060-2024 - page 7

7
Ngày 22-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo
Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng
85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát, Ngân hàng SCB và các tổ chức có liên quan.
Vụ án này, bị cáo Hồ Bửu Phương (nguyên phó tổng
giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị 19-20 năm
tù về tội tham ô tài sản. Theo cáo buộc, Phương nhận chỉ
đạo của Trương Mỹ Lan, phối hợp với Nguyễn Phương
Anh, Đặng Phương Hoài Tâm để “giải quỹ”, giúp sức
Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 163.000 tỉ đồng, gây thiệt hại
hơn 99.000 tỉ đồng.
Bào chữa cho bị cáo Phương, luật sư (LS) cho rằng mức
án 19-20 năm tù mà VKS đề nghị đối với thân chủ là quá
nghiêm khắc, nặng nề so với bức tranh tổng thể vụ án.
Hành vi của bị cáo Phương là một mắt xích nhỏ cuối cùng
trong vụ án và chỉ dừng lại ở việc áp đơn giá cổ phần
chuyển nhượng sau khi tiền đã được giải ngân về cho
công ty vay.
Thực tế, bị cáo Phương không biết và không tham gia
phương án vay vốn, lên phương án giải quỹ và quá trình
sử dụng dòng tiền sau khi giải quỹ. Bị cáo Phương chỉ
làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và không hưởng lợi
nào khác ngoài hưởng lương.
Bị cáo Phương chỉ làm theo thông lệ có từ trước tại Vạn
Thịnh Phát, bởi các phương án giải quỹ các khoản vay
được SCB giải ngân đã xuất hiện từ trước khi Phương làm
việc tại đây.
Cạnh đó, LS cho rằng VKS nhận định bị cáo Phương
phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi là không phù hợp.
Theo LS, dựa vào lời khai của bị cáo Nguyễn Phương
Anh thì việc giải quỹ có từ trước năm 2013. Trong khi đó,
khoảng thời gian 2013-2018, Hồ Bửu Phương làm việc
đúng chuyên môn là nghiên cứu phương án tái cấu trúc sở
hữu Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, làm việc với công ty kiểm
toán, tái cấu trúc sở hữu một số công ty, làm việc với đối
tác nước ngoài để chuyển nhượng một số dự án…
LS cũng cho rằng thân chủ chỉ làm công ăn lương,
không hưởng lợi. Ngoài số tiền hơn 500 triệu đồng bị
cáo Phương tự nguyện khắc phục hậu quả, kính đề nghị
HĐXX giải tỏa kê biên căn nhà của vợ chồng bị cáo.
Tự bào chữa, bị cáo Phương trình bày toàn bộ dữ liệu
liên quan công ty “ma” hay không, được thống kê, quản lý
bởi văn phòng HĐQT và bản thân bị cáo không được chia
sẻ những dữ liệu này.
Bị cáo bị khởi tố và bắt tạm giam từ ngày 6-10-2022,
đến khi nhận được cáo trạng của VKS, bị cáo cảm thấy
nhẹ lòng vì cáo trạng thể hiện hành vi của bị cáo so với
tổng thể vụ án thì không quá nghiêm trọng, nặng nề cho
đến khi nhận được mức đề nghị của VKS.
“18 tháng tạm giam không được gặp gia đình, bị cáo rất
mong được gặp vợ con. Nhưng VKS đề nghị 19-20 năm
tù, bị cáo không muốn gặp gia đình nữa, bị cáo rất xấu hổ.
Xin HĐXX, VKS cân nhắc để có mức án nhẹ hơn” - bị
cáo Phương bật khóc trình bày…
SONG MAI - HỮU ĐĂNG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy23-3-2024
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Theo cáo trạng, do khó khăn
về tài chính và để có tiền chi phí
duy trì hoạt động kinh doanh,
đầu tư, thanh toán các khoản nợ
phải trả củaTập đoànTânHoàng
Minh, từ tháng6-2021đến tháng
3-2022, các bị cáo đã vi phạm
pháp luật trong khi thực hiện
huy động vốn bằng trái phiếu
doanh nghiệp riêng lẻ. Các bị
cáo đã chiếm đoạt hơn 8.643 tỉ
đồng của 6.630 nhà đầu tư. Toàn
bộ khoản tiền thiệt hại nói trên
đã được thu hồi.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện
VKS bày tỏ sự chia sẻ với hoàn
cảnh của các bị hại. Tuy nhiên, VKS
nhấn mạnh trong vụ án này, hành
vi phạm tội đã hoàn thành khi tài
sản thuộc quyền quản lý của bên
chiếm đoạt.
Theo quy định, giao dịch trái phiếu
giữa Tân Hoàng Minh và các bị hại
là giao dịch dân sự, điều kiện có
hiệu lực là phải đảm bảo mục đích
giao dịch không vi phạm điều cấm
pháp luật. Trường hợp này xác định
các hợp đồng trái phiếu vi phạm
do đó sẽ được giải quyết theo quy
định về giao dịch vô hiệu. VKS đề
nghị HĐXX xem xét và quyết định.
Trước đó, VKS xác định các bị
cáo có trách nhiệm bồi thường cho
bị hại với tổng số tiền hơn 8.600 tỉ
đồng. Đối với số tiền hơn 8.600 tỉ
đồng do cơ quan tố tụng tạm giữ
và các bị cáo nộp khắc phục, căn
cứ khoản 2 Điều 47 và khoản 1
Điều 48 Bộ luật Hình sự, đại diện
VKS đề nghị xử lý để bồi thường
cho các bị hại.
“Đọng lại là sự ân hận,
nuối tiếc, biết ơn…”
Trước khi HĐXX nghị án và sẽ
tuyên án vào chiều 27-3, các bị cáo
được nói lời sau cùng.
Nói lời sau cùng, bị cáo Dũng
bật khóc nói cảm ơn HĐXX, VKS
tạo điều kiện cho các bị cáo cùng
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong
phiên tòa này.
“Tôi trải qua phiên tòa với nhiều
cảm xúc, đọng lại là sự ân hận,
nuối tiếc về những gì mình đã làm
trong thời gian qua. Tôi xin gửi tới
các nhà đầu tư mua trái phiếu Tân
Hoàng Minh lời xin lỗi chân thành.
Tôi hiểu rằng các vị tin tưởng Tân
Hoàng Minh nên mua trái phiếu.
Ngày hôm nay, trước phiên tòa
này, tôi thành thật xin lỗi các nhà
đầu tư, tôi thấu hiểu và xin chia sẻ
những khó khăn của các nhà đầu
tư” - ông Dũng nói.
Ông Dũng trình bày thêm rằng
trong hai năm qua, bản thân ông
và con trai, gia đình, bạn bè đã cố
gắng vượt bậc để gom được hơn
8.600 tỉ đồng. Hai năm qua, bị cáo
chỉ có một điều duy nhất tâm niệm
là phải tìm được số tiền này. Đây
là số tiền ông Dũng đã sử dụng và
đến lúc ông có trách nhiệm thanh
toán. May mắn là nhờ sự giúp đỡ
của cơ quan tố tụng và nỗ lực của
bản thân, số tiền đã được khắc phục.
“Tôi chịu rất nhiều thiệt thòi
để kiếm được số tiền này về trả
cho quý vị. Tôi đã cùng gia đình,
những người bạn thật sự hiểu và
thương tôi đã giúp cho tôi số tiền
này. Ơn này ghi mãi trong lòng” -
ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng nhiều lần nói về
thời gian ở trại tạm giam như là giai
đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời,
là bài học vô cùng sâu sắc. Trong
63 năm cuộc đời, ông đã vất vả cố
gắng đem lại tốt đẹp cho gia đình,
đóng góp cho xã hội dù bệnh tật,
bị ung thư đã phải cắt 75% dạ dày.
BÙI TRANG
N
gày 22-3, TAND TP Hà Nội
tiếp tục xét xử bị cáo ĐỗAnh
Dũng (chủ tịch Tập đoàn
Tân Hoàng Minh) và con trai Đỗ
Hoàng Việt (phó tổng giám đốc
Tập đoàn Tân Hoàng Minh) cùng
13 đồng phạm.
Được giảm mức án đề
nghị sau khi khắc phục
thêm 2 tỉ
Tại tòa, đại diện VKS nhấn mạnh
đây là vụ án đầu tiên có thủ đoạn
phạm tội thông qua việc phát hành
trái phiếu, có số tiền chiếm đoạt
đặc biệt lớn, xuất phát từ nhu cầu
huy động vốn để hoạt động kinh
doanh, có phần nguyên nhân từ đại
dịch COVID-19.
Trong quá trình điều tra, hai bị cáo
Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt đã
phối hợp với các cơ quan tiến hành tố
tụng, tích cực khắc phục hết hậu quả
vụ án, giảm bức xúc cho các bị hại.
Tại phiên tòa, các bị cáo có tình
tiết giảm nhẹ mới, trong đó có việc
Công ty Ngôi Sao Việt nộp khắc
phục thêm 2 tỉ đồng. Do đó, đại
diện VKS cho rằng việc giảm nhẹ
mức án đề nghị cho các bị cáo là
có căn cứ, nhằm khích lệ việc khắc
phục hậu quả vụ án.
Theo đó, hai cha con bị cáo Đỗ
Anh Dũng được đề nghị mức án
mới, thấp hơn mức đề nghị trước
đó một năm tù. Cụ thể, bị cáo Dũng
bị đề nghị mức án 8-9 năm tù, bị
cáo Việt 4-5 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo khác
cũng được giảm mức án đề nghị,
trong đó có ba bị cáo được đề nghị
cho hưởng án treo.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
VKS thay đổi mức án đề nghị với
tất cả bị cáo vụ Tân Hoàng Minh
Sau khi nghe các luật sư, bị cáo bào chữa, đại diện VKS đã giảmmức án đề nghị đối với tất cả bị cáo
trong vụ TânHoàngMinh.
Ông Dũng tiếp tục khẳng định
không có ý thức chiếm đoạt từ đầu.
“Còn đứng ở đây, nói được điều này
là ơn trời”, “nhưng ngày hôm nay,
kết quả thật đau buồn, phải đối mặt
với sự khắc nghiệt nhất trong cuộc
đời…” - ông Dũng nói.
Bị cáo xinHĐXXxemxét lại mức
án 8-9 năm tù mà VKS đã đề nghị
đối với mình và xin tòa dành cho
10 bị cáo là thuộc cấp, đồng sự, có
cả con trai bị cáo bản án nhẹ nhất.
Bị cáoViệt cũng xin HĐXX dành
cho các anh chị đồng nghiệp được
mức án tốt nhất, dành cho người
cha đáng kính của bị cáo mức án
khoan hồng nhất, nhân văn nhất…•
VụVạnThịnhPhát:“NgheVKSđềnghị,bịcáoxấuhổ,khôngmuốngặpgiađình”
Tại phiên tòa, các bị cáo
có tình tiết giảm nhẹ mới,
trong đó có việc Công ty
Ngôi Sao Việt nộp khắc
phục thêm 2 tỉ đồng nên
đại diện VKS cho rằng
việc giảm nhẹ mức án đề
nghị là có căn cứ nhằm
khích lệ việc khắc phục
hậu quả vụ án.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook