5
Khởi tố vụ hơn 200 cây gỗ
rừng phòng hộ bị hạ
Ngày 22-3, ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, Bình
Định), cho biết Hạt Kiểm lâm đã khởi tố vụ án hủy
hoại rừng và chuyển hồ sơ sang Công an huyện
Vĩnh Thạnh tiếp tục điều tra vụ việc hủy hoại 165
cây sao đen trong khu vực rừng phòng hộ ở tiểu
khu 169, xã Vĩnh Hảo.
Ông Quang cho biết kết quả giám định diện tích
rừng bị thiệt hại là 1,07 ha, trong đó có 165 cây sao
đen và 62 cây keo bị cưa hạ, trữ lượng gỗ bị khai
thác là 37 m
3
.
Lực lượng chức năng xác định người trực tiếp
phá rừng là ông Đinh Ươi (ở xã Vĩnh Thuận, huyện
Vĩnh Thạnh).
Như
Pháp Luật TP.HCM
thông tin, cuối tháng
1, trên địa bàn xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh
xảy ra vụ phá rừng phòng hộ tại tiểu khu 169. Lực
lượng kiểm lâm kiểm tra và phát hiện 165 cây
sao đen và 62 cây keo bị cưa hạ. Số cây bị cưa hạ
có đường kính nhỏ nhất từ 6 cm đến lớn nhất là
28 cm.
THU DỊU
Cảnh sát giải cứu thanh niên
nghi “ngáo đá” leo cột đèn
Ngày 22-3, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công
an huyện Hóc Môn phối hợp với các đơn vị liên
quan giải cứu thành công nam thanh niên leo lên
cột đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 22.
Trước đó, hơn 8 giờ cùng ngày, người dân ở gần
Quốc lộ 22 đoạn gần giao lộ với đường Nguyễn
Ảnh Thủ thấy nam thanh niên có biểu hiện bất
thường như “ngáo đá” đi bộ giữa Quốc lộ 22, leo
lên cột đèn chừng 20 m ở giữa dải phân cách rồi
đứng trên thanh thép và cố thủ.
Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Hóc
Môn điều hai xe cùng hàng chục cán bộ, chiến
sĩ đến hiện trường tìm cách giải cứu người này.
Nhiều đơn lực lượng gồm cả công an phường, xã,
CSGT… cùng phối hợp giải cứu.
Đến khoảng 10 giờ 30, cảnh sát đã kịp thời áp
sát khống chế nam thanh niên, đưa xuống mặt
đất an toàn; sau đó bàn giao cho Công an phường
Trung Mỹ Tây kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý.
NGUYỄN TÂN
Nghengười lạ, 3nữsinhđếnBắcNinh
làm thuê
Ngày 22-3, Công an tỉnh Lai Châu cho biết
Công an huyện Tân Uyên ngăn chặn vụ ba nữ sinh
bị lôi kéo bỏ nhà đi lao động trái phép.
Trước đó, ngày 20-3, Công an huyện Tân Uyên
tiếp nhận thông tin từ gia đình ba học sinh là
VTL, TTPN, VTH (cùng 14 tuổi, học sinh Trường
THCS xã Hố Mít) về việc các em nói với gia đình
là đi tắm nhưng không về nhà.
Qua xác minh, Công an huyện Tân Uyên xác
định ba nữ sinh đã lên xe khách từ bản Bó Lun, xã
Pắc Ta đi Bắc Ninh.
Đến khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, Công an
huyện Tân Uyên đã tìm được ba nữ sinh tại một
điểm bán vé xe khách ở thị trấn Tân Uyên.
Các nữ sinh cho biết có quen một người lạ trên
Facebook và người này rủ đến Bắc Ninh làm thuê.
XUÂN NGUYỄN
cho người thân, bạn bè, gia
đình, cộng đồng để chủ động
phòng tránh.
Khi phát hiện tin giả, tin sai
sự thật và hoạt động nghi vấn
liên quan đến tội phạm trên
không gian mạng, người dân
nhanh chóng tố giác, cung cấp
thông tin cho lực lượng công
an qua đường dây nóng 113
hoặc qua fanpage Facebook,
Zalo OAcủa Công an TP Đà
Nẵng.
Ba biện pháp
ngăn ngừa
Liên quan nạn lừa đảo trên
không gianmạng, mới đây tại
một hội nghị, Trung tướng Lê
Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ
Công an, cho hay thời gian
qua nhiều đối tượng đã lợi
dụng không gian mạng để tạo
ra nhiều website đạo nhái với
mục đích lừa đảo trên không
gian mạng.
“Trong sáu tháng đầu năm
2023, các lực lượng chức
năng đã phát hiện và xử lý
hơn 1.650 vụ lừa đảo chủ yếu
qua điện thoại di động, điện
thoại thông minh. Phát hiện
và xử lý hơn 700 vụ tín dụng
đen, 400 vụ cho vay lãi nặng
qua điện thoại, giao dịch trên
không gian mạng” - ông nói
và nhìn nhận thủ đoạn lừa đảo
trên không gian mạng ngày
càng tinh vi.
Ông cho hay Bộ Công an
đã tham mưu cho Chính phủ
ban hành các chỉ thị, hoàn
thiện và thông qua nhiều dự
luật quan trọng liên quan an
toàn trên không gian mạng
nhằm ngăn ngừa tội phạm.
Ông đưa ra ba biện pháp
chủ yếu ngăn ngừa nạn lừa
đảo qua mạng gồm: Nâng cao
nhận thức của người dân các
quy định về giao dịch ngân
hàng, giao dịch dân sự trên
mạng, trên sàn điện tử; nắm
bắt được thủ đoạn của các đối
tượng thường sử dụng để chủ
động phòng ngừa.
Khung pháp lý cần xây
dựng chặt chẽ hơn, toàn diện
hơn, giảm bớt lỗ hổng về mặt
pháp luật thì các đối tượng sẽ
khó chiếm đoạt lừa đảo trên
không gian mạng.
Tăng cường phòng ngừa
xã hội, phòng ngừa nghiệp
vụ. Các lực lượng chức năng
vừa phải tăng cường nắm tình
hình, hợp tác để xử lý các đối
tượng lừa đảo, tăng cường hợp
tác quốc tế để sớm nắm bắt
các hành vi lừa đảo mới từ
nước ngoài vào Việt Nam...•
Thời sự -
ThứBảy23-3-2024
Muôn kiểu lừa đảo
trên không gian mạng
Tội phạm lừa đảo trên khônggianmạng chủ yếu
tập trung vào các thủ đoạn:
Giả danh cơ quan công an gọi cho người dân
hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, kích
hoạt định danh điện tử.
Mạo danh lãnh đạo công an tỉnh, Sở TT&TT gọi
điện thoại dọa nạt người dân.
Giảmạo luật sư, chuyên gia hỗ trợ lấy lại tiền cho
những người bị lừa trước đó.
Tự xưng nhân viên ngân hàng tư vấn nâng hạn
mức thẻ tín dụng rồi đề nghị cung cấp thông tin cá
nhân để chiếmđoạt.
Lừagọithôngbáo“trúngthưởng”,nhậnquàtặng“tri
ânkháchhàng”0đồngkhiếnnhiềungườidễsabẫy…
Cảnh sát huy động phương tiện cùng hàng chục cán bộ,
chiến sĩ đến hiện trường giải cứu namthanh niên. Ảnh: NT
M.TRƯỜNG-M.MINH
Ô
ng Lê Trung Chinh,
Chủ tịch UBND TP
Đà Nẵng, vừa có thư
kêu gọi hưởng ứng, tham
gia tuyên truyền, đấu tranh
phòng, chống hoạt động tội
phạm trên không gian mạng
gửi đến công chức, viên chức,
người lao động và người dân
tại địa phương.
Tăng cường tuyên
truyền đến người dân
Theo chủ tịch UBND TP
Đà Nẵng, thời gian qua, trên
địa bàn cả nước nói chung và
Đà Nẵng nói riêng, tình hình
tội phạm, vi phạm pháp luật
trên không gian mạng có xu
hướng gia tăng. Loại tội phạm
này có nhiều phương thức, thủ
đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn
về tài sản của người dân, gây
bức xúc trong trong dư luận
nhân dân.
Dự báo thời gian tới, tình
hình tội phạm trên không gian
mạng tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó lường.
Để góp phần xây dựng
không gian mạng an ninh,
an toàn, lành mạnh, ông Lê
Trung Chinh kêu gọi toàn
thể cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, người lao
động và nhân dân Đà Nẵng
tích cực hưởng ứng, tham
gia tuyên truyền, đấu tranh
phòng, chống hoạt động tội
phạm trên không gian mạng.
Người dân nâng cao cảnh
giác khi tham gia các hoạt
động trên môi trường mạng.
Thường xuyên tìm hiểu các
phương thức, thủ đoạn của
tội phạm trên không gian
mạng và chia sẻ, tuyên truyền
Người dân cảnh
giác, thường xuyên
tìm hiểu các phương
thức, thủ đoạn của
tội phạm trên không
gian mạng và chia
sẻ, tuyên truyền cho
người thân, bạn
bè, cộng đồng... để
phòng tránh.
32 nghi phạmgiả danh cán bộ tư pháp
lừa đảo hơn 200 tỉ đồng. Ảnh: CA
ĐàNẵngkêugọi người dân
tố giác tội phạm
trên không gian mạng
Tội phạm trên không gianmạng diễn biến phức tạp, Đà Nẵng kêu gọi
người dân khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật và hoạt động nghi vấn tội
phạm thì tố giác, cung cấp cho công an.
Các trang
giả danh cơ
quan công
an, công ty
luật lừa đảo
người dân.
Ảnh: CA
Ngày 22-3, em Trần Thị Hồng (20
tuổi, ngụ xãTânHải, thị xã PhúMỹ, Bà
Rịa-Vũng Tàu) phản ánh cách đây hai
ngàymột trangFacebook có tênPhật
Tại Tâm - Ni Sư Phúc Lành đã đăng tải
câuchuyệnvềvụtainạnxảyravớiem,
trongđócónhiềuthôngtinsaivớimục
đích kêu gọi từ thiện cho một số tài
khoản lạ.Tuy nhiên, sau khi biết được
thông tin mình bị Facebook này đưa
lên mạng kêu gọi từ thiện, em Hồng
đãphảnánhvàtrựctiếpvàophầnbình
luận tại bài đăng trên khẳng định vụ
việc xảy ra đã bốn năm, không phải
mới đây như nội dung chia sẻ.
Sau khi em Hồng và một số người
thân vào để lại bình luận trên không
thấy người quản lý trang Facebook
thông tinhay phảnhồi lại. Đến16giờ
ngày 22-3, thông tin bài viết vẫn còn
trên tài khoản Facebook nêu trên.
Như
PhápLuậtTP.HCM
đãthôngtin,
năm 2020, emTrần Thị Hồng (khi đó
là học sinh lớp 10 Trường THPT Trần
Hưng Đạo, xã Tân Hải, thị xã PhúMỹ)
trên đường đi học về thì bị một xe tải
tông từ phía sau. Hậu quả, emHồng
bịthươngtậttỉlệ87%,phảitháokhớp
háng trái, gãyngànhmubên trái, gãy
ụ ngồi hai bên, bàn chân phải biến
dạngvàtrởngạitrongviệcđiđứng…
T.KHÁNH
Bị lấythôngtin,hìnhảnhtainạnđểkêugọi từthiện