056-2024 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa19-3-2024
Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ BĐS bao gồm các
doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ sàn giao dịch BĐS, dịch vụ
môi giới BĐS, dịch vụ tư vấn
BĐS, dịch vụ quản lý BĐS.
Theo ôngNguyễnVănHậu,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phầnBĐSAsianHolding, quy
định người làmmôi giới BĐS
phải có chứng chỉ hành nghề là
cần thiết. Khi đó, cá nhân làm
môi giới sẽ phải có hiểu biết
căn bản về Luật Kinh doanh
BĐS, Luật Đất đai, Luật Nhà
ở…, quy trình thủ tục pháp lý
hay từ quy định quá dễ dàng
nên có những sàn giao dịch
tuyển cả sinh viên, người làm
tự do, thậm chí tuyển dụng
cộng tác viên, đào tạo qua loa
rồi giao nhiệm vụ. Từ đó dẫn
đến tình trạng nhân viên môi
giới không có kiến thức pháp
luật, tư vấn sai quy định, sai
sự thật, làm ảnh hưởng đến
uy tín của chủ đầu tư.
ra sao. Khi đó, nhân viên môi
giới sẽ nhận thức được trách
nhiệm khi tư vấn bán hàng,
đảm bảo quyền lợi cho khách
hàng và lợi ích của chủ đầu tư.
Nhân viên môi giới có chứng
chỉ hành nghề là được đào
tạo bài bản và hoạt động có
tổ chức, không hành nghề tự
do, tự phát sẽ góp phần giúp
ổn định thị trường.
“Nhìn lại những năm qua,
những vụ sốt đất, thổi giá thì
thấy phần nào hậu quả của
việc bất cứ ai cũng có thể làm
môi giới BĐS. Nhiều người
hoạt động tự do chỉ cốt bán
được hàng, họ tìm mọi cách
đẩy giá, khi khách đặt cọc là
họ lấy hoa hồng, các thủ tục
tiếp theo ra sao khách hàng tự
chịu” - ông Hậu nói.
Hiệnnay, điềukiện thành lập
sàn giao dịchBĐS chỉ cần có ít
nhất hai nhân sự có chứng chỉ
hànhnghềmôi giới, khôngquy
định về năng lực tài chính…
Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó
Giám đốc phụ trách một sàn
giao dịch tại TP.HCM, cho
QUANGHUY
L
uật Kinh doanh bất động
sản (BĐS) 2023 có hiệu
lực từ ngày 1-1-2025, quy
định cá nhân hành nghề môi
giới BĐS phải có chứng chỉ
hành nghề và phải làm trong
doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ BĐS.
Hiện Bộ Xây dựng đang
lấy ý kiến góp ý cho dự thảo
tờ trình và dự thảo Nghị định
quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật
Kinh doanh BĐS 2023. Trong
đó có nội dung đề xuất về trách
nhiệm tổ chức kỳ thi sát hạch
và cấp chứng chỉ hành nghề
môi giới BĐS.
Quy định tại Điều 61 Luật
Kinh doanh BĐS mới nêu rõ
cá nhân hành nghề môi giới
BĐS phải đáp ứng các điều
kiện như có chứng chỉ hành
nghềmôi giới BĐS; phải hành
nghề trong doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ BĐS.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp
ý cho dự thảo tờ trình và dự thảo
Nghị định quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hànhmột số điều của Luật
Kinh doanh bất động sản 2023.
Môi giới bất động sản phải
có chứng chỉ hành nghề
Thông tin từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam
(VARs),trongnăm2023cónhiềudoanhnghiệp
và nhàmôi giới đã phải rời bỏ ngành nghề do
tác động tiêu cực từ thị trường. Thống kê của
VARs chỉ ra cóđến70%ngườimôi giới chuyển
nghề hoặc rời bỏ ngành trong thời gian gần
đây. Trước đó, số lượng môi giới hoạt động
trong lĩnh vực BĐSđạt khoảng300.000người.
