2
Góc nhìn
Thời sự -
ThứHai25-3-2024
Với chủ trương phân
cấp, phân quyền
thì chính quyền địa
phương có nhiều
thẩm quyền giải
quyết ngay các khó
khăn, vướng mắc
cho người dân.
Cải cáchmôi trườngkinhdoanh
cầngiải quyết nhanh các vướng
Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó
khăn nên cần tăng tốc cải cáchmôi
trường kinh doanh để tạo động lực.
thực hiện
CHÂNLUẬN-MINHTRÚC
“C
ải cách môi trường
kinhdoanh (MTKD)
là quá trình thường
xuyên và là một trong những
nhiệmvụ để thực hiện đột phá
về thể chế mà Đại hội XIII
của Đảng đã xác định” - Thứ
trưởng BộKH&ĐTTrầnDuy
Đông khẳng định với
Pháp
Luật TP.HCM
.
Ông cũng cho rằngMTKD
là một trụ cột quan trọng của
cải cách thể chế để tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các
doanh nghiệp (DN) thuộcmọi
thành phần kinh tế phát triển,
đóng góp có ý nghĩa đối với
phát triển kinh tế của ngành,
địa phương và của quốc gia.
Chưa khơi thông
nguồn lực hiệu quả
.
Phóng viên
: Có thể hiểu
những điều ông vừa nói là
một trong những lý do, định
hướng để cải cáchMTKDmột
cách thường xuyên không?
+
Thứtrưởng
TrầnDuyĐông:
Từ năm 2014, Bộ KH&ĐT
đã tham mưu cho Chính phủ
hằngnămbanhànhNghị quyết
về cải thiện MTKD, nâng
cao năng
lực cạnh
tranhquốc
gia (Nghị
quyết 19
và Nghị
q u y ế t
02). Năm
2 0 2 3 ,
Chính phủ gộp nhiệm vụ
cải cách MTKD vào thành
một nội dung của Nghị quyết
01 nhằm khẳng định MTKD
là nhiệm vụ trong điều hành
và phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vai trò người đứng đầu, coi doanh nghiệp là trung tâm cải cách
Sự trở lại của Nghị quyết 02 độc lập là
điểm mới, thể hiện thông điệp “cải thiện
môi trường kinh doanh (MTKD) là một
nhiệm vụ quan trọng, cần sự tập trung giải
quyết của Chính phủ và các bộ, ngành, địa
phương”.
Trong Nghị quyết 02, Chính phủ tập trung
rất nhiều vào năng lực và sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp (DN) tư nhân trong
nước, với mục tiêu rõ ràng là làm sao tăng
được nhiều DN tư nhân mới thành lập và giảm thiểu số DN rời
bỏ thị trường. Như vậy, ngoài khắc phục các khó khăn từ thị
trường, chúng ta phải giảm thiểu các khó khăn từ cơ chế, chính
sách.
Trong nhiều nhóm giải pháp, tôi thấy nổi lên một thông điệp
là Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động,
thường xuyên rà soát và đề xuất cắt bỏ những quy định, thủ tục
pháp luật không có lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DN.
Tinh thần của chính sách là hàng hóa của Việt Nam, DN và
nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể trở nên cạnh tranh hơn nếu hệ
thống quy định pháp luật đơn giản hơn, thuận lợi hơn và cạnh
tranh hơn so với các quốc gia trong khu vực.
Một điểm mới nữa là nghị quyết yêu cầu các DN chủ động
đối thoại với VCCI và các hiệp hội DN thường xuyên để nắm
bắt các bất cập trong quy định pháp luật cần khắc phục. Điểm
mấu chốt là làm sao thực thi được định hướng. Muốn vậy, định
kỳ hằng tháng, hằng quý chúng ta phải tổng kết xem nhiệm vụ
nào đã làm tốt, nhiệm vụ nào cần tiếp tục được quan tâm.
Năm 2024, một trong những nhiệm vụ của Chính phủ là
phải lấy lại đà tăng trưởng cao sau một năm 2023 không đạt
tăng trưởng như kỳ vọng. Vì thế, tôi hy vọng mọi rào cản thể
chế sẽ được xử lý dứt điểm.
Để đạt đà tăng trưởng cao của cả năm, chúng ta phải sốt ruột
ngay từ đầu năm, không bàn lùi, không chần chừ thêm được
nữa, trong đó cắt bỏ rào cản của MTKD, cải cách thể chế là
một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Trong bối cảnh năm 2023 khó khăn, kinh tế tư nhân là một
“mảng tối”. Vì vậy, sang năm 2024, một trong những định
Do gộp các nhiệm vụ nên
các bộ, ngành, địa phương
cũng cần có thời gian để đổi
mới cách thức theo dõi, giám
sát và thúc đẩy.
. Phải chăng nó là nguyên
nhân khiến choChính phủ tiếp
tục ban hành Nghị quyết 02?
+ Năm 2023, DN tiếp tục
đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức; rào cảnđầu tư, kinh
doanh trở nên nặng nề hơn;
MTKD chạm đến những vấn
đề khó, mang tính liên ngành.
Điều này tác động không nhỏ
tới niềm tin và động lực của
nhà đầu tư, DN, nguồn lực
DN chưa được khơi thông
hiệu quả.
DNnăm2023 gặp khó khăn
hơn so với các năm trước. Số
DNthành lậpmới, sốDNquay
trở lại hoạt động, vốn đăng
ký và lao động đều giảm so
với cùng kỳ năm 2022. Trong
khi số DN rút khỏi thị trường
cao kỷ lục.
Năng lực hấp thụ vốn sụt
giảm khiến tăng trưởng tín
dụng chậmmặc dùNgân hàng
Nhà nước liên tục hạ lãi suất
điều hành. Xuất khẩu chậm
phục hồi...
. Vậy đó có phải là căn cứ
để Chính phủ, Thủ tướng liên
tục chỉ đạo sửa đổi, bổ sung,
ban hành các văn bản để tháo
gỡ khó khăn, khơi thông các
điểm nghẽn thể chế cho DN?
+ Dự báo năm 2024 đan
xen thuận lợi, khó khăn nhưng
khó khăn nhiều hơn. Riêng
trong tháng 1, số DN rút khỏi
thị trường gấp gần hai lần số
DN gia nhập thị trường. Vì
vậy, hơn lúc nào hết, nỗ lực
cải cáchMTKD cần tăng tốc,
thực thi thực chất.
Ngày 5-1, Chính phủ đã
khôi phục chương trình cải
cách, cải thiện MTKD bằng
việc ban hành Nghị quyết
02 nhằm khơi dậy động lực,
tinh thần cải cách của các bộ,
ngành, địa phương.
Việc ra đời trở lại nghị
quyết hàm chứa thông điệp
cải thiện MTKD là nhiệm vụ
trọng tâm, thể hiện mức độ
quan tâm và đồng hành của
Chính phủ với cộng đồngDN.
Nghị quyết 02 kỳ vọng góp
phần củng cố niềm tin của nhà
đầu tư, DN; khơi dậy động
lực, tinh thần kinh doanh để
từ đó thúc đẩy phục hồi và
phát triển kinh tế.
Nhiều quy định
chậm được sửa đổi
. Tại hội nghị triển khai
Nghị quyết 02 vừa qua, nhiều
ý kiến cho rằng có những quy
định được kiến nghị sửa đổi từ
nhiều năm nay mà vẫn không
có chuyển biến. Ông lý giải
điều này thế nào?
Xử lýdứt điểmcác rào cản
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu MTKD và
năng lực cạnh tranh (CIEM), cho biết sự quay trở lại của nghị
quyết như một nguồn động viên với cộng đồng DN, tạo ra
một niềm tin - một động lực để các DN thấy rằng Chính phủ
đang đồng hành với họ.
“Đây cũng là cơ hội để DN quyết định tiếp tục thực hiện các
hoạt động đầu tư kinh doanh và cũng tạo ra áp lực để các bộ,
ngành, địa phương có sự thay đổi vì DN, vì sự phát triển nói
chung” - bà Thảo nêu rõ.
Cũng theo bà Thảo, muốn thực hiện thành công bảy giải
pháp trọng tâmcủa Nghị quyết 02 cần có sự thamgia của hiệp
hội, cộng đồng DN để nhận diện những thách thức, từ đó tìm
kiếm những giải pháp phù hợp cải thiện MTKD.
Cùng với đó, sự giám sát và đánh giá độc lập của các bên
là một nhân tố quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự
quan tâm của người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương.
“Thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt
cải thiện MTKD, trong đó cần nâng cao hiệu quả tổ chức thực
thi, đặt DN làm trung tâm của cải cách, thực hiện cải cách vì
DN và gắn với trách nhiệmcủa người đứng đầu”- bàThảo nêu.