043-2024 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 4-3-2024
NGUYỄNQUÝ - YẾNCHÂU
L
uật Đất đai 2024 sẽ
có hiệu lực từ ngày
1-1-2025, với nhiều
quy định mới so với Luật
Đất đai 2013, trong đó có
quy định về việc cấp giấy
chứng nhận (GCN) cho
người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở,
quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.
Thay đổi tên gọi
của sổ hồng
Cụ thể, khi Luật Đất đai
2013 được ban hành và có
hiệu lực (ngày 1-7-2014),
người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở,
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất được cấp GCN theo một mẫu
thống nhất có tên gọi là “GCN quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất” - mà
người dân thường gọi là sổ hồng, sổ
đỏ theo màu sắc của GCN.
Khi đó, nhữngmẫuGCNgồm: GCN
quyền sử dụng đất; GCN quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
GCNquyền sở hữu nhà ở; GCNquyền
sở hữu công trình xây dựng đã được
cấp theo quy định của pháp luật về
đất đai, nhà ở, xây dựng trước ngày
10-12-2009 vẫn có giá trị pháp lý và
không phải đổi sang loại giấy mới.
Nay Luật Đất đai 2024 (có hiệu
lực từ ngày 1-1-2025) tiếp tục có sự
điều chỉnh về tên gọi của “sổ hồng”.
Theo đó, người có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở
hữu công trình xây dựng gắn liền
với đất sẽ được cấp GCN theo mẫu
thống nhất trong cả nước, với loại
giấy mang tên mới “GCN quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất”.
Tức đổi từ cấp “GCN quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất” thành cấp
“GCN quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất”.
Luật Đất đai 2024 định nghĩa: “GCN
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất” là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất hợp pháp của người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất được cấp
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất
theo quy định của pháp luật.
GCN về quyền sử dụng đất, GCN
về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với
Luật Đất đai 2014 có nhiều quy địnhmới, trong đó có việc cấp sổ cho người
sử dụng đất. Ảnh: NGUYỆTNHI
Cụ thể điều kiện cấp sổ hồng với nhiều trường hợp
Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc cấp sổ trong nhiều trường hợp
hơn so với quy định hiện nay tại Luật Đất đai 2013, bao gồm:
(i) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về
quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được
giao không đúng thẩmquyền; sử dụng đất có vi phạmpháp luật đất đai trước
ngày 1-7-2014; đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền.
(ii) Tổ chức; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đang sử dụng đất.
(iii) Cấp sổ cho đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, dự án sản
xuất, kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau; đất có di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
(iv) Cấp sổ đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối
thiểu; thửa đất thuộc phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp xã.
(v) Cấp sổ đối với tài sản là nhà ở; tài sản là công trình xây dựng không phải
là nhà ở…
“Bản chất nhà ở cũng
là một loại tài sản gắn
liền với đất nên không
cần thiết phải ghi tiêu đề
“quyền sở hữu nhà ở”
trên GCN.”
PGS-TS
Lưu Quốc Thái
Sổhồng có têngọimới
theo Luật Đất đai 2024
“Giấy chứngnhậnquyền sửdụngđất, quyền sởhữunhàởvà tài sản
khác gắn liềnvới đất” đượcđổi thành“Giấy chứngnhậnquyền sửdụng
đất, quyền sởhữu tài sảngắn liềnvới đất” - theoLuậtĐất đai 2024.
Tại tòa, bà Hàn Ni và các luật sư của bà cũng như luật sư
của ông Trần Văn Sỹ đều cho rằng hành vi của bà Hàn Ni
và của ông Sỹ là phản kháng, là mang tính tự vệ trước chuỗi
hành vi miệt thị, xúc phạm danh dự của bà Nguyễn Phương
Hằng. Bà Hàn Ni bày tỏ trước tòa rằng bà “không nghĩ hành
vi của mình đến mức phải xử lý hình sự”.
Trên thực tế, có rất nhiều người đều nghĩ như bà Hàn Ni, cả
trong bối cảnh vụ án này và những hành xử nói chung khác.
Thậm chí không ít người còn cho rằng “ông đánh tôi trước thì
tôi có quyền vác dao chém ông và như thế là tôi không bị tội”.
Nói cách khác, không ít người chưa phân biệt được đâu là
phòng vệ chính đáng (không phải là tội phạm), đâu là hành vi
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (phải chịu trách nhiệm
hình sự - dĩ nhiên được xem xét là tình tiết giảm nhẹ).
Trở lại phiên xử bà Hàn Ni, trước việc bị cáo “không nghĩ
hành vi của mình đến mức phải xử lý hình sự”, đại diện VKS
cho rằng bị cáo Hàn Ni có nhận thức sai lầm về pháp luật.
VKS hỏi: “Ví dụ trường hợp A đánh B thì B có được quyền
đánh lại A không”; bị cáo Hàn Ni đáp: “Bị cáo được quyền
chống trả trong giới hạn cho phép”. VKS minh định: “Bị cáo
chỉ được phép chống trả trong trường hợp không còn cách
nào khác, không còn phương án giải quyết nào khác”.
Phân tích rõ hơn, đại diện VKS cho rằng trong vụ án này
các bị cáo luôn lấy nguyên nhân xuất phát từ bà Phương
Hằng để dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, như thế là không
đúng. Các bị cáo không được đáp trả lại bà Phương Hằng
bằng cách phát ngôn, đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm uy
tín, danh dự của vợ chồng bà Hằng và Công ty Đại Nam. Thay
vào đó, các bị cáo có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để
giải quyết.
Có lẽ từ phân tích thấu đáo của VKS mà khi nói lời sau cùng
trước khi tòa nghị án, bà Hàn Ni đã thành thật nói rằng bà
“đã nhận thức sâu sắc hành vi sai trái của mình, tự nhận thấy
mình có lỗi và gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người”.
Trong vụ án này, nếu để ý chúng ta sẽ thấy có một văn bản
luật luôn chi phối cuộc sống hiện đại của chúng ta, nhất là
chuyện phát ngôn trong thế giới mạng xã hội: Luật An ninh
mạng.
Cáo trạng xác định bị cáo Hàn Ni đã sử dụng tài khoản
Facebook và YouTube “Nhà Báo Hàn Ni” để phát buổi ghi
hình tiêu đề “Bà Hằng có quyền ngồi xổm trên pháp luật
không”, đăng ngày 3-9-2021. Trong đó có bốn đoạn phát ngôn
được xác định thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời
sống riêng tư, trái quy định của pháp luật, vi phạm điểm d
khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng.
Theo chủ tọa phiên tòa, những phát ngôn trên là thông tin
cá nhân liên quan đời tư bà Hằng. “Bị cáo Hàn Ni đã căn cứ
vào một phần thông tin và nội dung chính trong các bài báo
chính thống đã đăng về bà Hằng nhưng không tự kiểm chứng
lại để xác định đúng hay sai; không cần hỏi ý kiến và không
cần sự đồng ý của bà Hằng; không kiểm tra, không được sự
chấp thuận của cơ quan báo chí”.
Từ đó, chủ tọa phiên tòa cho rằng: “Bị cáo Hàn Ni phải
nhận thức được hành vi làm lộ bí mật cá nhân của người khác
là vi phạm pháp luật, đã được quy định trong Luật An ninh
mạng”.
Về mặt lý luận, có lẽ sẽ vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh khái niệm thế nào là làm lộ bí mật cá nhân của
người khác khi những thông tin đó đã được đăng tải trên báo
chí chính thống. Song nếu bản án kết tội bị cáo Hàn Ni có hiệu
lực pháp luật thì đây có lẽ là “án lệ” cho mỗi cá nhân chúng
ta khi quyết định phát ngôn trên mạng xã hội về thông tin đời
tư của một ai đó, dù nó đã được đề cập trên các phương tiện
truyền thông trước đó. Nó sẽ như một cái rơ-le cảnh báo, giúp
chúng ta tự kiểm soát bản thân, kiểm soát những cảm xúc của
mình trước khi “đẩy” những cảm xúc đó lên mạng xã hội.
Trong những luận bàn với bạn bè hành nghề luật, nhiều
người vẫn nói với nhau rằng giá như cơ quan chức năng có
biện pháp xử lý bà Phương Hằng sớm hơn, hữu hiệu hơn thì
có lẽ mọi chuyện không đẩy đi quá xa thành hai vụ án hình
sự như thế này. Bởi bà Hằng “đụng” rất nhiều người nhưng
không phải ai cũng “đủ bản lĩnh thực hành chữ nhẫn” để đáp
trả lại bà đúng quy định pháp luật. Và như thế, chuyện bà Hàn
Ni lãnh án dẫu là bài học kinh nghiệm cho nhiều người khi
hành xử trên mạng xã hội thì trước hết, đối với người trong
cuộc - bị cáo Hàn Ni, đó quả là bài học cay đắng khôn lường.
NGÔ THÁI BÌNH
TừvụHànNi:Ngưỡng
củaphát ngôn trênmạng
đất theo quy định của các luật có liên
quan được thực hiện theo quy định
của luật này có giá trị pháp lý tương
đương như GCN quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
tại luật này.
“Ngắn gọn và hợp lý hơn”
Theo PGS-TS Lưu Quốc Thái
(Trường ĐH Luật TP.HCM), việc đổi
tên sổ hồng từ “GCN quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất” thành “GCN
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất” giúp tên GCN
ngắn gọn và hợp lý hơn.
Vì theo ông Thái, bản chất nhà ở
cũng là một loại tài sản gắn liền với
đất nên không cần thiết phải ghi tiêu
đề “quyền sở hữu nhà ở” trên GCN.
Do đó, việc thay đổi tên gọi theo Luật
Đất đai 2024 là phù hợp.
Đồng tình, luật sư (LS) Trần Vân
Linh (Đoàn LS TP.HCM) cũng ủng
hộ với việc thay đổi tên gọi nêu trên.
Theo LS Linh, mặc dù tên gọi của
GCN theo Luật Đất đai 2013 hay Luật
Đất đai 2024 đều ghi nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên
đất nhưng GCN theo Luật Đất đai
2013 có vẻ tách quyền sở hữu nhà ở
với các tài sản khác trên đất là các
tài sản khác nhau.
Bên cạnh đó, tên gọi của GCN khá
dài một cách không cần thiết, trong
khi tất cả tài sản trên đất dù là nhà
hay công trình xây dựng khác đều
là tài sản có chủ sở hữu và cần phải
đăng ký.
Vì vậy, LS Linh cho rằng với tên gọi
là “GCN quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất” là
đã đủ xác lập quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
đối với tất cả loại tài sản phải xác lập
quyền sở hữu.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook