8
Đô thị -
Thứ Hai25-3-2024
TP.HCMkhởi động
sửa chữa hàng loạt
bảo tàng, sân vận động
Trong năm2024, TP.HCMsẽ hoàn thiện việc sửa chữa, trùng tu, xâymới
nhiều công trình bảo tàng, sân vận độngmang tính biểu tượng của TP.
Dự kiến đầu
năm2025,
TP sẽ khởi
công tu bổ di
tích kiến trúc
nghệ thuật
quốc gia 123
tuổi Nhà hát
TP. Ảnh: BẢO
PHƯƠNG
Ba dự án được giao lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi
Theo Sở VH&TT TP, hiện có ba dự án trên địa bàn TP được
giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư, đang hoàn thiện trình phê duyệt chủ trương
đầu tư là dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia địa điểm
lưu niệmChủ tịchTônĐứcThắng tại khu vực Ba Son; xây dựng
mới Bảo tàng TP.HCM và mở rộng Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi
nhánh TP.HCM).
Nhiều bảo tàng, sân
vận động cỡ lớn như
sân vận động Thống
Nhất, Cung văn hóa
Thiếu nhi TP, Nhà
hát TP, Bảo tàng
TP.HCM… được lên
kế hoạch trùng tu
trong thời gian tới.
PHANCƯỜNG
S
ở VH&TT TP.HCM vừa
có báo cáo về một số
nhiệm vụ trọng tâm và
giải quyết vướng mắc của
ngành VH&TT TP, trong đó
có việc đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án trên địa
bàn TP. Theo kế hoạch, nhiều
bảo tàng, sân vận động cỡ lớn
như sân vận động ThốngNhất,
sân vận động Hoa Lư, Cung
văn hóa Thiếu nhi TP, Nhà
hát TP, Bảo tàng TP.HCM,
địa điểm lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng… được lên
kế hoạch trùng tu, xây dựng,
sửa chữa trong thời gian tới.
Hàng loạt công trình
hoàn thành trong
năm nay
Cụ thể, Sở VH&TT TP cho
biết công trình tu bổ, tôn tạo di
tích kiến trúc nghệ thuật quốc
gia đình Chí Hòa, quận 10 dự
kiến hoàn thành vào ngày 30-8.
Công trình có vốn đầu tư hơn
43 tỉ đồng, được khởi công từ
tháng 3 năm ngoái.
“Đến nay đã hoàn thành thi
công nhà bao che, nhà chính
điện, nhà võ ca. Nhà thầu đã
và đang thực hiện công tác
thi công chống mối nền, đổ
bê tông lót nền và đổ bê tông
dầm sàn khu chính điện; đổ bê
tông lót nền và dầm sàn khu
võ ca” - báo cáo của sở nêu.
Theo sở này, nhà thầu sử
dụng mặt bằng ngoài dự án
để thực hiện các công tác thi
công tu bổ phần cấu kiện gỗ
và đang triển khai thi công
phần ngầm, tu bổ các cấu kiện
bàn thờ…
Một công trình khác dự kiến
được hoàn thành trong tháng
8 năm nay là dự án trùng tu,
tôn tạo chùa GiácViên, quận 1
(giai đoạn 2). Công trình được
khởi công tháng 2-2023 với số
vốn gần 45 tỉ đồng. Hiện nhà
thầu đã hoàn thành phầnmóng,
dầm sàn khối chính điện, hoàn
thành công tác đánh giá cấu
kiện di tích, đang triển khai
thi công phần móng, dầm sàn
các khối phụ, thi công hạng
mục tu bổ.
Một công trình quan trọng
khác là tu bổ, tôn tạo Bảo tàng
Lịch sử TP.HCM, đền thờ
HùngVương trong khuôn viên
Thảo Cầm Viên (quận 1), dự
kiến hoàn thành vào tháng 10
năm nay (khởi công vào tháng
4-2023). Công trình có tổng
mức đầu tư gần 50 tỉ đồng.
“Hiện tại nhà thầu đang triển
khai thi công hạ giải mái ngói
âm dương, bờ nóc, bờ chảy…,
hạ giải cấu kiện gỗ hệ mái (rui,
hoành...) khối nhà chính; thi
công chống thấm, lát gạch tàu
sân thượng khối chính, khối
phụ” - báo cáo của sở cho biết.
Các đơn vị cũng thi công
cạo lớp sơn cũ và bả mastic
trên tường ngoài nhà hạng
mục khối nhà chính và khối
đền thờ, gia công tu bổ cấu
kiện gỗ, vệ sinh cửa đi, bao
lam, sơn son thiếp vàng trần
gỗ hoa văn.
Bảo tàng cũng được thi công
vận chuyển hiện vật, cấu kiện
hạ giải vào kho bảo quản, đánh
giá sơ bộ hiện trạng cấu kiện...
sau hạ giải (lần hai), gia công
tu bổ, sản xuất ngói âmdương,
ngói lưu ly theo mẫu nguyên
trạng công trình. Dự án xây
mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng
cũng được dự kiến hoàn thành
vào tháng 10 năm nay.
Nhiều công trình
“khủng” được
khởi động
SởVH&TTTPcho biết một
trong những công trình quan
trọng là tu bổ di tích kiến trúc
nghệ thuật quốc giaNhà hát TP
với tổng mức đầu tư hơn 337
tỉ đồng đang được thực hiện
những nội dung cụ thể trong
năm nay. Dự kiến công trình
mới được thực hiện giai đoạn
đầu tư với các nội dung công
việc gồm lập đề cương, nhiệm
vụ thiết kế; kế hoạch lựa chọn
nhà thầu; tổ chức đấu thầu. Dự
kiến đầu năm2025, TP sẽ khởi
công công trình nhà hát biểu
tượng hơn 123 tuổi ngay tại
trung tâm TP này.
Ngoài ra, bảy dự án khác
cũng được đưa vào kế hoạch
lập chủ trương đầu tư là dự
án Cung văn hóa Thiếu nhi
TP.HCM, cải tạo - sửa chữa
Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ;
cải tạo - nâng cấp sân vận động
Thống Nhất; sân vận động
Hoa Lư; Câu lạc bộ Bơi lặn
Phú Thọ; Nhà tập luyện thể
thao Phú Thọ, xây dựng mới
Trung tâm Đào tạo vận động
viên năng khiếu thể thao.
TP dự kiến sẽ tổ chức đánh
giá, sơ kết việc triển khai thực
hiện các công trình, dự án này
vào dịp 30-4-2025 để chào
mừng kỷ niệm ngày thống
nhất đất nước. Từ ngày 1-3 đến
30-4-2025, tổ chức đánh giá
kết quả thực hiện; tổ chức các
lễ khởi công dự án, lễ khánh
thành công trình.
Ngoài ra, trong năm 2023,
Sở VH&TT đã có tờ trình
trình thẩm định báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án
Trung tâm Nghệ thuật truyền
thống TP.HCM. “Sở VH&TT
kiến nghị Sở KH&ĐT sớm
thẩm định, trình cơ quan có
thẩm quyền xem xét, phê
duyệt chủ trương đầu tư và
bố trí vốn để thực hiện dự
án” - văn bản của Sở VH&TT
TP đề nghị.•
Bộ TN&MT vừa báo cáo Chính phủ đề xuất kiến nghị Ủy
ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh diện tích thu hồi đất
làm dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Theo Bộ TN&MT, Nghị quyết 273/2022 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục
đích sử dụng 1.054,63 ha rừng để thực hiện dự án đường
cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025). Tuy nhiên,
trong quá trình tổ chức thực hiện, dự án phát sinh tăng
438,3 ha rừng, trong đó có 31,08 ha rừng tự nhiên và
407,22 ha rừng trồng.
Cụ thể, Hà Tĩnh phát sinh thêm hơn 17 ha; Quảng Bình
hơn 222 ha; Quảng Trị 9,42 ha; Quảng Ngãi 2,78 ha; Bình
Định 92,26 ha; Phú Yên gần 90 ha và Khánh Hòa 4,27 ha.
Bộ TN&MT cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho
chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 1.537 ha đất
trồng lúa nước từ hai vụ trở lên để thực hiện, dự án. Tuy
nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, diện tích đất trồng
lúa cũng phát sinh tăng 152,55 ha. Các địa phương có diện
tích đất trồng lúa tăng là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hậu Giang.
Phải thuhồi thêmhàng trămhectađất để làmcao tốcBắc -Nam
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 được chia làm
12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh
- Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần
Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh, thành. Dự án được đầu
tư quymô phân kỳ với bề rộng nền đường 17m, bốn làn xe, tốc
độ thiết kế 100-120 km/giờ trên tất cả 12 đoạn tuyến.
Tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và
khai thác vào năm 2026, giúp nối liền toàn trục cao tốc Bắc -
Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Nguyên nhân dẫn đến thay đổi số liệu diện tích rừng, đất
rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên trong quá trình
thực hiện dự án là do khi triển khai bước lập thiết kế kỹ
thuật, phương án tuyến cần được tối ưu hóa để đảm bảo
tính kinh tế - kỹ thuật; cập nhật chính xác điều kiện địa
hình, địa chất, thủy văn dẫn đến thay đổi cao độ đường…
Vì vậy, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ báo cáo Ủy
ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 273 theo
hướng tăng diện tích đất rừng và đất trồng lúa như đã nêu
trên. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh khẩn
trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt hoặc điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo
quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất để triển khai dự án, các tỉnh cần thống kê, kiểm
đếm chính xác về loại đất, diện tích đất, tài sản trên đất; về
loại rừng, diện tích rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm
vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thêm vào đó, không để các đối tượng lợi dụng khai thác
lâm sản ngoài phạm vi cho phép; lấn chiếm đất, khai thác và
vận chuyển khoáng sản không đúng quy định; xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm; bảo đảm quyền lợi, đời sống, an sinh
xã hội cho người dân có đất, rừng bị thu hồi.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án mà có sự thay
đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại nghị quyết này thì
UBND các tỉnh, thành có dự án đi qua báo cáo HĐND cùng
cấp quyết định theo thẩm quyền để triển khai thực hiện theo
từng trường hợp.
VIẾT LONG