Tuy nhiên, đến nay chỉ còn khoảng 100.000
người tiếp tục hoạt động.
Chỉ còn khoảng 100.000 môi giới đang hành nghề
Các cá nhân môi
giới hoạt động nhỏ
lẻ, không thường
xuyên, làm đúng
những gì pháp luật
không cấm và có
đóng thuế đầy đủ
thì không thể cấm
họ hành nghề.
Cuối tháng 2-2024, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậuđề nghị UBND tỉnh KhánhHòa cung cấphồ
sơ; đồng thời chỉ đạo các sở KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, Cục
Thuế cung cấp toàn bộ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan
đến quá trình phê duyệt, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện đầu
tư, xây dựng... các dự án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn.
“Nhân viên môi giới có
chứng chỉ hành nghề sẽ có
nhận thức pháp luật tốt hơn.
Nếu thấy chủ đầu tư làm sai
quy định, dự án chưa được
cấp phép, bán trái phép thì
họ sẽ từ chối làm. Những sàn
giao dịch, mua bán trái phép,
thậm chí vẽ dự án “ma” như
Alibaba cũng sẽ không còn
đất sống” - ông Quốc nói.•
Còn nhiều tranh cãi xung quanh việc quy định người môi giới phải làmviệc trong sàn
hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bất động sản. Ảnh: Q.HUY
Họ đã nói
Môi giới đôi khi phải chịu sự
chi phối từ chủ đầu tư. Do đó,
gốc rễ vấn đề vẫn là quản lý
được chủđầu tư các dự án. Chủ
đầu tư nào làm sai, chưa được
cấpphépđãmởbánhoặcnhận
tiền nhưng không giao đất…
thì cần phải xử phạt, thậm chí
phạt tù để răn đe.
Ông
NGUYỄN QUỐC BẢO
,
ChủtịchCâulạcbộBĐSTP.HCM(HREC)
Vụ chung cư Bonanza: Chưa rõ về
khoản tiền hơn 700 triệu phí quản lý
Ghi nhận tại chung cư Dreamland Bonanza (23 phố Duy
Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) những ngày gần đây đã
không còn cảnh cư dân tập trung đông người, căng băng
rôn đòi quyền lợi như hồi cuối năm 2023.
Trưởng ban quản trị (BQT) mới của tòa nhà - ông Bùi
Trọng Lợi cho biết việc quản lý chung cư đã bắt đầu đi
vào ổn định. Tuy nhiên, hiện vẫn còn điểm chưa rõ về việc
sử dụng khoản phí dịch vụ mà cư dân đã đóng trước đây
cho Công ty CP USEM Việt Nam - đơn vị quản lý, vận
hành chung cư do BQT cũ thuê.
Chung cư Dreamland Bonanza được đưa vào sử dụng
từ năm 2021. Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư bất động
sản Vinaland. Tháng 5-2022, cư dân tổ chức hội nghị và
bầu ra BQT. Từ cuối năm 2022, chủ đầu tư chỉ định việc
quản lý, vận hành tòa nhà do Công ty MSC Việt Nam
thực hiện.
Tháng 1-2023, BQT tổ chức hội nghị nhà chung cư
bất thường rồi thực hiện quyền mời thầu, ký hợp đồng
với một đơn vị quản lý khác là Công ty CP USEM Việt
Nam. Việc BQT ký hợp đồng với USEM Việt Nam trong
khi MSC Việt Nam đang quản lý, vận hành dẫn đến mâu
thuẫn giữa hai đơn vị.
Đến tháng 7-2023, BQT có đơn gửi UBND quận Nam Từ
Liêm xin miễn nhiệm. Cùng thời điểm, USEMViệt Nam
chấm dứt hợp đồng vận hành chung cư Dreamland Bonanza.
Đến tháng 12-2023, với sự vào cuộc quyết liệt của UBND
phường Mỹ Đình 2, hội nghị nhà chung cư mới được tiến
hành để bầu ra BQT mới. Vướng mắc còn lại lúc này là
khoản tiền hơn 700 triệu đồng mà theo biên bản xác nhận
công nợ giữa USEM Việt Nam với BQT cũ là phí dịch vụ
mà cư dân đã đóng cho USEM Việt Nam.
Theo chủ đầu tư Vinaland và MSC Việt Nam, dù thu phí
dịch vụ của cư dân nhưng USEMViệt Nam không thực hiện
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Toàn bộ hệ thống kỹ thuật
và nhân sự vận hành từ khi chung cư Dreamland Bonanza
đi vào hoạt động đều của chủ đầu tư và MSC Việt Nam.
“Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ việc quản
lý, sử dụng số tiền 700 triệu đồng này” - đại diện MSC Việt
Nam nói.
Trả lời báo
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Ngọc Thành,
Chủ tịch HĐQT USEMViệt Nam, khẳng định đơn vị này đã
thực hiện theo hợp đồng ký với BQT cũ chung cư và đến nay
đã thanh lý hợp đồng. Nói về số tiền hơn 700 triệu đồng, ông
Thành đề nghị chúng tôi trao đổi với BQT cũ.
Khi chuyển câu hỏi này tới ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Trưởng BQT cũ, thì ông Hùng cho biết khi USEMViệt Nam
vào thì MSC Việt Nam vẫn tiếp tục làm dịch vụ quản lý, vận
hành tòa nhà. Ông Hùng nói thêm: “Về chuyện tiền nong,
thực sự tôi cũng mệt mỏi nên mong công an vào cuộc làm
sáng rõ việc này”.
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND
phường Mỹ Đình 2, cho biết đã nhận được đơn kiến nghị của
MSC Việt Nam và hướng dẫn các bên chủ động giải quyết
vấn đề, đảm bảo lợi ích cho cư dân.
XUÂN NGUYÊN
Khánh Hòa xem xét các dự án dở dang
của Tập đoàn Phúc Sơn
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao Sở
KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
khẩn trương làm việc với Tập đoàn Phúc Sơn để kiểm tra,
rà soát các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này.
Trong đó, UBND tỉnh lưu ý xác định rõ việc tiếp tục
đầu tư, thi công của Tập đoàn Phúc Sơn đối với các dự
án dang dở; xác định các khó khăn, vướng mắc hiện nay;
đề xuất phương án xử lý. UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu
trình kết quả kiểm tra trước ngày 30-3.
Theo hồ sơ, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định giao
hơn 62,3 ha đất sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc
Sơn để hoàn vốn cho ba dự án BT về giao thông gồm: Các
đường, nút giao kết nối khu sân bay Nha Trang, nút giao
Ngọc Hội và đường vành đai kết nối nút giao Ngọc Hội.
Theo UBND TP Nha Trang, đến nay công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng của ba
dự án trên vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
công tác điều tra vụ án của Bộ Công an, Tập đoàn Phúc
Sơn chưa đáp ứng được nguồn kinh phí để chi trả bồi
thường, hỗ trợ cho các trường hợp được phê duyệt và các
trường hợp được phê duyệt tiếp theo.
Đồng thời, nhà đầu tư đang trong quá trình bị điều tra nên
không có chữ ký, đóng dấu vào các hồ sơ phương án, không
tham gia các cuộc họp hội đồng bồi thường của dự án.
Ngoài ra, năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng chấp
thuận chủ trương đầu tư cho Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện
hai khu đô thị Phúc Khánh 1 ở TP Nha Trang và Phúc
Khánh 2 ở huyện Diên Khánh. Tuy nhiên, 10 năm qua
cả hai dự án này vẫn chưa thực hiện xong công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng.
Đây là hai dự án nằm trong danh sách các dự án đang
được tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tiến hành kiểm
tra, rà soát để xử lý về những sai phạm liên quan đến lĩnh
vực đầu tư, đất đai trên địa bàn tỉnh.
HUỲNH HẢI
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook