra nhiều
đơn vị kinh
doanh vận
tải trong năm
2024.
Ảnh: PV
Nút giao
đường
vành đai
phía tây 2
với đường
ĐT601 và
đường
tránhHải
Vân - Túy
Loan. Ảnh:
MINH
TRƯỜNG
ĐàNẵngkhánh thành3 tuyếnđường lớn
Ngày 30-1, UBND TP Đà Nẵng tổ chức khánh thành ba
tuyến đường gồm ĐT601, ĐH2 và đường vành đai phía
tây 2 (đoạn từ đường số 8 Khu công nghiệp Hòa Khánh đến
đường tránh Hải Vân - Túy Loan). Ba tuyến đường này nằm
tại khu vực phía tây TP Đà Nẵng.
Theo đó, tuyến đường ĐT601 dài 35,681 km với tổng mức
đầu tư 725 tỉ đồng được khởi công vào tháng 4-2020. Tuyến
đường sẽ cải thiện điều kiện giao thông khu vực hai xã Hòa
Liên, Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).
Tuyến đường ĐH2 dài 10 km, có tổng vốn đầu tư hơn
205,5 tỉ đồng. Tuyến đường đi qua hai xã Hòa Nhơn, Hòa
Liên (huyện Hòa Vang) kết nối khu dân cư phía bắc với
Trung tâm Hành chính huyện và khu vực dân cư phía nam,
tây nam của huyện Hòa Vang. Đường vành đai phía tây 2
(đoạn từ đường số 8 Khu công nghiệp Hòa Khánh đến đường
tránh Hải Vân - Túy Loan) có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ
đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 4,6 km
trên toàn tuyến 14 km.
Vui mừng trước buổi khánh thành, anh Nguyễn Nhật Huy
(29 tuổi, xã Hòa Liên), người dân ở đường ĐT601, cho biết:
Nhiều năm qua, con đường này chỉ là con đường nhỏ, mưa
thì ngập sâu, nắng lại bụi bay mù mịt. Được TP quan tâm đầu
tư, người dân rất vui mừng vì sẽ có đường mới khang trang,
sạch đẹp hơn.
“Trước đây, để đi từ xã Hòa Liên xuống trung tâm TP phải
đi rất lâu và vất vả do lầy lội, bụi bặm. Chưa kể các xe cấp
cứu đưa người đi bệnh viện cũng không được thuận tiện. Nay
khánh thành con đường này, người dân phấn khởi vô cùng”
- anh Huy phấn khởi chia sẻ. Bà Đào (người dân ở đường
ĐT601) cũng cho biết: “Trước đây, khách hàng không muốn
ghé vào mua bán nhưng nay đường sá đẹp đẽ nên họ cũng
quay lại mua rồi, không sợ bẩn như trước nữa”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng, cho biết ba công trình này có khối lượng giải
phóng mặt bằng và bố trí tái định cư rất lớn, gần 2.500 hộ
dân bị ảnh hưởng.
Trong đo, tuyến đường ĐH2 có số hộ dân bị ảnh hưởng lớn
nhất với hơn 1.200 hộ, tuyến đường ĐT601 có gân 1.000 hộ
và đường vành đai phía tây 2 (giai đoạn 1) có hơn 330 hộ.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đánh giá cao nỗ lực của chủ
đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công các dự án, cũng như sự thấu
hiểu, đồng hành của chính quyền, người dân khu vực.
Đối với đoạn tuyến còn lại sẽ được đầu tư ở các giai đoạn
tiếp theo phù hợp với các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch
phân khu và quy hoạch chuyên ngành của TP Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng kéo dài tuyến
đường vành đai phía tây 2 kết nối với tuyến đường Hòa
Phước - Hòa Khương thông qua tuyến đường ĐT605.
“Đề nghị Sở GTVT, cac chu đâu tư và các nhà thầu khẩn
trương rà soát, tổ chức bàn giao, tiêp nhân công trình để đưa
vào vận hành, khai thác, phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện,
an toàn. Các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác vận
hành, duy tu, bảo trì hệ thống công trình, cảnh quan để công
trình được khai thác hiệu quả” - ông Lê Trung Chinh nhấn
mạnh.
MINH TRƯỜNG
TP.HCM tiếp tục thanh kiểm tra
nhiều đơn vị vận tải trong 2024
Trong năm2024, ngành giao thông TP.HCMsẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để thanh tra 14 đơn vị,
kiểm tra nămđơn vị.
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM cho
biết thời gian qua sở đã có
nhiều giải pháp siết chặt
hoạt động kinh doanh vận tải
hành khách bằng đường bộ.
Trong năm 2024, sở tiếp tục
thanh tra, kiểm tra nhiều đơn
vị kinh doanh vận tải.
Tăng cường kiểm tra,
xử lý
Theo Sở GTVT, trong năm
2023, ngành giao thông đã chủ
trì, phối hợp với các đơn vị
triển khai các nhiệm vụ nhằm
tăng cường bảo đảm trật tự
hoạt động vận tải bằng ô tô
trên địa bàn TP. Từ đó xây
dựng và triển khai kế hoạch
thanh tra, kiểm tra năm 2024
về việc chấp hành chính sách,
pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc ngành, lĩnh vực
do Sở GTVT phụ trách.
SởGTVTTPcũngđã tổchức
rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ
sung, lắp đặt hệ thống camera
giám sát tại các tuyến đường,
khu vực thường xuyên có tình
trạng xe đón trả khách không
Xây dựng kế hoạch xử lý “xe dù, bến cóc”
Trong buổi kiểmtra các công tác đảmbảo an toàn giao thông
dịpTết Nguyên đán (ngày 29-1), ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ
tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đánh giá cao TP.HCM
trong công tác chỉ đạo, rà soát, xác minh và xử lý “xe dù, bến
cóc” trên địa bàn TP.
Theo ông Hùng, TP.HCM cần có một cơ quan đầumối để chủ
trì, thammưu xây dựng kếhoạch và kết quả xử lý“xedù, bến cóc”.
Từ đó có báo cáo kết quả thực hiện định kỳ cho chủ tịch UBND
TP.HCMvà các bộ, ngành. Đồng thời, TP cần tiếp tục hoàn thiện
hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Năm 2024, ngành
giao thông TP.HCM
kiên quyết xử lý
nghiêm các sai
phạm nhằm chấn
chỉnh tình trạng
hình thành bến
bãi, tổ chức đón trả
khách không đúng
quy định.
đúng quy định để phục vụ công
tác xử lý vi phạm qua hình
ảnh. Đồng thời tổ chức vành
đai hạn chế xe giường nằm
lưu thông trong phạm vi TP.
Theo Sở GTVT, trong năm
2023, sở đã thành lập đoàn
tiến hành thanh tra một đơn vị
kinh doanh vận tải và kiểm tra
13 đơn vị kinh doanh vận tải
(trong đó có Công ty TNHH
Thành Bưởi).
Qua thanh tra, kiểm tra, sở
đã thu hồi 164 giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô đối với
các đơn vị kinh doanh vận tải.
Theo dõi, trích xuất dữ liệu và
quyết định thu hồi 17.361 phù
hiệu, biển hiệu đối với xe của
các đơn vị kinh doanh vận tải
vi phạm.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện Thanh tra
giao thông TP.HCM cho biết
trong năm 2023, đơn vị đã
phối hợp kiểm tra, lập biên
bản 5.374 trường hợp vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ với số tiền xử
phạt hơn 21,5 tỉ đồng. Riêng về
hoạt động vận tải hành khách,
Thanh tra giao thông TPđã lập
biên bản 2.719 trường hợp vi
phạm với số tiền xử phạt hơn
4 tỉ đồng.
Đã giảm tình trạng
đón trả khách
sai quy định
Đánh giá về hoạt động vận
tải, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng
phòng Quản lý vận tải đường
bộ, Sở GTVT TP.HCM, cho
biết thời gian qua hoạt động
vận tải bằng ô tô đã có những
chuyển biến rõ rệt.
Cụ thể, tình trạng vi phạm
trong hoạt động vận tải hành
khách bằng ô tô đã giảm; số
lượngđiểmđón trảkháchkhông
đúng quy định cũng giảm so
với cùng kỳ. Theo thống kê của
Thanh tra Sở GTVT thì giảm
từ 76 điểm xuống còn 60 điểm
có dừng đón trả khách sau khi
triển khai cấm xe giường nằm
hoạt động từ 6 giờ đến 22 giờ
ở nội đô TP.
Ý thức tuân thủ pháp luật của
các đơn vị vận tải, đội ngũ tài
xế đã có chuyển biến rõ rệt.
Nhiều đơn vị vận tải đã chủ
động rà soát, xây dựng quy
trình kiểm soát nội bộ để chấn
chỉnh tình trạng vi phạm pháp
luật, hoạt động không đúng
quy định. Không chỉ vậy, sản
lượng hành khách tại các bến
xe liên tỉnh năm 2023 đạt kết
quả khả quan (tăng 10% lượt
xe và tăng 26% lượt khách so
với cùng kỳ).
Báo chí cũng phản ánh
nhiều điểm “xe dù, bến cóc”,
Sở GTVT tiếp nhận phản ánh
và hiện đã lên kế hoạch kiểm
tra nhiều đơn vị trong năm
2024. Trong đó sẽ thanh tra
14 đơn vị, lập đoàn kiểm tra
năm đơn vị.
Trướcthựctrạngtrên,TP.HCM
kiến nghị Bộ GTVT sớm trình
Chính phủ điều chỉnh, bổ sung
Nghị định 10/2020 về một số
vấn đề còn tồn tại, bất cập liên
quan đến hoạt động kinh doanh
vận tải hành khách bằng ô tô.
TP cũng đề nghị Bộ Công
an tiếp tục triển khai hệ thống
camera giám sát giao thông
là đo tốc độ phục vụ xử lý vi
phạmhành chính trên các tuyến
quốc lộ. Đồng thời chỉ đạo Cục
Đường bộ khẩn trương xây
dựng và nâng cấp phần mềm
quản lý vận tải và hệ thống
thiết bị giám sát hành trình,
camera đảm bảo tích hợp liên
thông dữ liệu để phục vụ công
tác quản lý.
Sở GTVT TP cũng kiến
nghị UBND TP chỉ đạo các
địa phương thường xuyên tổ
chức kiểm tra, giám sát hoạt
động tại các bến bãi, điểm đón
trả khách theo thẩm quyền
quản lý. Từ đó kiên quyết xử
lý nghiêm các sai phạm nhằm
chấn chỉnh tình trạng hình
thành bến bãi, tổ chức đón trả
khách không đúng quy định.•