060-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy 23-3-2024
Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ
độc quyền vàng SJC: Rất hợp lý!
Khi có sự bình đẳng giữa các thương hiệu vàng trên thị trường, giá vàng trong nước sẽ ổn định và tình trạng
chênh lệch giá sẽ không còn quá lớn như hiện nay.
MINHPHƯƠNG
M
ới đây,NgânhàngNhà
nước (NHNN) đã đề
xuất thay đổi phương
án sản xuất vàng miếng, bỏ
cơ chế Nhà nước độc quyền
sản xuất vàng miếng, thực
hiện cấp phép sản xuất vàng
miếngchomộtsốdoanhnghiệp
(DN) đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, NHNN sẽ thực hiện
cấp hạn mức sản xuất vàng
miếng trong từng thời kỳ phù
hợp với mục tiêu chính sách
tiền tệ và sự ổn định của nền
kinh tế vĩ mô.
“Việc xóa bỏ cơ chế Nhà
nước độc quyền sản xuất vàng
miếng sẽ phù hợp với kinh
nghiệm quốc tế, tăng cung
vàng miếng trên thị trường,
giải quyết được vấn đề chênh
lệch giá” - NHNN cho biết.
Ngay sau khi có thông tin
trên, giá vàng SJC trên thị
trường giảm khoảng 1,5 triệu
đồng/lượng sau hai ngày, về
dưới mốc 80 triệu đồng/lượng.
Người dân có thêm
lựa chọn, được mua
vàng với giá hợp lý
Bình luậnvềđềxuấtmới của
NHNN, TS Nguyễn Trí Hiếu
đánh giá: Việc NHNN không
cònnắmgiữđộc quyền thương
hiệu vàng SJC cũng như trao
quyền nhập khẩu vàng cho
nhiều đơn vị sản xuất, kinh
doanh vàng sẽ giúp cung cầu
trên thị trường cân bằng hơn.
Đồng thời động thái này cũng
giúp kéo giảm sự chênh lệch
giữa giá vàng trong nước và
thế giới (có thời điểmgiá vàng
SJC cao hơn thế giới gần 20
triệu đồng/lượng - PV).
Điều này cũng có nghĩa khi
có nhiều thương hiệu vàng
miếng, nhiều công ty sản
xuất sẽ đáp ứng đủ nhu cầu
thị trường, nguồn cung vàng
không bị thắt chặt thì tình
trạng vàng miếng không còn
bị khan hiếm. Những người có
nhu cầu mua vàng để tích lũy
làm tài sản phòng ngừa rủi ro
sẽ không còn phải bị mua với
giá rất đắt đỏ như hiện nay.
Chuyên gia tài chính Trần
Đình Phương cũng nhận định
các đề xuất này cho thấy
NHNN đã lắng nghe ý kiến
của các chuyên gia, DN, hiệp
hội trong suốt thời gian qua
xung quanh câu chuyện quản
lý vàng. Cụ thể là lâu nay sự
độc quyền về nhập khẩu vàng
và thương hiệu vàng miếng
SJC của NHNN đã tạo ra sự
chênh lệch không chỉ với
giá vàng thế giới, mà cả các
thương hiệu vàng trong nước
khác, dù chất lượng vàng
tương đương nhau.
Trước đây, Nhà nước rất
lo tình trạng vàng hóa ảnh
hưởng đến nền kinh tế nhưng
do kinh tế tăng trưởng, đồng
nội tệ giữ giá trị tốt, tỉ giá
ổn định… nên người dân đã
không còn dùng vàng làm
phương tiện thanh toán nữa.
Nói cách khác, Nghị định
24/2012 đã làm thay đổi quan
niệm, nhận thức và thói quen
của người dân đối với vàng,
không còn xem vàng chỉ là
công cụ thanh toán.
Tuy nhiên, thị trường vàng
lại đối diện với nhiều vấn đề
khúcmắc khác.Vì vàngmiếng
SJCđược sử dụng làm thương
hiệu vàng quốc gia nên khi
người dân mua vàng tích lũy
thì có xu hướng lựa chọn loại
vàng đáng tin cậy nhất nhằm
đảmbảo an toàn vềmặt tài sản
cũng như tính thanh khoản.
Nhu cầu dịch chuyển nhiều
vào vàng miếng SJC nhưng
Nhà nước kiểm soát chặt
nguồn cung dẫn đến hệ quả
chênh lệch giá vàng quá lớn.
“Do đó, việc NHNN có
bước đi mạnh mẽ trong việc
thay đổi hai trụ cột quan trọng
của Nghị định 24/2012, là bỏ
độc quyền thương hiệu vàng
miếng SJC và cho nhập khẩu
vàng sẽ giúp thị trường vàng
trở nên hiệu quả và lànhmạnh
hơn” - ông Phương lý giải.
Cần có lộ trình
phù hợp
Ông Huỳnh Trung Khánh,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh
doanhvàngViệtNam(VGTA),
đánh giá những đề xuất của
NHNN nếu áp dụng vào thực
tế sẽ giúp giải tỏa những khúc
mắc của thị trường vàng lúc
này. Đó là khi không còn độc
quyền vàng miếng SJC, giá
vàng trong nước sẽ không
còn cao hơn hàng chục triệu
đồng so với giá vàng thế giới.
Ông nhấn mạnh: “Khi các
DNđược traoquyềnnhậpkhẩu
vàng, nguồn cung vàng tăng
lên giúp cân bằng cung cầu
thị trường, cũng như hỗ trợ
tốt cho sản xuất, kinh doanh
lẫn xuất khẩu vàng nữ trang
Đưa vàng trang sức ra khỏi kinh doanh
có điều kiện
Về chủ trương quản lý thị trường vàng, NHNN đang
nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư để có thể đưa hoạt
động sản xuất, kinh doanh mua bán vàng trang sức ra khỏi
ngành nghề kinh doanh có điều kiện để giúp các DN trong
lĩnh vực này phát triển.
NHNN cũng sẽ xemxét điều kiện kinh doanh đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh mua bán vàng miếng hoặc bổ
sung quy định về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật
và các biệnphápquản lý chất lượng vàng trang sứcmỹ nghệ
từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.
Ông
PHẠMTHANHHÀ
, Phó ThốngđốcNHNN
một cách hiệu quả”.
Cùng quan điểm nhưng TS
ĐàoLêTrangAnh, ĐHRMIT
Việt Nam, khuyến nghị rằng
lộ trìnhmở cửa nguồn cung và
xóa bỏ độc quyền vàng SJC
nên tiến hành theo từng giai
đoạn kèm theo các giải pháp
kiểm soát. Qua đó để tránh
các rủi ro lên an ninh tiền tệ,
tạo ra tình trạng đầu cơ và gây
bất ổn cho thị trường vàng.
Bởi theo TS Trang Anh,
việc mở cửa thị trường vàng
cho nhiều thương hiệu tham
gia có thể tạo ra sự biến động
lớn trong giá cả vàng, dẫn
đến không ổn định và khó
dự đoán trong thị trường.
Bên cạnh đó, việc loại bỏ độc
quyền thương hiệu và tạo điều
kiện cho nhiều đơn vị tham
gia sản xuất vàng có thể làm
tăng niềm tin vào vàng như
một phương tiện lưu trữ giá
trị. Điều này có thể thúc đẩy
người dân mua và tích trữ
vàng hơn để bảo vệ giá trị
tài sản của họ.
“Do đó, Nhà nước cần có
cơ chế, chính sách hiệu quả
để giảm thiểu rủi ro với vấn đề
này.Đồng thời cầnquản lýchất
lượng trong sản xuất và kinh
doanh vàng để bảo vệ người
tiêudùng cũngnhư tăng cường
sự tincậy trong thị trường” -TS
Trang Anh đề xuất.
Bà Nguyễn Thị Phượng,
PhóTổngGiámđốcAgribank,
cũng góp ý trong giai đoạn
đầu nên tập trung nguồn lực
cho vàng SJC trước. Lý do
là Nhà nước dễ dàng quản
lý nguyên liệu vàng nhập
khẩu cũng như dây chuyền
sản xuất vàng SJC vẫn do
NHNN quản lý sẽ giúp hạn
chế nhiều rủi ro.
Sau khi thị trường vàng có
sự cân bằng ổn định thì giai
đoạn tiếp theo cân nhắc mở
rộng phạm vi sản xuất vàng
miếng cũng như nhập khẩu
vàng nguyên liệu cho các
DN khác.•
Giá vàng tại thị trường trong nước hiện vẫn chênh lệch quá lớn với vàng thế giới. Ảnh: THÙY LINH
Khi không còn độc
quyền vàng miếng
SJC, giá vàng trong
nước sẽ không còn
cao hơn hàng chục
triệu đồng so với
giá vàng thế giới.
Tính từ tháng 6-2023 đến
nay, Chính phủ, lãnh đạo Chính
phủ đã có chín văn bản chỉ đạo,
đôn đốc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) và các cơ quan liên
quan khẩn trương thực hiện các
biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.
Tuy nhiên, thị trường vàng thế giới và trong nước vẫn diễn
biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh.
NHNN cũng khẳng định từ năm 2014 đến nay, không
đấu thầu vàng miếng, tăng cung trên thị trường. Đây là
một trong những lý do dẫn đến chênh lệch giá vàng miếng
SJC và quốc tế ở mức cao.
Những hệ lụy từ sự khan hiếm nguồn cung vàng đã hiện
diện. Đó là giá vàng trong nước quá cao so với thế giới
tạo ra hấp dẫn về lợi nhuận dẫn đến tình trạng buôn lậu
vàng, không kiểm soát được nguồn ngoại tệ chảy ra nước
ngoài và gây ra căng thẳng tỉ giá. Chưa hết, vì kỳ vọng
giá vàng trong nước liên tục tăng cao đã kích hoạt tình
trạng đầu cơ, găm giữ càng đẩy chênh lệch giá vàng lên
cao một cách vô lý.
Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần yêu
cầu cơ quan chức năng xử lý ngay tình trạng chênh lệch
giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức
cao trong thời gian qua. Thủ tướng cũng đốc thúc NHNN
và các đơn vị liên quan sửa đổi Nghị định 24/2012 về
quản lý vàng
.
NHNN mới đây cũng đã đề xuất thay đổi phương án sản
xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất
vàng miếng; thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho
một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Những giải pháp trên khi triển khai vào thực tế sẽ giúp
thị trường vàng trong nước liên thông với thế giới, loại bỏ
chênh lệch giá vàng quá lớn như hiện nay. Đồng thời khi
các chính sách quản lý vàng tuân thủ các nguyên tắc thị
trường, khi cung và cầu vàng đạt được sự cân bằng tương
đối, thị trường tự điều tiết hiệu quả.
Nếu Nhà nước lo ngại việc “vàng hóa” trở lại khi người
dân tìm cách mua vàng, thay vì gửi tiền ngân hàng hoặc
mua hàng hóa, dịch vụ để kích thích tăng trưởng kinh tế
hoặc các giao dịch vàng gây tác động trực tiếp lên thị
trường ngoại hối thì vẫn có những chính sách để điều tiết.
Chẳng hạn, cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nhưng
vẫn phải đáp ứng tiêu chí theo quy định của Nhà nước;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ
có trọng tâm, trọng điểm thị trường vàng; thiết lập quy
định pháp lý công bằng, áp dụng được cho mọi chủ thể
tham gia thị trường vàng.
Tóm lại việc sửa đổi Nghị định 24/2012, bỏ độc quyền
vàng miếng SJC… sẽ mang lại cơ hội lớn cho thị trường
vàng Việt Nam. Giúp thị trường này phát triển một cách
minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, bảo vệ lợi
ích chung của người tiêu dùng, đóng góp nhiều lợi ích cho
sự phát triển kinh tế và xã hội.
PHƯƠNG MINH
Hết độc quyềnvàng, thị trườngphấnkhởi
(Tiếp theo trang 1)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook