9
Ngày 18-3, ông Trần Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty
Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, cho biết mấy ngày
nay, tại khu vực vàm sông Chợ Lách và sông Tiền, độ
mặn tăng cao vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến
nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Chợ Lách.
Nước mặn tấn công, không còn nguồn nước ngọt, công
ty phải thuê sà lan đến sông Tiền, khu vực cầu Mỹ
Thuận để lấy nước ngọt, vận chuyển mỗi chuyến 700
m
3
nước ngọt về Nhà máy nước Chợ Lách xử lý, cung
cấp cho người dân sử dụng.
Theo ông Trần Hùng, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước
Bến Tre đang quản lý, vận hành năm nhà máy xử lý nước
mặt gồm An Hiệp, Hữu Định (huyện Châu Thành), Sơn
Đông (TP Bến Tre) Lương Quới (huyện Giồng Trôm) và
Chợ Lách (xã Sơn Định, huyện Chợ Lách).
Hiện nay, nguồn nước mặt tại các con sông chính trên địa
bàn tỉnh đều bị nhiễm mặn vượt ngưỡng cho phép. Ngoài
việc thuê sà lan chở nước ngọt về nhà máy, công ty còn
thực hiện các giải pháp cấp bách, nỗ lực đưa nước ngọt về
cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở TP Bến Tre, một
phần các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ
Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và cung cấp nước ngọt cho hai khu
công nghiệp là Giao Long và An Hiệp với tổng công suất
gần 70.000 m
3
/ngày đêm.
Cũng theo ông Trần Hùng, hiện nay nguồn nước ngọt
trên các sông chính không còn, duy nhất chỉ trên sông Ba
Lai nhờ có hệ thống cống ngăn mặn nên phía thượng nguồn
sông này chưa bị nhiễm mặn. Cùng với hệ thống cống ngăn
mặn tại các đầu kênh rạch phía sông Hàm Luông, sông
Tiền đóng kín, công ty đang duy trì các thuyền bơm tại đập
Thành Triệu và đập Cái Cỏ ở huyện Châu Thành, canh bơm
nước ngọt thô từ thượng nguồn sông Ba Lai vào túi nước
Sông Mã để tích trữ, dẫn nước về phục vụ cho ba nhà máy
nước Sơn Đông, An Hiệp và Hữu Định.
Riêng khu vực lấy nước mặt của Nhà máy nước Lương
Quới trên sông Giồng Trôm bị nhiễm mặn sớm, công ty
đã ngừng hẳn việc lấy nước thô trên sông này hơn một
tháng nay. Hiện toàn bộ nguồn nước đưa về Nhà máy nước
Lương Quới được lấy từ Công ty TNHH MTV Giải pháp
công nghệ nước và Môi trường Đỗ Hoàn Sinh (xã Bình
Hòa, huyện Giồng Trôm) và chia sẻ lại từ hai nhà máy nước
thuộc quản lý của công ty là Sơn Đông và Hữu Định.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre
khẳng định nhờ sự chủ động ứng phó cùng thực hiện các
giải pháp cấp bách nên đến thời điểm này các nhà máy
nước của công ty vẫn đảm bảo cấp ổn định nước ngọt sinh
hoạt cho người dân sử dụng.
“Hệ thống cống ngăn mặn trên sông Ba Lai chưa được
khép kín, nếu tình hình nước mặn tiếp tục kéo dài và gay
gắt thì khả năng nguồn nước ngọt ở thượng nguồn sông
Ba Lai sẽ bị mặn lấn dần từ sông An Hòa và sông Chẹt
Sậy vào. Hiện công ty đang tính đến giải pháp sẽ thuê sà
lan chở nước ngọt về các nhà máy nước” - ông Trần Hùng
thông tin.
ĐÔNG HÀ
Nướcmặn tấn công, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre phải
thuê sà lan chở nước ngọt về nhàmáy nước xử lý. Ảnh: ĐÔNGHÀ
đi chơi của gia đình tăng ngoài dự
kiến. Chúng tôi không đi Điện Biên,
thay vào đó sẽ tự lái ô tô vào Vũng
Tàu đi chơi kết hợp thăm người
thân để tiết kiệm” - anh Hùng nói.
Giá vé máy bay tăng đồng nghĩa
các tour du lịch nội địa đi bằng
đường hàng không cũng phải điều
chỉnh giá. Không ít doanh nghiệp
(DN) lữ hành đang lo lắng việc
tăng giá trần vé máy bay sẽ tạo ra
thách thức lớn với ngành du lịch
trong bối cảnh suy thoái kinh tế
như hiện nay, đà phục hồi sau dịch
còn chậm.
Các DN lữ hành cho biết từ đầu
tháng 3, giá vé máy bay của nhiều
chặng nội địa đến Nha Trang - Khánh
Hòa đã tăng ít nhất 200.000 đồng. Cụ
thể, đối với đường bay từ 500 kmđến
dưới 1.280 km, giá trần tăng khoảng
200.000 đồng/vé/chiều và đường bay
có khoảng cách từ 1.280 km trở lên
tăng khoảng 250.000 đồng/vé/chiều.
Vé máy bay làm khó
du lịch nội địa
Theo các đơn vị lữ hành, thông
thường giá vé máy bay sẽ chiếm
khoảng 30%-40% trong cơ cấu giá
tour trọn gói. Do vậy, khi giá vé máy
bay tăng, các công ty lữ hành đang
phải cân đối lại các chi phí trong tour
để đưa ra mức giá tốt nhất. Trong đó
có việc DN tung ra nhiều chương
trình khuyến mãi, kích cầu để thu
hút khách với thị trường trong nước.
Ông Đoàn Hải Quân, Giám đốc
Vietravel Chi nhánh Nha Trang,
cho biết DN đã phải tăng giá tour
khoảng 10% khi giá vé máy bay
tăng. Ngoài ra, đơn vị cũng đưa ra
nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn
trong thời gian này, đặc biệt khi chi
phí tour bị đội lên cao. “Chúng tôi
phải đàm phán lại với các bên đối
tác để mua vé máy bay theo seri,
giữ trước một lượng vé để có được
mức giá ổn định hơn” - ông Quân
cho biết.
Bên cạnh việc cân đối điều chỉnh
giá tour nội địa sau khi tăng giá trần
XUÂNHOÁT -NGUYÊNTHANH
T
ừ ngày 1-3, các đường bay nội
địa bắt đầu điều chỉnh giá trần
với mức tăng khoảng 3,75%,
tương đương tăng 50.000-250.000
đồng/vé/chiều. Riêng các đường
bay có khoảng cách dưới 500 km
giữ nguyên khung giá dịch vụ vận
chuyển hành khách hạng phổ thông
cơ bản.
Vỡ kế hoạch vì
giá vé máy bay
Vừa đến Nha Trang sau chặng
bay dài gần 1.300 km, chị Nguyễn
Thị Hồng Phương Oanh (ngụ Hà
Nội) cho biết gia đình chị đã phải
bỏ thêm 1,5 triệu đồng cho chi phí
vé máy bay ở đợt đi chơi này. “Dịp
hè cả nhà sáu người chỉ mất hơn
9 triệu đồng tiền vé. Còn chuyến
đi này tôi phải bù thêm 1,5 triệu
đồng cũng với số lượng người như
vậy. Lúc đầu cứ tưởng nhân viên
đại lý tính sai nhưng khi hỏi mới
biết giá vé máy bay được tính theo
khung mới từ đầu tháng 3 này” -
chị Oanh nói.
Theo chị Oanh, nếu gia đình nắm
được thông tin giá vé máy bay chặng
dài sẽ tăng cao như hiện nay thì sẽ
tính toán phương án đi chơi gần hơn
như Quảng Ninh, Thanh Hóa hoặc
các tỉnh phía Bắc để đỡ chi phí.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn
Phi Hùng (ngụ TP Nha Trang) đã
hoãn chuyến đi chơi TP Điện Biên
để tham gia lễ hội hoa ban. “Gia
đình có kế hoạch mua vé ra Hà
Nội rồi lên Điện Biên xem lễ hội
hoa ban nhưng khi xem giá vé máy
bay, chúng tôi quyết định không đi
nữa. Giá vé tăng cao khiến chi phí
Du khách
lên thuyền
đi tour
ngắmvịnh
Nha Trang.
Ảnh: XUÂN
HOÁT
Giá vé máy bay tăng cao,
du lịch gặp khó
Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân
quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.
vé máy bay, hiện nay các đơn vị lữ
hành cũng buộc phải thay đổi chương
trình tour, cũng như kết hợp nhiều
loại hình phương tiện vận chuyển
như đường bộ, đường sắt thay thế
máy bay. Trong đó, tập trung khai
thác, hướng đến thị trường du lịch có
cự ly ngắn hoặc những tỉnh, thành ở
khu vực phía Nam với mạng lưới cao
tốc đường bộ đã hoàn thiện.
Ngoài ra, các tour tuyến liên kết với
các địa phương lân cận của Khánh
Hòa như PhúYên, Ninh Thuận, Đắk
Lắk, Lâm Đồng cũng sẽ được chú
trọng khai thác trong thời điểm này.
Ông Phạm Minh Nhựt, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang -
Khánh Hòa, cho biết cơ quan chức
năng, DN du lịch, lữ hành…cần thiết
có những cuộc làm việc với các hãng
hàng không để có những mức tăng
phù hợp, tạo điều kiện cho các đơn
vị lữ hành khai thác tour.
“Bản chất các hãng hàng không
cũng là DN, cũng có chiến lược
kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên,
việc điều chỉnh giá nên theo thời
điểm và tùy thuộc vào các khu vực
để cùng phát triển” - ông Nhựt
kiến nghị.•
BếnTre:Nướcmặn tấn công, thuê sà lan chởnước ngọt về nhàmáynước
Đi du lịch nước ngoài rẻ hơn trong nước
Ông UngVăn Nhựt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịchmở Toàn Cầu, cho
biết hiện giá tour du lịch nước ngoài đang khá rẻ, nhiều ưu đãi.
“Hiện tour đi Thái Lan chỉ khoảng 7-8 triệu đồng cho hành trình năm
ngày bốn đêm. Tour đi Hàn Quốc cũng chỉ khoảng 12 triệu đồng cho tour
trọn gói. Trong khi đó tour các tỉnh phía Bắc đi Nha Trang giá phải lên đến
12-13 triệu đồng. Trong đó giá vémáy bay lên đến 3 triệu đồng”- ông Nhựt
nói và cho biết giá vé đang tăng rất cao dù DN book vé đoàn cho dịp hè tới.
Một số DN cũng cho rằng hàng không là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt,
đặc thù. Tuy nhiên, việc có quá ít hãng bay như hiện nay sẽ dễ dẫn đến
tình trạng “ độc quyền tăng giá“, từ đó giá cả cũng tăng cao, gây thiệt thòi
cho DN, người dân.
Theo các đơn vị lữ hành,
thông thường giá vé máy
bay sẽ chiếm khoảng
30%-40% trong cơ cấu giá
tour trọn gói.