043-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 4-3-2024
Thủ tướng: DNNN phải tiên phong,
dẫn đầu trong đổi mới, sáng tạo
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy vai tròmở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.
S
áng 3-3 tại Hà Nội, Thủ
tướngPhạmMinhChính
cùngThường trực Chính
phủ đã có cuộc gặp mặt đầu
xuân với các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) tiêu biểu.
Nâng cao năng lực
cạnh tranh của DNNN
Phát biểu kết luận buổi gặp
mặt, Thủ tướng Phạm Minh
Chính khẳng định Chính phủ
luôn bên cạnh các DNNN,
DN FDI và DN tư nhân trong
nước. Thủ tướng nhấn mạnh
quan điểm phát triển DNNN
nhanh, bền vững, đúng hướng,
góp phần thực hiện chủ trương
kinh tế nhà nước đóng vai trò
chủ đạo của nền kinh tế, trong
đó DNNN đóng vai trò tiên
phong, nòng cốt.
Thủ tướng nêu rõ hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các
DNNN cơ bản duy trì ổn định
nhưng vẫn có một số DN
thua lỗ, một số tập đoàn, tổng
công ty chưa đạt chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất, kinh doanh;
lợi nhuận âm.
“Năng lực cạnh tranh, khoa
học công nghệ còn hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu là lực
lượng nòng cốt của kinh tế nhà
nước. Đặc biệt, trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, công tác đổi mới
quản trị kinh doanh còn chậm,
chưa thực sự hướng tới các
nguyên tắc, thông lệ quốc tế,
chi phí sản xuất, kinh doanh
còn lớn, công nghệ, công cụ
quản trị kinh doanh còn chậm
đổi mới” - Thủ tướng chỉ ra.
Một số DN để xảy ra sai
phạm, tham nhũng, tiêu cực
phải xử lý. Nguyên nhân là có
nơi, có lúc còn bị động, lúng
túng trước những biến động
lớn, phản ứng chính sách chưa
kịp thời, tái cấu trúc chưa phù
hợp với tình hình; tinh thần
đổi mới, sáng tạo ở một số
tập đoàn, tổng công ty còn
hạn chế, còn sợ sai, sợ trách
nhiệm, một số chế độ, chính
sách chưa phù hợp.
Thủ tướng yêu cầu cần rút
kinh nghiệm, chỉ ra nguyên
nhân của những điểm chưa
được, xử lý nghiêm những
người làm sai, vi phạmnhưng
không vì thế mà chùn bước.
Thủ tướng yêu cầu các
DNNN phải nhạy cảm về
chính trị, nhạy bén về kinh
tế, sâu sắc về khoa học công
nghệ, xoay chuyển tình thế,
chuyển đổi trạng thái bằng tất
cả tư duy, kinh nghiệm sẵn có
cộng với kinh nghiệm của thế
giới; phải chủ động hơn nữa
đề ra những cách làmmới thì
mới tăng tốc và vượt lên được.
TheoThủ tướng, cácDNNN
phải tự tin đi lên, thắng không
kiêu, bại không nản, tạo động
lực mới, khí thế mới, thành
quả mới, thắng lợi mới. Quan
trọng là phát hiện kịp thời các
khó khăn, vướng mắc, phản
ứng chính sách kịp thời, phát
triển chủ yếu dựa vào khoa học
công nghệ, đổi mới, sáng tạo,
lấy con người là trung tâm,
chủ thể, mục tiêu, động lực,
nguồn lực phát triển.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục
phát huy vai trò mở đường,
dẫn dắt của DNNN trong
nền kinh tế; DNNN cần là
lực lượng tiên phong, dẫn
đầu trong đổi mới, sáng tạo,
chuyển đổi số, tái cơ cấu nền
kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục
nâng cao hiệu quả hoạt động,
nâng cao năng lực cạnh tranh
của DNNN theo hướng nâng
cao chất lượng, đồng thời đẩy
mạnh các động lựcmới về tăng
trưởng liên quan đến chuyển
đổi số, chuyển đổi xanh, kinh
tế tuần hoàn, kinh tế tri thức,
kinh tế chia sẻ, ứng phó với
biến đổi khí hậu.
Cần trao quyền để
chủ động nhiều hơn
Bên cạnh những kết quả
đạt được, Bộ KH&ĐT cũng
chỉ ra hoạt động của khu vực
DNNN còn bộc lộ một số hạn
chế: Chưa phát huy hiệu quả
nguồn lực, vốn, tài sản Nhà
nước giao, giải ngân vốn đầu
tư cả năm 2023 chưa đạt kế
hoạch đề ra.
Một số DNNN hoạt động
thua lỗ do năng lực cạnh tranh,
năng lực quản trịDNyếu, chưa
tiệm cận với các nguyên tắc
và thông lệ quốc tế tốt.
Nguyên nhân của những tồn
tại trên được nhìn nhận do điều
kiện khách quan, chủ quan,
trong đó có những vướngmắc
về cơ chế, chính sách, các quy
định của pháp luật về quản trị
DN, quản lý vốn và tài sản,
đất đai, đấu giá, đấu thầu…
chưa đồng bộ, chưa phù hợp
với đầu tư kinh doanh và quản
trị điều hànhDNNN trong nền
kinh tế thị trường. 
Đặcbiệt, pháp luật hiệnhành
Cần có chế độ tiền lương tương xứng 
Từ những tồn tại hiện nay, Bộ KH&ĐT cho rằng vai trò, vị
trí và sứ mệnh của DNNN được xác định là rất lớn và đầy
thách thức. Tuy nhiên, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ
và quyền lợi của DNNN nói chung và người lao động trong
DNNN nói riêng chưa tương xứng.
DNNNkhôngđượctựchủthựchiệnvaitrò,sứmệnhcủamình;
ngườilaođộng,nhấtlàlaođộngquảnlýkhôngđượckhuyếnkhích
đổimớisángtạo,dámnghĩ,dámlàm,nỗlựcpháthuytốiđanăng
lực củamình cho sựphát triển chung củaDN.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh để phát triển đất nước
nhanh và bền vững, cần phải phát huy tối đa và tập trung
mọi nguồn lực DNNN đang nắm giữ cho đầu tư phát triển,
nhất là các công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, đầu tư
nắm bắt các công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành nghề
và sản phẩmmới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Đồng thời phải lựa chọn, bổ nhiệmđội ngũ quản lýDNNN
có trình độ, kinh nghiệm quản lý giỏi. Bên cạnh đó, có chế
độ tiền lương và lợi ích tương xứng với năng lực và kết quả
quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của DN.
Đầu năm xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Tháng 1-2024, xuất khẩu cá, tôm và các mặt hàng thủy
sản của Việt Nam đạt 750 triệu USD, tăng 64% so với
cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm
đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ. Cá tra, cá
ngừ lần lượt đạt kim ngạch 165 triệu USD, hơn 79 triệu
USD. Ngoài ra, xuất khẩu mực và bạch tuộc cũng đạt 62
triệu USD, tăng 45%; xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác
đạt 16 triệu USD, tăng 22%.
Bên cạnh khởi đầu thuận lợi, hiện một số doanh
nghiệp (DN) lo lắng đơn hàng vẫn chưa có dấu hiệu
cải thiện vì sức mua của thị trường yếu, lượng tồn kho
nhiều, giá mua thấp. Những DN khả quan hơn về đơn
hàng thì lo lắng về nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi
yếu tố thời tiết, dịch bệnh...
Tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ, rào cản về thẻ vàng
IUU khi xuất khẩu sang thị trường EU chưa được tháo gỡ
tiếp tục tạo ra những thách thức đối với DN ngành thủy
hải sản trong năm 2024.
AN HIỀN
Đưa “thương lái” vào chuỗi giá trị
ngành hàng
Ngày 2-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 10 về
việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo. Hiện
nay, các tỉnh vùng ĐBSCL đang thu hoạch lúa vụ đông
xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp (DN) chờ giá lúa
xuống thấp, còn người dân mong bán được giá lúa cao. 
Trước tình trạng trên, để đảm bảo hoạt động sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo phát triển tốt, Thủ tướng
yêu cầu toàn ngành, các cơ quan liên quan, từ Trung ương
tới địa phương, các DN trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh lúa gạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 24/CT-TTg
ngày 5-8-2023.
Đồng thời, tổ chức thu hoạch lúa vụ đông xuân theo đúng
thời vụ và kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ hè thu.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với
bộ trưởng Bộ NN&PTNT, bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiểm
tra, giám sát toàn bộ chuỗi hoạt động kinh doanh xuất
khẩu gạo; theo dõi và kịp thời thông tin tình hình thương
mại gạo thế giới, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh,
xuất khẩu gạo phù hợp, hiệu quả, góp phần bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia.
Bên cạnh triển khai nhiệm vụ thực hiện “Chiến lược
phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm
2030”, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp
với Bộ NN&PTNT và các địa phương nghiên cứu xây
dựng thí điểm mô hình đưa các “thương lái” vào chuỗi giá
trị ngành hàng lúa gạo.
Mục tiêu phát huy vai trò cầu nối giữa người dân và DN, hạn
chế những rủi ro cho các bên tham gia chuỗi giá trị.
ANHIỀN
sớmđược xử lý thì chúng ta có
thể tiếp quản ngay, khai thác
hiệu quả tối đa hoạt động và
các tài sản được giao. 
Hoặc như khách sạn Lộc
Phúc của TP.HCM, một trong
những liên doanh đầu tiên của
Việt Nam, hoạt động kinh
doanh có lãi lớn, đóng góp rất
nhiều cho kinh tế TP.HCM.
Tuy nhiên, sau hơn ba năm
hết thời hạn kinh doanh, do
quy chế, khách sạn vẫn chưa
được khai thác, gây lãng phí.
Cũng theo ông DươngAnh
Đức, quy chế bất cập khiến
một số DNNN tại TP.HCM
mặc dù trước đây hoạt động
rất hiệu quả nhưng hiện đang
gặp khó khăn trong phát triển.
“Việc đầu tư, phát triển DN
luôn làmối quan tâmhàng đầu
củaTP.HCM.Mongmuốn lớn
nhất của lãnh đạo TP.HCM là
TP có được quyền chủ động
để có thể chỉ đạo các DNNN
trên địa bàn, để họ tiếp tục
đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự phát triển kinh tế” - ông
DươngAnhĐức nhấnmạnh.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính trao đổi với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP
Chính phủ xác định
chủ đề điều hành
của năm2024 là “Kỷ
cương trách nhiệm;
chủ động kịp thời;
tăng tốc sáng tạo;
hiệu quả bền vững”.
về DNNN chưa thật sự phân
cấp, chưa trao quyền tự chủ
cho DN chủ động quyết định
hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Trao đổi tại cuộc gặp mặt,
PhóChủ tịchUBNDTP.HCM
DươngAnh Đức bày tỏmong
muốn Chính phủ sớm điều
chỉnh các chính sách, quy
chế tiếp tục tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc để các
DNNN tại TP.HCMphát huy
tiềm năng, khai thác hiệu quả
tối đa các tài sản được giao. 
Đồngthời,lãnhđạoTP.HCM
cho rằng cần có quy chế rõ
ràng đối với DN liên doanh,
các dự án đầu tư nước ngoài
vì vừa qua TP.HCM đã gặp
một số khó khăn trong vấn
đề này.
Cụ thể, ông Dương Anh
Đức dẫn chứng trường hợp
DN liên doanh sau khi kết thúc
hợp đồng kinh doanh thì phải
chuyểngiao toànbộ tài sản cho
phía Việt Nam. Tuy nhiên, do
vướng mắc quy chế nên việc
bàn giao tài sản bị chậm.
Nếu những vướng mắc này
NGUYÊNTHẢO-NGỌCDIỆP
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook