078-2024 - page 14

14
Trong công ty tôi có trường hợp người lao động (NLĐ) đang nằm viện và
đã tạm ứng viện phí cho bệnh viện (BV) với số tiền 120 triệu đồng (hơn sáu
lần mức lương cơ sở). Trường hợp này, vì NLĐ chưa xuất viện nên BV chưa
cung cấp được hóa đơn, chứng từ để NLĐ làm thủ tục xin giấy chứng nhận
không cùng chi trả. Vì thế, NLĐ vẫn phải tiếp tục tạm ứng viện phí cho BV.
Cho tôi hỏi thủ tục nào hướng dẫn NLĐ khi đang nằm viện, chưa được
cấp hóa đơn, chứng từ nhưng vẫn có thể xin được giấy chứng nhận không
cùng chi trả?
Đại diện một doanh nghiệp ở TP.HCM
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Việc tạm ứng chi phí khi nằm viện là
quy định của BV, không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan BHXHTP.HCM.
BHXHTP.HCM thanh toán chi phí đồng chi trả vượt quá sáu tháng lương
cơ sở khi đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, bệnh nhân khám chữa bệnh đúng
tuyến; thứ hai, bệnh nhân tham gia BHYT trong năm năm liên tục; thứ ba,
bệnh nhân khám bệnh có chi phí đồng chi trả trong năm dương lịch (5%;
20%) vượt quá sáu tháng lương cơ sở (10, 8 triệu đồng); thứ tư, bệnh nhân
có chứng từ thanh toán gồm: Giấy ra viện, thẻ BHYT, CCCD (bản phôtô
kèm bản chính để đối chiếu); hóa đơn thanh toán viện phí (bản chính).
Do đó, trường hợp chưa có hóa đơn thanh toán viện phí thì sẽ không
có căn cứ để cơ quan BHXH giám định và thanh toán chi phí khám chữa
bệnh theo quy định.
VÕ HÀ
Bạn đọc -
ThứBảy13-4-2024
xảy ra gần đây cho thấy vào những
ngày thời tiết nắng nóng, các cơ sở
ăn uống cần chú trọng đến vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm hơn. Theo
tôi, các cơ quan chức năng cần kiểm
soát chặt các cơ sở chế biến thức ăn
bằng những thực phẩm đông lạnh.
Bởi những loại thực phẩm này có
nơi bảo quản hàng mấy tháng trời,
việc bảo quản thực phẩm lâu như
vậy liệu có bảo đảm an toàn?” - bạn
đọc
Thanh Đông
nêu ý kiến.
Bạn đọc
Thái An
nêu ý kiến:
“Để bảo đảm an toàn thực phẩm
vào những ngày nắng nóng này,
đề nghị các cơ quan chức năng nên
tăng cường việc giám sát, kiểm tra
những xe đẩy, quán ăn ở lề đường
cạnh trường học, bệnh viện. Tôi thấy
đây là những nơi tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây ngộ độc thực phẩm nhất”.
“Tôi từng là nạn nhân bị ngộ độc
thực phẩm bởi xe đẩy bán thức ăn ở
lề đường. Hômđó, do bận công việc,
không thể nấu ăn ở nhà nên tôi ghé
dọc đường mua vội hộp bún xào để
ăn sáng. Đến trưa tôi có biểu hiện đi
ngoài, đau đầu, nôn ói. Cả ngày hôm
đó tôi bị đau bụng vật vã, phải vào
bệnh viện cấp cứu. Tôi mong rằng
các quán ăn cũng như những người
bán thực phẩm ở ngoài đường khi
chế biến thức ăn phải đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm. Đừng vì một
chút lợi nhuận mà làm ảnh hưởng
đến sức khỏe của người khác” - bạn
đọc
Thiên Hương
chia sẻ.
Bạn đọc bày cách
bảo quản thức ăn
Chị Trần Thị Hà, chủ quán ăn ở
quận Tân Bình, TP.HCM, chia sẻ:
“Tôi bán quán ăn nên thường mua
thực phẩm với số lượng lớn về để
chế biến dần. Vào những ngày trời
dịu mát thì nguyên liệu chế biến
thức ăn có thể để bên ngoài cả
ngày cũng ít bị hư. Tuy nhiên, vào
những ngày nắng nóng như thế này
thì rau, củ rất dễ bị hư. Cách bảo
quản thực phẩm tốt nhất là cho vào
ngăn mát tủ lạnh.
Đối với thức ăn được quán chế
biến sẵn, tôi cũng hạn chế để bên
ngoài vì rất dễ ôi thiu. Tôi cho vào
ngăn mát tủ lạnh, khi bán thì làm
nóng lại mới bán cho khách”.
Chị NguyễnNgọcThúy, ngụ quận
Gò Vấp, TP.HCM, cũng cho biết
NGUYỄNHIỀN
T
rong tuần qua, cả nước xảy ra
một số vụ ngộ độc thực phẩm
khiến nhiều người phải nhập
viện điều trị, đây là thông tin nhận
được sự quan tâm của bạn đọc.
Theo một số chuyên gia dinh
dưỡng, thời tiết nắng nóng, nhiệt
độ cao là điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
và khả năng gây nguy cơ ngộ độc
thực phẩm cao.
Trước tình hình trên, một số bạn
đọc băn khoăn cần bảo quản thức
ăn cũng như cần ăn những thực
phẩm nào để hạn chế tình trạng
ngộ độc thực phẩm vào những ngày
nắng nóng.
Giám sát chặt các quán ăn
lề đường mùa nắng nóng
Bạn đọc
Ngọc Mai
bình luận:
“Mùa nắng nóng, một số quán bán
thức ăn không đảm bảo vệ sinh,
cách bảo quản không đúng quy
trình, khách hàng ăn vào rất dễ bị
ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó,
người dân cần chú ý đến nước uống,
nước giải khát cũng phải được lựa
chọn cẩn thận để tránh bị ngộ độc”.
“Qua nhiều vụ ngộ độc thực phẩm
Vào mùa nắng nóng,
những thực phẩm như
hải sản giàu đạm,
protein… nhanh chóng
bị ôi thiu nên người ăn
có nguy cơ bị ngộ độc
thực phẩm.
Cácquánăncầnchúýyếutốvệsinhantoànthựcphẩmđểđảmbảosứckhỏechongườidùng.Ảnh:MINHHOÀNG
Nóng trong tuần
Cách nào tránh
bị ngộ độc
thực phẩmmùa
nắng nóng?
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn
gây bệnh và khả năng gây nguy cơ ngộ độc
thực phẩm cao.
thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng
cao như những ngày qua khiến đồ
ăn rất dễ bị hỏng. “Thông thường
khi ăn xong, tôi phải bỏ thức ăn vào
ngăn mát tủ lạnh ngay, vì nếu để
bên ngoài rất dễ bị thiu và có mùi.
Những ngày này, tôi thường nấu
ít thức ăn lại, hạn chế để dư thừa,
để qua đêm. Đối với những thức
ăn chưa kịp nguội không bỏ vào tủ
lạnh ngay, tôi để trong lồng bàn,
không đậy kín bằng nắp vung để
bảo quản thức ăn. Ngoài ra, thời
gian này tôi cũng hạn chế mua thức
ăn nhanh bên ngoài. Nếu mua thì
phải chọn những nơi bán uy tín để
tránh bị ngộ độc thực phẩm” - chị
Thúy nói.•
Đang nằm viện có được cấp giấy miễn đồng chi trả BHYT?
BHXHTP.HCM thanh toán chi phí đồng chi trả vượt quá sáu tháng lương cơ sở khi đủ điều kiện.
Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn phát
triển. Đặc biệt, những thực phẩm thuộc nhómnguy cơ
cao như thịt, cá, trứng, sữa, thực phẩmkhông được làm
sạchdoquá trình sảnxuất, vậnchuyểnbị ônhiễm…đều
có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Ngoài ra, một số món ăn như canh, súp hoặc thực
phẩm phải chế biến qua nhiều khâu có nguy cơ “dính”
vi khuẩn từ bên ngoài.
Các bếp ăn tập thể, bữa ăn tập trung đông người như
đám cưới, tiệc… đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Việc phải phục vụ nhiều người cùng một lúc, tốc độ
phục vụ nhanh khiến thức ăn chưa đủ thời gian chín,
đồ chín để lẫn với đồ sống dễ bị nhiễm khuẩn. Việc đồ
ăn phải chuẩn bị từ sớm cũng có nguy cơ bị ôi thiu.
Ngoài ra, vàomùa nắng nóng, những thực phẩmnhư
hải sản giàu đạm, protein…nhanh chóng bị ôi thiu nên
người ăn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Do vậy, vàomùa nắng nóng, tất cả thực phẩmđã qua
chế biến chỉ nên để ở ngoài khoảng 2-3 tiếng. Nếu để
lâu hơn, thực phẩm có thể bị ôi thiu, tạo điều kiện cho
vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc khi ăn phải.
Nếu người dân muốn bảo quản thực phẩm lâu hơn
thì nên để trong điều kiện lạnh như tủ lạnh, phích đựng
đá, tốt nhất nên để đông lạnh. Thức ăn đã chế biến để
trong tủ lạnh trước khi ăn nên đun sôi lại ở nhiệt độ
trên 100 độ C trong thời gian hơn 5 phút.
THANH THANH
ghi
BS
NGUYỄN TRUNG NGUYÊN
,
Giám đốc Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai:
Thực phẩm nào có nguy cơ “dính” vi khuẩn?
Người dân đến khámchữa bệnh tại BVQuân y 175. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Thông tin
cải chính,
xin lỗi
Vào lúc 18 giờ 2 phút
ngày 11-4-2024, báo
Pháp
Luật TP.HCM
điện tử
(plo.vn) có đăng tin
“Phát hiện nhiều CSGT
sử dụng ma túy trong
khách sạn”
của tác giả
YA Huy.
Theo kết quả xác minh
từ cơ quan chức năng, nội
dung bản tin trên có nhiều
chi tiết sai sự thật.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã rút bản tin trên khỏi
hệ thống. Chúng tôi chân
thành xin lỗi Công an
TP.HCM cùng bạn đọc.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook