061-2024 - page 9

9
ĐÔNGHÀ-HẢIDƯƠNG
T
rong hai ngày 23 và 24-3,
Thủ tướngChínhphủPhạm
MinhChính đã đến dựHội
nghị công bố quy hoạch thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 và xúc tiến đầu tư tại hai
tỉnh Tiền Giang vàVĩnh Long.
Quy hoạch Tiền Giang:
“1 trọng tâm, 2 tăng
cường, 3 đẩy mạnh”
Báo cáo Thủ tướng tại hội
nghị sáng 24-3, ông Nguyễn
VănDanh, Bí thưTỉnh ủyTiền
Giang, cho biết quy hoạch tỉnh
TiềnGiang đặt ra nhiệmvụ đến
năm 2030, tỉnh sẽ cơ bản trở
thànhmột tỉnh công nghiệp, có
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, có các vùng động lực, trung
tâm kinh tế về công nghiệp, du
lịch, kinh tế biển và đô thị; là
tỉnh cóvai tròkết nối quan trọng
giữavùngĐBSCLvớiTP.HCM
và vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướngPhạmMinhChính
nhận xét tỉnh Tiền Giang có
nhiều lợi thế, là tỉnh nằmở khu
vực ĐBSCL - vựa lúa, vựa trái
cây, vựa thủy hải sản của cả
nước. Ngoài ra, tỉnh còn là nơi
trung chuyển, kết nối giữa các
vùng trong khu vực, kết nối với
TP.HCM và vùng Đông Nam
Bộ. Với điều kiện tự nhiên đa
dạng, tỉnhTiềnGiang còn có lợi
thế phát triển du lịch, đặc biệt
là du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa…Tỉnh có nguồn nhân lực
dồi dào với 1,8 triệu dân. Trong
quy hoạch tỉnhTiềnGiang, Thủ
tướng chỉ ra “một trọng tâm,
hai tăng cường, ba đẩy mạnh”.
Nhiệm vụ trọng tâm là huy
động và sử dụng mọi nguồn
lực hợp pháp để thúc đẩy động
lực tăng trưởng truyền thống là
xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và
đột phá vào các động lực tăng
Chiều 24-3, tại Nhà văn hóa Thanh niên, Trung tâm Phát triển
khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn TP.HCM và Tổng Công
ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã tổ chức talkshow “Nước và
sự sống”. Đây là chương trình trong khuôn khổ Lễ hội Thanh
niên 2024, với sự tham gia của hàng trăm sinh viên, đoàn viên.
Tại buổi talkshow, ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám
đốc Sawaco, cho biết: TP.HCM đang đối diện với tình trạng sử
dụng không kiểm soát và lãng phí nguồn nước sạch của mình.
Việc sử dụng nước ngầmmột cách không bền vững, khai thác
nước ngầm trái phép đã đẩy TP đến tình trạng nguồn nước ngày
càng cạn kiệt và ô nhiễm. Vì vậy, chúng ta phải đẩy mạnh tuyên
truyền hiểu biết về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm,
không khai thác nước ngầm trái phép.
Hiện nay, tình trạng khan hiếm nước đang xảy ra ở những tỉnh
lân cận TP.HCM, báo hiệu biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp
và nghiêm trọng hơn. “Trong bối cảnh đó, kiểm soát và bảo vệ
tốt nguồn nước ngầm cùng với việc vận động người dân sử dụng
nước tiết kiệm, hiệu quả trong các hoạt động kinh tế, sinh hoạt
là hết sức quan trọng. Hy vọng sắp tới TP.HCM sẽ có những
biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn để chống tình trạng khai thác
nước ngầm trái phép, đủ mạnh để răn đe và đủ mạnh để giữ gìn
nguồn nước của TP” - ông Đắng chia sẻ.
Hiện nay, một số người dân vẫn sử dụng nước giếng trong
sinh hoạt, tuy nhiên theo ông Trần KimThạch, Trưởng phòng
Quản lý chất lượng nước Sawaco, điều này là không nên.
“Ngành nước TP.HCM là ngành nước lâu đời nhất ở Việt
Nam. Ban đầu nước sạch đều xuất phát từ những trạm giếng
ngầm, không tên. Do thói quen sử dụng nước giếng từ xa xưa,
đặc biệt là những tỉnh, thành chưa có mạng lưới cấp nước tới tận
nhà thì đa phần người dân phải sử dụng nước giếng. Tuy nhiên,
nguồn nước này chưa được xử lý” - ông Thạch lý giải.
Hiện nay, TP.HCM đang đứng trước thách thức bảo vệ nguồn
nước. Vì vậy, TP đã và đang triển khai Đề án hạn chế sử dụng
nước ngầm. Có thể thấy trước đây TP.HCM sử dụng khai thác
nước ngầm tới 100.000 m
3
/ngày đêm. Hiện số lượng này đã
giảm còn 40.000 m
3
/ngày đêm, sắp tới sẽ giảm xuống còn
30.000 m
3
/ngày đêm. Đó là một trong những phương án vừa
giảm khai thác nước ngầm, bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sức
khỏe cho người dân.
Dịp này, ông Trần KimThạch cũng hướng dẫn người dân khi
có nghi ngờ nguồn nước máy bị ô nhiễm thì cần liên hệ ngay
đường dây nóng của Sawaco hoặc đơn vị quản lý trên địa bàn để
được giải quyết. “Chúng tôi luôn tâm niệm chất lượng nước là
chất lượng sản phẩm và luôn ưu tiên giải quyết vấn đề này hàng
đầu” - ông Thạch chia sẻ.
ĐÀOTRANG
TP.HCMphải giảmkhai thác nước ngầm, sửdụngnước tiết kiệm
Đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2
sớm hơn ba tháng
Tối 23-3,Thủ tướngChínhphủPhạmMinhChínhđã đến khảo
sát công trình thi công dự án cầu Rạch Miễu 2 (nối hai tỉnh Bến
Tre vàTiềnGiang). Dịp này,Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư là Ban
quản lýdựánMỹThuậnkhi đã xongmặt bằngvà các thủ tụcđầu
tư thì phải thực hiện “ba ca, bốn kíp”, đẩy nhanh tiến độ dự án
sớmhơn ba tháng, cố gắng hoàn thành dự án vào dịp 2-9-2025.
“Để có dự án cầu RạchMiễu 2 này, chúng ta đã phải nỗ lực rất
lớnvềvốn.Vì vậy, đểphát huy caođộnguồnvốncóđược thì phải
đẩy nhanh tiến độ, bởi dự án càng kéo dài thì càng lãng phí thời
gian, lãng phí nguồn vốn và ách tắc”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời, Thủ tướng lưu ý dự án cầu Rạch Miễu 2 nằm trên
địa bàn hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, vì vậy lãnh đạo hai tỉnh
này cần tranh thủ thời gian thường xuyên thămcông trườngdự
án, làm việc với đơn vị thi công, thúc đẩy tiến độ, quan tâm tới
tình hình đời sống của người lao động…“Tất cả đều trên tinh
thần cùng nhau, cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển. Dự
án này không chỉ phục vụ sự phát triển của hai tỉnh Bến Tre và
Tiền Giang mà còn phục vụ chung cả khu vực ĐBSCL và cho cả
nước”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị
cộng đồng doanh
nghiệp, các bộ,
ngành và lãnh đạo
tỉnh Tiền Giang đã
nói là phải làm, đã
cam kết thì phải thực
hiện, đã thực hiện
thì phải có kết quả
thực chất.
Thủ tướng: Tiền Giang, Vĩnh Long
cần chú trọng chuyển đổi xanh
Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh Chính có nhiều yêu cầu cụ thể, chiến lược trongmục tiêu xây dựng
quy hoạch hai tỉnh TiềnGiang và Vĩnh Long.
trưởngmới như chuyển đổi số,
chuyển đổi xanh, kinh tế tuần
hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế
chia sẻ chống biến đổi khí hậu
để phát triển bền vững.
Hai tăng cường là tăng cường
phát triển yếu tố con người theo
hướng nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao,
bồi dưỡng nhân tài, đảmbảo an
sinh xã hội và không để ai bị
bỏ lại phía sau. Đồng thời tăng
cường kết nối vùng, khu vực,
kết nối trong nước và quốc tế
thông qua hệ thống giao thông,
hệ thống sản xuất theo chuỗi và
kết nối cung ứng theo chuỗi.
Ba đẩymạnh là đẩymạnh hạ
tầng chiến lược toàn diện bao
gồm giao thông, y tế giáo dục,
hạ tầng xã hội, hạ tầng các lưới
an sinh xã hội; đẩy mạnh phát
triển công nghiệp, phục vụ chế
biến, chế tạo, nhất là các sản
phẩmnôngnghiệp thếmạnh tạo
ra chuỗi sản xuất, chuỗi cung
ứng mang tính khu vực, mang
tính toàn cầu; đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ, đổi
mới sáng tạo cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 trong sản xuất,
kinh doanh và tạo công ăn việc
làm, tạo sinh kế cho người dân
ổn định và phát triển.
Thủ tướngđề nghị cộngđồng
doanh nghiệp, nhà đầu tư, các
bộ, ngành và lãnh đạo tỉnhTiền
Giangđãnói làphải làm, đã cam
kết thì phải thực hiện, đã thực
hiện thì phải có kết quả thực
chất, cân đong đo đếmvà lượng
hóa được, tạo khí thếmới, động
lựcmới, niềm tinmới, thắng lợi
mới cho tỉnh.
Vĩnh Long:
Tăng trưởng xanh
là yếu tố cốt lõi
Trước đó, ngày 23-3, tại hội
nghị quy hoạch tỉnhVĩnhLong,
Thủ tướng cũng chỉ ra cùng
công cuộc chuyển đổi số, Việt
Namlựa chọn tăng trưởng xanh
là yếu tố cốt lõi của quá trình
cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
và phát triển nhanh, bền vững.
Trênđịnhhướngnày,Thủ tướng
yêu cầu tỉnh Vĩnh Long khẩn
trương ban hành kế hoạch, triển
khai quy hoạch tỉnh, đảm bảo
tính tuân thủ và đồng bộ trong
tổ chức thực hiện.
“Vĩnh Long cần thay đổi mô
hình tăng trưởng, làm mới lại
các động lực tăng trưởng truyền
thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất
khẩu), chú trọng các động lực
mới, nhất là chuyển đổi xanh,
kinh tế xanh, chuyển đổi số,
kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia
sẻ, chống biến đổi khí hậu…
là những xu thế mới, tất yếu
trên thế giới hiện nay” - Thủ
tướng lưu ý.
Thủ tướng cũng lưu ý về
nguồn lực, tỉnhVĩnh Long cần
luôn đổi mới tư duy phát triển,
khai thác tối đa nguồn lực bên
trong, đẩy mạnh hợp tác công
tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu
tư tư, khơi thông, sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực phát triển;
xây dựng cơ chế, chính sách
thuận lợi, cải cách thủ tục hành
chính, cải thiệnmôi trường đầu
tư, kinh doanh…
TiếpthuchỉđạocủaThủtướng,
Chủ tịchUBNDtỉnhVĩnhLong
Lữ Quang Ngời cho biết theo
quy hoạch đượcThủ tướng phê
duyệt, mục tiêu đến năm2030,
Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp
công nghệ cao, sinh thái; một
trong những trung tâm kinh tế
nông nghiệp của vùngĐBSCL.
Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh
Long là tỉnhphát triển toàndiện,
vănminh, hiệnđại, sinh thái, bền
vững, có trình độ phát triển khá
so với cả nước.
Hiện tỉnh lựa chọn và tập
trung phát triển các ngành kinh
tế quan trọng đúng với tiềm
năng, lợi thế. Trong đó, phát
triển nông nghiệp công nghệ
cao theo hướng chất lượng cao
và phát thải thấp gắn với tăng
trưởng xanh; phát triển du lịch
trên nền tảng các di tích lịch sử,
vănhóa, làngnghề truyền thống;
du lịch sinh thái, sông nước,
miệt vườn… trở thành ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh.
Tỉnh cũng sẽ phát triển nhanh
một số ngành công nghiệp có
lợi thế cạnh tranh, các ngành
có khả năng sử dụng đầu vào
là các sản phẩm nông nghiệp
của tỉnh, công nghiệp phục vụ
nông nghiệp, nông thôn.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính đến thămcông trường dự án cầu RạchMiễu 2 vào tối 23-3. Ảnh: ĐÔNGHÀ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook