6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 19-3-2024
diện tích này. Bản án có hiệu lực
thi hành vì các đương sự không
kháng cáo.
Đến tháng 2 vừa qua, ông Vỹ
gửi đơn đến TAND Cấp cao tại
Đà Nẵng đề nghị xem xét theo thủ
tục tái thẩm. Trong đơn, ông Vỹ
cho biết cùng một vụ kiện, cùng
một HĐXX, cùng ngày tuyên án
nhưng TAND huyện Krông Pắk
đã ban hành hai bản án khác nhau
với “phần quyết định của hai bản
án có khác nhau”.
Trao đổi với PV, ông Vỹ cho biết
sau phiên xét xử khoảng 15 ngày,
TAND huyện Krông Pắk đã giao
cho ông một bản án theo đường
bưu điện.
Hơn một năm sau, vào ngày 27-
12-2023, ông Vỹ đến Chi cục Thi
hành án dân sự huyện Krông Pắk
làm việc thì nhận được một bản án
cùng số, cùng các ký hiệu tương
tự bản án tòa đã giao cho ông. Thế
nhưng khi xem một số nội dung
trong bản án này, ông phát hiện
có nhiều nội dung khác với bản
án tòa đã giao cho ông.
“Ở bản án mà cơ quan thi hành
án đưa cho tôi xem, phần nhận định
củaVKSND huyện Krông Pắk khác
hoàn toàn. Tên nguyên đơn, bị đơn
đều khác. Một số nội dung cũng
khác so với bản án tôi nhận được
qua đường bưu điện” - ông Vỹ nói.
“Lỗi đánh máy,
không có yếu tố vụ lợi”
Trao đổi với PV, ông Nguyễn
Thành Tâm (chủ tọa phiên tòa) thừa
nhận thiếu sót. Theo ông Tâm, sau
khi xét xử xong, ông ký gửi bản
án cho một số cơ quan liên quan.
Thời điểm đó, tại phần phát biểu
quan điểm của đại diện VKSND
huyện Krông Pắk, thư ký đã copy
nhầm tên đương sự của vụ án khác
đưa vào bản án vụ ông Vỹ.
Khi nhận bản án, nhiều người đã
phát hiện sai sót. Do đó, ông Tâm
có trao đổi (bằng miệng) để thu hồi
bản án đã ban hành. Đồng thời ông
Tâm cho sửa lại nội dung, ban hành
lại bản án chuẩn.
“Lúc đó nhiều người phản ánh.
Tôi đã nhờ anh em bỏ bản án có sai
sót để sửa lại. Tôi không hiểu sao
đến giờ bản án cũ vẫn tồn tại” - ông
Tâm nói.
Theo ông Tâm, nguyên nhân do
thư ký copy, dán nhầm tên đương
sự vụ khác. Đồng thời, phần phát
biểu của đại diện VKS tại hai bản
TIẾNTHOẠI
N
gày 15-3, trao đổi với PV, ông
Nguyễn Thành Tâm, thẩm
phánTANDhuyệnKrông Pắk
(Đắk Lắk), cho biết đang chuẩn bị
hồ sơ một vụ án mà ông đã xét xử
cách đây hai năm để gửi TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng. Lý do, theo
ông Tâm, đương sự có đơn đề nghị
xem xét theo thủ tục tái thẩm đối
với bản án này.
Đề nghị tái thẩm
vì bản án có dị bản
Theo hồ sơ, ngày 30-9-2022,
TAND huyện Krông Pắk xét xử
vụ kiện tranh chấp đất giữa ông
Lê Công Vỹ (nguyên đơn) và bà
NTN (bị đơn). Tuy nhiên, phiên
tòa phải hoãn để bổ sung một số tài
liệu, chứng cứ và mở lại vào ngày
1-11-2022.
Theo Bản án 124/2022/DS-
ST được tuyên ngày 1-11-2022,
HĐXX TAND huyện Krông Pắk
tuyên buộc bà N giao trả hơn 58
m
2
đất cho ông Vỹ, đồng thời phải
tháo gỡ phần tường gạch trên phần
Bản án
có dị bản,
thẩmphán
thừa nhận
trách nhiệm
Cùngmột vụ kiện nhưng thẩmphán chủ
tọa phiên tòa tại tỉnhĐắk Lắk đã ký ban
hành hai bản án khác nhau, được lý giải là
do “lỗi đánhmáy”.
án cũng khác nhau. Tuy nhiên, đây
là lỗi khách quan; về bản chất thì
phán quyết của tòa không thay
đổi, không ảnh hưởng đến các
đương sự; hoàn toàn không có
yếu tố vụ lợi.
“Do tôi không kiểm tra kỹ trước
khi ký và ban hành bản án. Lúc đó
tôi mới được bổ nhiệm, tham gia
xét xử nhiều vụ kiện liên quan đến
đất đai nên chủ quan, không rà soát
hết các nội dung” - ông Tâm nhận
trách nhiệm.
Ông Tâm cho biết thêm: “Nếu
TAND Cấp cao nhận định hai bản
án gây ảnh hưởng đến quyền lợi
của đương sự và tuyên hủy thì phải
xét xử lại. Đồng thời, khi có quyết
định của TAND Cấp cao, tôi sẽ có
bản tường trình, báo cáo lãnh đạo”
- ông Tâm nói.•
Theo Điều 351 BLTTDS 2015, tái thẩm là xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa
án, các đương sự không biết được khi tòa án ra bản
án, quyết định đó.
Điều 352 BLTTDS 2015 quy định về căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật:
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án
mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình
giải quyết vụ án.
- Có cơ sở chứngminh kết luận của người giámđịnh,
lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc
có giả mạo chứng cứ.
- Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố ý
làmsai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước mà tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án
đã bị hủy bỏ.
Khi nào thì tái thẩm?
“Do tôi không rà soát,
kiểm tra kỹ trước khi ký
và ban hành bản án” -
thẩm phán chủ tọa phiên
tòa Nguyễn Thành Tâm
nhận trách nhiệm.
Truy tố kẻ tráo 800 tờ vé số của người
phụ nữ không tay, không chân
Ngày 18-3, VKSND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ra
cáo trạng truy tố bị can Phạm Ngọc Vinh (53 tuổi, ngụ
TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, Vinh đã nảy sinh ý
định chiếm đoạt vé số của những người bán vé số dạo rồi
đem đi bán lại hoặc giữ dò kết quả mở thưởng và nhận
thưởng nếu trúng.
Thủ đoạn của Vinh là chuẩn bị những tờ vé số đã
mở thưởng xếp lại thành từng cọc, giấu sẵn trong
người rồi đi tìm những người bán vé số dạo để giả
vờ mua vé số. Khi người bán đưa vé số cho Vinh lựa
chọn, lợi dụng sơ hở, Vinh lấy cọc vé số cũ tráo đổi để
lấy vé số mới.
Với thủ đoạn này, Vinh đã thực hiện hai vụ lừa đảo.
Ngày 24-9-2023, Vinh mang vé số đã mở thưởng đi xe
máy từ TP.HCM đến TP Biên Hòa (Đồng Nai) và tháo
biển số xe máy giấu vào cốp xe.
Khi đến đường Nguyễn Ái Quốc, thấy bà Đinh Thúy
Phượng (ngụ TP Biên Hòa) đang đứng bán vé số dạo
trên vỉa hè, Vinh dừng lại giả vờ hỏi mua. Trong lúc bà
Phượng không chú ý, Vinh đã tráo đổi, chiếm đoạt 346 tờ
vé số của bà Phượng.
Sau đó, cùng thủ đoạn, Vinh đến đường Phan Trung,
tráo đổi xấp vé số hơn 800 tờ của bà Lê Thị Thuận
(là người khuyết tật, mất cả tay và chân, quê Khánh Hòa)
rồi chiếm đoạt.
Sau khi nhận được tin báo của bị hại, Công an TP Biên
Hòa đã xác minh và truy bắt Vinh. Tổng giá trị vé số Vinh
chiếm đoạt của hai nạn nhân là gần 12 triệu đồng.
VŨ HỘI
Mượn cớ đưa học sinh đi trại hè để tổ
chức cho người khác trốn ra nước ngoài
Ngày 18-3, TAND TP Hà Nội đã xét xử bị cáo Phạm
Thị Hà (giám đốc Công ty Edu Global) cùng đồng phạm
về tội tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài trái
phép. Các bị cáo còn lại là Nguyễn Hữu Ninh, Lê Thanh
Tuyên và Vũ Thị Lan bị xét xử về cùng tội danh.
Đây là vụ án liên quan đến 10 học sinh (HS) Việt Nam
trốn ở lại Thụy Sĩ khi tham gia khóa học trại hè ngắn hạn.
Tuy nhiên, do có một số bị cáo được tại ngoại vắng mặt
nên phiên tòa đã bị hoãn.
Theo hồ sơ, từ tháng 5 đến tháng 7-2022, năm công ty
tư vấn du học hoàn thành hồ sơ, thủ tục cho 11 HS tham
gia. Sáng 24-7-2022, đoàn HS xuất cảnh đi Thụy Sĩ để
tham gia chương trình trại hè. Sau đó, các HS lần lượt bỏ
trốn, đến nay chỉ có một HS trở về Việt Nam theo đúng
lịch trình.
Trong năm công ty này, Công ty Edu Global do bị cáo
Hà làm giám đốc đưa hai HS đi. Các bị cáo đã nhận hơn
522 triệu đồng, trừ một số chi phí, các bị cáo hưởng lợi
khoảng 250 triệu đồng.
BÙI TRANG
BịcanPhạmNgọcVinhkhibịbắt.Ảnh:VŨHỘI