13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 23-3-2024
VÕTHƠ
R
ời quê nhà Quảng Ngãi
vào TP.HCM sinh sống
và làm việc đã sáu năm,
chị Nguyễn Thanh Lam (31
tuổi, ngụ quận Bình Tân) chia
sẻ sau nhiều lần thất nghiệp
vợ chồng chị vẫn cố trụ lại
TP.HCM vì dù sao nơi đây
cũng dễ kiếm việc, kiếm tiền
hơn ở quê.
TP nhiều cơ hội
việc làm hơn
Trước đó, vợ chồng chị Lam
chọn vào TP.HCM làm việc
với mục tiêu “cày” 200% sức
lực trong vòng 10 năm để có
chút vốn giắt lưng rồi về quê
chăm sóc cha mẹ già, con cái.
“Có những thời điểm thật
sự khó khăn, nhất là từ khi
dịch COVID-19 đến nay
nhưng chúng tôi vẫn chọn ở
lại TP vì nơi đây nhiều việc
làm hơn ở quê. Chưa kể nếu
chăm chỉ nhận hai, ba việc
một lúc, cộng với chi tiêu tiết
kiệm thì cũng có dư lo cho gia
đình ở quê” - chị Lam chia sẻ.
Tính đến nay, anh Nguyễn
Quốc Minh (33 tuổi, quê Hà
Nội) đã gắn bó với TP.HCM
gần 10 năm. Lý do lớn nhất
anh chưa muốn về quê sau
nhiều lần đắn đo là đã quen
với môi trường năng động
và nhịp công việc nơi đây.
Ngoài ra, TP là nơi có nhiều
việc, chỉ cần không quá “kén
cá chọn canh” thì không sợ
thất nghiệp.
“Về quê tôi giờ cũng không
thất nghiệp vì gần đây các
công tymở ra nhiều. Tuy được
gần gia đình, không tốn tiền
thuê nhà nhưng tính ra khó
dành dụm vì các khoản chi
tiêu không ít hơn TP. Áp lực
ở TP giúp tôi trưởng thành,
năng động hơn dù có lúc cảm
thấymệt mỏi” - anhMinh nói.
Còn chị PhạmThị Phương
(35 tuổi, quê Quảng Nam)
cho biết quê chị những năm
qua nhiều công ty, xưởng sản
xuất, khu công nghiệp được
ra đời. Song nguyên nhân chị
kiên trì bám trụ TP.HCM là
các con có môi trường học
tập tốt, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe hiện đại và tiện lợi hơn.
“Về quê cũng làm công
nhân mà thu nhập thấp hơn
TP, đã vậy với quãng đường
30 km từ nhà đến chỗ làm
khiến tôi đi lại khó khăn hơn.
Chưa kể thứ quan trọng nhất
là môi trường sống, học hành
của con bị thay đổi. Tính tới
tính lui thì chịu khó bám trụ
TP sẽ có nhiều cái lợi” - chị
Phương cho hay.
Người lao động cần
thích ứng linh hoạt
Bà Nguyễn Thị Tiền Linh,
bộ phận tuyển dụng Công ty
Fashion Garments (Khu công
nghiệp Tam Thăng, Quảng
Nam), cho biết gần đây khi
tuyển dụng, công ty tiếp nhận
nhiều trường hợp công nhân
từTP lớn về nộp đơn xin việc.
“Trong quá trình tuyển
dụng, chúng tôi nhận thấy
khá nhiều người trong số này
không tha thiết nhậnviệc, thậm
chí thất vọng do mức lương
thấp hơn hẳn so với chỗ làm
cũ. Cạnh đó, quãng đường di
chuyển xa cũng làm họ ngại
dù công ty có chính sách hỗ
trợ đi lại” - bà Linh cho hay.
Để giữ chân người lao động
(NLĐ), theo đại diện bộ phận
tuyển dụng Công ty TNHH
May OASIS (huyện Củ Chi,
Công nhân tìmviệc làmtại sàn giao dịch việc làmđược tổ chức tại Trường CĐKinh tế TP.HCM
vào tháng 3-2024. Ảnh: VÕTHƠ
Tháng 2-2024,Trung tâmDịch vụ việc làmTP.HCMđã tiếp
nhận 15.895 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp, giảm 422 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2023 (16.317
hồ sơ). Trong đó, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trên
cổng dịch vụ công là 1.933/15.895 hồ sơ.
Trung tâmđã trìnhSởLĐ-TB&XHkýbanhành18.716quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp choNLĐ.Tiếp nhận 124.644
trường hợp NLĐ thông báo tình trạng việc làmhằng tháng.
Trung tâm sẽ phối hợp với BHXH TP.HCM dò tìm trên
phần mềm TST (phần mềm quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ
BHYT của ngành BHXH) để hạn chế việc NLĐ đã có việc làm
nhưng vẫn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời
sẽ thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp mà NLĐ hưởng không
đúng quy định.
Bà
NGUYỄNVĂN HẠNH THỤC
,
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM
Tiêu điểm
Mắc bệnh hiếm gặp, bé trai bất ngờ
yếu liệt tứ chi
Ngày 22-3, BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết vừa điều
trị thành công cho một bé trai bảy tuổi bị nhồi máu não -
căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Bệnh nhi trú tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nhập
viện ngày 18-2 trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo
khó nói.
Được biết trước đó năm ngày, bệnh nhi xuất hiện
triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, khó nói, được
gia đình đưa đến khám tại Trung tâm y tế huyện. Tại
đây, sau chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát
hiện bất thường, bệnh nhi được cho về, dặn tiếp tục
theo dõi tại nhà.
Tuy vậy, khi về nhà, bệnh nhi lại xuất hiện cơn yếu liệt
tứ chi trong thời gian dài hơn (khoảng 15-20 phút), khó
nói, đại tiểu tiện không tự chủ. Khi hết cơn yếu liệt thì vận
động, nói chuyện bình thường.
Đến tối 18-2, bệnh nhi bị yếu liệt tứ chi kéo dài nhiều
tiếng đồng hồ kèm khó thở, khó nói, được gia đình đưa
đến BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Thời điểm vào viện, bệnh
nhi phải thở ôxy hỗ trợ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
BS Nguyễn Võ Lộc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực,
chống độc BV, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ sọ
não của bệnh nhi có hình ảnh tổn thương phía trước cầu
não. Do đây là một trường hợp bệnh lý hiếm gặp, các bác
sĩ đã hội chẩn với chuyên gia BV ĐH Y Hà Nội và thống
nhất kết luận bệnh nhi bị nhồi máu não.
Sau 20 ngày điều trị, hiện bệnh nhi đã trở lại bình
thường và được xuất viện.
THANH THANH
Người đàn ông có 4 quả thận
Ngày 22-3, BV E Hà Nội thông tin vừa điều trị một
bệnh nhân nam (35 tuổi, ngụ Hà Nội) nhập viện cấp cứu
trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng trướng,
tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân được chỉ định làm các
xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết, kết quả cho thấy bị sỏi
niệu quản. Bất ngờ hơn, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có
đến bốn quả thận.
Theo BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật
thận tiết niệu và nam học, người có bốn thận cực kỳ hiếm
gặp, thế giới chưa ghi nhận nhiều. Trong trường hợp này,
may mắn là bệnh nhân có bốn quả thận và hai niệu quản
riêng biệt đều cắm đúng vị trí bàng quang nên tránh được
nhiều biến chứng nguy hiểm.
“Cái khó của ca bệnh này là có nhiều thận hơn so với
người bình thường, bị sỏi thận và tự điều trị khá lâu nhưng
không hiệu quả. Từ đó hình thành viêm, phù nề ở vị trí lỗ
niệu quản, gây khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp viên
sỏi” - BS Liên cho biết thêm. Sau khi được các bác sĩ can
thiệp nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản do phương
pháp này ít xâm lấn, phục hồi nhanh chóng, không để lại
sẹo… hiện bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe.
THANH TÚ
4,8
triệu người là dự báo nhu cầu
nhân lực củaTP.HCMnăm2024.
Trong đó, NLĐnữ gần 2,4 triệu
người, chiếm hơn 46%.
Ở quê có việc, vì sao nhiều người
vẫn bám trụ thành phố?
Sau dịch COVID-19 đến nay, nhiều người đã “bỏ phố về quê” nhưng cũng không ít người vẫn quyết tâm
bám trụ TP vì nhiều lý do.
TP.HCM), đầunăm2024 công
ty đã lập Quỹ hưu trí Oasis.
Theo đó, mỗi tháng NLĐ sẽ
được nhận 500.000 đồng và
được cộng dồn vào quỹ trong
10 năm. Sau 10 năm, NLĐ
gắn bó với công ty sẽ có 60
triệu đồng.
“Đây là cách công ty giữ
chân NLĐ, khi có quỹ này họ
sẽ cân nhắc kỹ hơn việc rời đi
hoặc gắn bó lâu dài với công
ty” - đại diện này cho hay.
Theo PGS-TS Nguyễn
Đức Lộc, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu đời sống xã hội
(SocialLife), hiện một số nhà
máy, khu công nghiệp đã được
xây dựng mới hoặc mở chi
nhánh ở các địa phương, tạo
công ăn việc làm cho NLĐ.
Tuy nhiên, với những NLĐ
trên 40 tuổi, NLĐ tự do thu
nhập khá và ổn định thường
chọn bám trụ TP.HCM thay
vì về quê.
“Những NLĐ bám trụ TP
một là do về quê không có
“Những người lao
động trên 40 tuổi,
người lao động tự do
thu nhập khá và ổn
định thường chọn
bám trụ TP.HCM
thay vì về quê...”
PGS-TS
Nguyễn Đức Lộc
,
Viện trưởng Viện Nghiên
cứu đời sống xã hội
Bệnh nhi khi còn điều trị tại BV SảnNhi tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC
cơ hội kiếm việc làm, hai là
họ nhận thấy TP có nhiều cơ
hội hoặc xác định đầu tư học
hành cho con cái, tiếp đó nói
gì thì nói thu nhập ở TP luôn
cao hơn... Để có thể trụ lại
TP và có một công việc, thu
nhập ổn định, NLĐ cần thích
ứng linh hoạt vì tương lai một
số vị trí dễ được thay thế bởi
máy móc” - ông Lộc nói.•