3
Tiêu điểm
Ý kiến
Thời sự -
ThứHai25-3-2024
Ông
PHAN ĐỨC HIẾU,
Ủy viên thường trực
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
:
Bốn vấn đề cần giải quyết
Những khó khăn mà doanh
nghiệp (DN) đang gặp phải xuất
phát từ bốn vấn đề. Thứ nhất,
vướng mắc pháp lý đã được nhận
diện nhưng chưa được giải quyết
dứt điểm. Thứ hai, vướng mắc
pháp lý chưa nhận diện được, mặc
dù trên thực tế DN đã gặp phải.
Thứ ba, rất nhiều hiệp hội DN
quan ngại rằng bên cạnh những
quy định đã có, vẫn còn tiềm ẩn những quy định
mới sẽ được ban hành tạo gánh nặng lên chi phí tuân
thủ. Cuối cùng, đó là các chính sách thương mại
toàn cầu như thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu hay
thuế carbon…
Nếu các vấn đề được giải quyết theo những mục
tiêu, cách thức mà Nghị quyết 02 đưa ra thì chắc
chắn những khó khăn, vướng mắc mà DN đang gặp
phải sẽ không còn tồn tại.
Để Nghị quyết 02 thực sự thành công, theo tôi,
các cơ quan, ban ngành không nên thực thi nghị
quyết một cách riêng lẻ mà phải thực thi trong từng
hành động cụ thể.
Ví dụ, khi Chính phủ hay bộ, ngành nào đó tham
mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mới, họ
nên đặt Nghị quyết 02 song song với quá trình đó.
Một mặt để rà soát, cải thiện các quy định cũ, mặt
khác có thể tạo ra các quy định mới thuận lợi hơn
cho DN.
Đặc biệt, đây là thời điểm vai trò của các hiệp hội
DN phải được phát huy triệt để. Các hiệp hội, cộng
đồng DN phải đóng góp tích cực, chủ động hơn
trong việc kiến nghị, phản biện. Và các hiệp hội DN
cũng phải triển khai hoạt động từ sớm, bám sát quá
trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Ông
NGUYỄN THANH SƠN,
Giám đốc Công ty
TNHH Sản xuất và Thương mại Thanh Sơn:
Giải quyết nhanh vướng mắc
về thuế
DN mong đợi nhất là sớm được
tháo gỡ những vướng mắc về
hoàn thuế GTGT; giải quyết hoàn
thuế GTGT kịp thời cho DN.
Đồng thời, tập trung tín dụng cho
một số lĩnh vực ưu tiên mới tạo
động lực tăng trưởng và thúc đẩy
hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Năm nay, DN cũng kỳ vọng
các bộ, ngành và địa phương sẽ
thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho DN nhỏ và vừa, Quỹ phát triển DN, qua
đó tạo thuận lợi và gia tăng khả năng tiếp cận tín
dụng đối với DN.
Ông
VÕ THÀNH TRUNG
,
đại diện
chuỗi nghỉ dưỡng Melody Retreat:
Hỗ trợ doanh nghiệp
chuyển đổi xanh
Các ngành đẩy mạnh hơn nữa các
dịch vụ hỗ trợ DN, nhất là đối với
DN nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp
tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của
DN với các nội dung tái cấu trúc
DN, tài chính, nhân sự, thị trường,
quản trị rủi ro, chuyển đổi số,
chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá
trị bền vững, thủ tục hành chính...
Cùng với đó, nâng cấp các vườn
ươm DN, trung tâm đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, cơ
sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ DN, tư vấn và hỗ trợ
pháp lý cho DN.
Đây sẽ là những đầu mối quan trọng, cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng, giúp cộng đồng DN
trong nước phát triển thực sự cả về chất và lượng
như kỳ vọng đặt ra.
Nghe xong,
mắc
Tăng khả năng
hấp thụ vốn cho
doanh nghiệp
Nghị quyết 02củaChínhphủ
yêu cầu tập trung tháo gỡ bất
cập pháp lý trong thực hiện dự
ánđầu tư; nâng cao chất lượng
cải cáchdanhmụcngànhnghề
đầu tư kinhdoanh cóđiều kiện
và điều kiện kinh doanh; nâng
cao hiệu quả công tác quản lý,
đẩy mạnh cải cách hoạt động
kiểm tra chuyên ngành đối với
hàng hóa và triển khai hiệu
quả cổng thông tin một cửa
quốc gia.
Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, liên thông, chia
sẻ dữ liệu giữa các cơquan nhà
nước đểnâng caohiệuquả giải
quyết thủ tục hành chính; tăng
khả năng tiếp cận và hấp thụ
vốn cho DN.
Hoàn thiện chính sáchnhằm
thúc đẩy DN đầu tư, sản xuất,
kinhdoanhgắnvớiđổimớisáng
tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi
xanh, hướng tới phát triển bền
vững; nâng cao chất lượng các
dịch vụ phát triển kinh doanh.
hướng quan trọng của Quốc hội và Chính phủ nên là “tạo
thuận lợi” thay vì chỉ “tháo gỡ khó khăn”.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ DN, để tạo ra động lực
phát triển mạnh mẽ cũng như tiếp tục tăng sức cạnh tranh của
MTKD, các cơ quan chức năng cần tiến hành nhiều giải pháp
như nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy
sản xuất công nghiệp nội địa…
Trong đó, tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là giảm
chi phí kinh doanh cùng với cải cách việc thực thi pháp luật.
Ví dụ bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, đơn hàng
giảm, cần giảm chi phí kinh doanh. Quốc hội đã chấp thuận
gia hạn chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đến
giữa năm 2024, tuy nhiên việc giảm thuế, phí và các khoản
phải nộp cần được tăng cường hơn nữa, nhất là những chi
phí về thủ tục hành chính, những khoản về thanh tra, kiểm tra
định kỳ không cần thiết...
Mặt khác, rất nhiều DN phản ánh rằng có tâm lý đình trệ, chờ
đợi khi thực hiện thủ tục hành chính ở các địa phương và điều
này cần được khắc phục. Chúng ta cần một không khí mới cho
quá trình tăng tốc năm 2024 và không khí này cần chuyển động
mạnh xuống cấp địa phương, bộ, ngành.
Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp cần đẩy mạnh
nâng cao chất lượng thực thi. Bởi nếu chính sách tốt nhưng thực
thi không tốt thì hiệu ứng chính sách trên thực tế không cao.
Ông
ĐẬUANH TUẤN,
Phó Tổng Thư ký Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
+Trước hết phải khẳng định
rằng cải thiện MTKD là quá
trình liên tục của Chính phủ
qua nhiều nhiệm kỳ. Đúng là
trong hội nghị triển khai Nghị
quyết 02 vừa qua, ý kiến từ
nhiều đơn vị như Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), CIEM,
một số địa phương, DN vẫn
khẳng định những khó khăn,
thách thức mà DN gặp phải
từ MTKD vẫn còn. Thậm
chí có nhiều quy định chậm
được sửa đổi, chưa tạo điều
kiện thuận lợi cho DN.
Phải thấy rằng có nhiều quy
định đi sau thực tiễn. Quản
lý nhà nước luôn mong muốn
kiểm soát mọi rủi ro, còn DN
thì lạimongmuốnmọi thứ đều
thông thoáng, rõ ràng. Giải
quyết mối quan hệ này theo
phương châm “lợi ích thì hài
hòa, rủi ro thì chia sẻ” nhưThủ
tướng luôn khẳng định là một
bài toán cần nhiều lời giải.
Mặt khác, như tôi khẳng
định ở trên, vừa qua mức
độ quan tâm, động lực cải
cách của các bộ, ngành, địa
phương có dấu hiệu chững
lại, chậm hơn.
Bởi vậy, tại Bộ KH&ĐT,
khi nhận được kiến nghị của
DN liên quan tới các quy định
chính sách pháp luật, nếu 1-2
DN cùng kiến nghị về một
vấn đề thì bộ sẽ nghiên cứu.
Song nếu trên ba DN có kiến
nghị thì chúng tôi coi đây là
nhiệm vụ chính sách.
. Vậy còn với các bộ, ngành
khác, theo ông, cần phải làm
gì để giúp DN vượt qua các
khó khăn, thách thức trong
năm 2024?
+ Chính phủ và Thủ tướng
đã liên tục chỉ đạo theo hướng
những giải pháp cải thiện
MTKD, đảm bảo môi trường
chính sách an toàn, thuận lợi
cho DN cần được coi là một
trong những nhiệm vụ trọng
tâm của các bộ, ngành, địa
phương và nỗ lực thực thi
cần mạnh mẽ hơn.
Đồng thời, cần có cơ chế
tạo động lực khuyến khích
các nỗ lực và sáng kiến cải
cách hiệu quả; đảm bảo kỷ
luật, kỷ cương đối với cán
bộ, công chức trong thực thi
công vụ.
Giải quyết ngay
chứ không chỉ là
“lắng nghe”
. Nhiều địa phương đã có
những cách làm sáng tạo
như mô hình cà phê doanh
nhân, đối thoại... để DN trực
tiếp phản ánh, kiến nghị với
lãnh đạo cao nhất của địa
phương…
+ Tôi cho rằng đó là những
hoạt động giúp thúc đẩy cải
cách MTKD hiệu quả, có số
liệu cụ thể được các đơn vị
nhưVCCI, CIEM… tổng hợp
trong các báo cáo thường niên.
Các hoạt động này sẽ hiệu
quả hơn nữa nếu đối thoại,
trao đổi với người dân và DN
thường xuyên, thực chất hơn.
Bởi với chủ trương phân
cấp, phân quyền thì chính
quyền địa phương có nhiều
thẩm quyền giải quyết ngay
các khó khăn, vướngmắc cho
người dân, DN chứ không chỉ
là “lắng nghe” họ.
. Nhiều DN gặp khó khăn
do các quy định đâu phải lúc
nào cũng “can đảm” phản
ánh, kiến nghị, thưa ông?
+Điều chúng tôi luônmong
muốn là các hiệp hội DN, hiệp
hội ngành hàng và cộng đồng
DN ngày càng chủ động, tích
cực tham gia phản biện, đóng
góp chính sách, đồng thời
chia sẻ và phản ánh các vấn
đề, vướng mắc, khó khăn.
Các đơn vị cần chủ động đề
xuất các kiến nghị liên quan
đến chính sách và thực thi
chính sách để đảm bảo hiệu
quả quản lý nhà nước, đồng
thời tạo thuận lợi, an toàn
cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của DN.
Các hiệp hội DN cần phối
hợp, trao đổi, chia sẻ các mối
quan tâm của nhau, ủng hộ lẫn
nhau trong đề xuất các sáng
kiến, kiến nghị cụ thể về cải
thiệnMTKD. Chia sẻ các thực
tiễn tốt từ kinh nghiệm hoạt
động sản xuất, kinh doanh của
DN trên thị trường toàn cầu.
Tôi cho rằng đây chính là
một trong những động lực cải
cách quan trọng mà bất cứ cơ
quan quản lý nhà nước nào
cũng cần. Các kiến nghị, phản
ánh, sự đoàn kết của cộng đồng
DN vì lợi ích chung sẽ giúp
cho MTKD ngày càng minh
bạch, an toàn, cạnh tranh và
trung thực.
Những thủ tục, giấy phép,
điều kiện kinh doanh…không
cần thiết hoặc đã được bãi bỏ
sẽ khó có cơ hội quay trở lại.
Những báo cáo quan trọng
về MTKD, hành chính của
các đơn vị chuyên môn trong
những năm qua đều thể hiện
vai trò quan trọng này của DN
và các hiệp hội DN.
Chỉ có như vậy thì những
tác động tích cực dự kiến của
Nghị quyết 02 cũng như quá
trình cải cách MTKD của
Chính phủ mới trở thành động
lực thu hút đầu tư, kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu quả của
chính quyền trong điều hành
và phục vụ người dân, DN.
Về phần mình, Bộ KH&ĐT
sẽ phối hợp chặt chẽ với các
bộ, ngành, địa phương, cộng
đồng DN và các bên liên
quan thúc đẩy các nỗ lực cải
cách thể chế, tạo lập MTKD
thông thoáng, thuận lợi, an
toàn nhằm tạo sự chuyển biến
nhanh trong phục hồi và phát
triển kinh tế.
. Xin cảm ơn ông.•
Sự trở lại của
Nghị quyết 02
độc lập cho
thấy cải thiện
môi trường
đầu tư kinh
doanh làmột
nhiệmvụ
quan trọng,
cần tập trung
giải quyết của
Chính phủ
và các bộ,
ngành, địa
phương. Ảnh:
TTXVN