061-2024 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai25-3-2024
HỮUĐĂNG- SONGMAI
N
gày 25-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét
xử bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo
khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát, Ngân hàng TMCPSài Gòn (SCB)
và các tổ chức có liên quan. Phiên tòa tiếp
tục với phần bào chữa của các luật sư (LS).
Như vậy, sau 14 ngày xét xử đã có khoảng
30 bị cáo được LS bào chữa và tự bào chữa
bổ sung.
Bị cáo nói mức án đề nghị
quá nghiêm khắc
Vụ án này, các bị cáo là cựu lãnh đạo SCB
như Bùi Anh Dũng, Đinh Văn Thành (đang
trốn truy nã), Võ Tấn Hoàng Văn đều bị đề
nghị mức án chung thân.
Theo đại diện VKS, các bị cáo này phạm
tội có tổ chức, phạm tội hai lần trở lên và
dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội là các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối
với các bị cáo.
Trong phần bào chữa cho thân chủ của
mình, các LS đều kiến nghị HĐXX xem xét
lại vai trò, trách nhiệm của các bị cáo trong
vụ án khi thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo
Trương Mỹ Lan, xem xét các tình tiết giảm
nhẹ như tự nguyện khắc phục hậu quả, thành
khẩn khai báo để quyết định khi lượng hình.
Các bị cáo cũng cho rằng mức án đề nghị của
VKS là quá nghiêm khắc.
Cụ thể, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo
Trương Mỹ Lan, bị đề nghị 11-12 năm tù)
cho biết ký các văn bản để cho mượn tòa nhà
Time Square thế chấp vào SCB với mục đích
là giúp vợ mình cơ cấu lại ngân hàng này.
Để có thể tái cơ cấu ngân hàng, Trương
Mỹ Lan đã cho ngân hàng mượn tài sản của
gia đình và huy động bạn bè cho mượn tài
sản, trong đó có tài sản của mình. Việc cho
vợ mượn tài sản xuất phát từ niềm tin tuyệt
đối vào vợ mình với mục đích cứu ngân hàng
trước bờ vực đổ vỡ.
Còn bị cáo Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch
HĐQT SCB, cho rằng với vị thế, hoàn cảnh
của mình, dù khoản vay của bị cáo Lan thuộc
trường hợp nào chăng nữa thì bị cáo buộc
phải ký duyệt một cách bị động mà không
thể làm khác đi được. Cạnh đó, về mặt ý chí
chủ quan, bị cáo Dũng chỉ là người lao động,
làm công ăn lương, thực hiện công việc với
tư cách lệ thuộc.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Trương Huệ
Vân (cháu của bị cáo Trương Mỹ Lan, bị đề
nghị 19-20 năm tù) trình bày bản thân thiếu
hiểu biết pháp luật và xin HĐXX khoan hồng
để sớm trở về...
Dùng 1.600 tỉ khắc phục
thay cho chồng và cháu
Đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, theo đại
diện VKS, trong vụ án này, bà Lan là người
chủ mưu, cầm đầu, gây ra hậu quả đặc biệt
lớn là thiệt hại hơn 498.000 tỉ đồng. Tại tòa,
Vụ Vạn Thịnh Phát:
Nhiều bị cáo xin giảm nhẹ
hình phạt
Nhiều bị cáo là cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB cho rằngmức án đề nghị của VKS
là quá cao và xin được giảmnhẹ hình phạt.
Bị cáo TrươngMỹ Lan tại tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đặt cọc 300 tỉ đồng thuê trụ sở SCB
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết hiện SCB còn đang nợ tiền thuê tòa
nhà 19 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM nên đề nghị HĐXX xem xét khoản tiền thuê nhà này.
Về vấn đề này, bị cáoVõTấn HoàngVăn, cựu tổng giámđốc SCB, tự bào chữa bổ sung cho biết
tòa nhà 19 Nguyễn Huệ hiện là trụ sở của SCB. Thời điểm SCB thuê, tòa nhà này của con gái bị
cáo Lan, ngân hàng đã đặt cọc 300 tỉ đồng, hiện còn thiếu tiền thuê nhà.
Về xử lý số tiền đặt cọc này, bị cáo Văn đề nghị HĐXX căn cứ hợp đồng thuê nhà mà hai bên
đã ký kết để xử lý khoản tiền mà ngân hàng đã đặt cọc.
Theo VKS, Trương Mỹ Lan là
chủ mưu, cầm đầu, gây ra hậu
quả đặc biệt lớn là thiệt hại hơn
498.000 tỉ đồng nhưng không ăn
năn hối lỗi, khai báo quanh co,
không thừa nhận hành vi phạm
tội. Do đó, cần loại bỏ bị cáo
ra khỏi xã hội.
Ngay sau khi nghe tòa tuyên
án, Lỉnh gửi “thư tuyệt mệnh” và
đoạn clip dài 2 phút 54 giây cho
luật sư của mình (ở TP.HCM).
Trong clip, Lỉnh nói lời vĩnh biệt
với người thân, căn dặn mọi
người cố lo cho ba đứa con thơ
của mình nên người và gửi lời xin
lỗi mẹ...
Luật sư ngay lập tức liên hệ với
PV báo
Pháp Luật TP.HCM
cùng PV thông tin nhanh cho gia
đình ngăn chặn hành động dại
dột của Lỉnh. Nhưng đã muộn,
người nhà phát hiện Lỉnh lịm
trong phòng riêng, bên cạnh là
bức thư và điện thoại có chứa
clip tuyệt mệnh, với nội dung bị
oan ức quá nên chọn cái chết.
Lỉnh được đưa đến bệnh viện đa
khoa tỉnh và được rửa ruột chống
độc, cứu chữa tận tình nhưng đã
không qua khỏi.
Thứ thuốc làm cỏ chết chậm ấy,
chỉ uống vào vài chục mililit là
vô phương cứu chữa. Nó bám vào
thành ruột và bất chấp mọi nỗ lực
súc ruột.
Sẽ có những luồng ý kiến khác
nhau, tùy vào góc nhìn và trách
nhiệm của mỗi người về vụ án
này. Nhưng chắc chắn rằng chỉ
có cảm xúc mãnh liệt do tự tin
mình vô tội, kêu oan suốt thời
gian giải quyết vụ án và cho rằng
bị xử oan mới khiến người ta chết
như vậy. Một cái chết sau khi đã
rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian
cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực
hiện chỉ có thể đến từ một người
trọng danh dự, cẩn trọng và tin
mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng
khi niềm tin không còn.
Anh Lỉnh có tâm thần bình
thường (nên mới đủ năng lực chịu
trách nhiệm hình sự). Vậy thì bản
án đã tuyên đã khiến anh không
phục, với anh, nó không có công
lý nên anh chọn cái chết.
Liệu có thể thuyết phục dư luận
tin rằng những dấu hiệu vi phạm
tố tụng mà các luật sư nêu ra đã
không ảnh hưởng đến tính chính
xác, đúng đắn của bản án?
Liệu có thể tin rằng bản án
này có công lý khi tất cả bị cáo
đồng loạt kêu oan, cho rằng bị ép
cung, mớm cung?
Liệu có thể tin rằng bản án xử
đúng người, đúng tội khi bị cáo
(tại ngoại) bị mức án không nặng
nhưng rời phiên tòa đã chuẩn bị
một cách bình tĩnh cho cái chết
của mình như một lời kêu oan đầy
tuyệt vọng?
Liệu có thể tin rằng bản án
công tâm khi bị cáo thì khai bị ép
cung và cho biết mình có bản ghi
âm lời bị hại nói đã gửi phong bì
tiền cho điều tra viên?
Án phúc thẩm có hiệu lực ngay.
Bị án đã chết. Nhưng vụ án - vì
vậy - càng không thể dừng lại.
ĐỨC HIỂN
Niềmtin
công lý và cái
chết đau lòng
bị cáo không tỏ ra ăn năn hối lỗi, khai báo
quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội.
Do đó cần nghiêm trị đối với bị cáo này, cần
loại bỏ bị cáo ra khỏi xã hội.
Từ đó, đại diện VKS đề nghị phạt bị cáo
Trương Mỹ Lan 19-20 năm tù về tội vi phạm
quy định về cho vay trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng (BLHS 1999); tử hình về tội
tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ.
Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Tại tòa, các LS bào chữa cho bị cáo Trương
Mỹ Lan đề nghị xem xét lại tội danh tham ô
tài sản đối với bị cáo này và xem xét lại vấn
đề định giá. Cạnh đó, bà Lan cũng cho biết
sẽ bán tài sản để khắc phục hậu quả của vụ
án và xin giữ lại căn biệt thự cổ trị giá 700
tỉ đồng (quận 3, TP.HCM) để con gái tiếp
tục trùng tu.
Bị cáo này cũng có đơn yêu cầu chuyển
số tiền 1.000 tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao
Trí nộp, cộng với 300 tỉ đồng của một người
khác trả mình, tổng cộng là 1.300 tỉ đồng, tự
nguyện chuyển cho cháu là Trương Huệ Vân
để khắc phục hậu quả vụ án.
Đồng thời, bà Lan cũng đồng ý chuyển 300
tỉ đồng do người khác trả để khắc phục hậu
quả cho chồng là bị cáo Chu Lập Cơ. Tổng
số tiền mà bị cáo Lan tự nguyện nhận khắc
phục thay là 1.600 tỉ đồng.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook