9
Dự án nâng cấp đường Lương Định Của
vẫn vướng mặt bằng
Ông Lương Minh Phúc cho biết dự án nâng cấp đường Lương Định Của
có vai trò quan trọng - trở thành trục chính kết nối với dự án nút giao An
Phú. Hiện dự án vẫn còn vướng mặt bằng, nếu TP Thủ Đức bàn giao mặt
bằng, TP Thủ Đức sẽ hoàn thành, thông xe trong bảy tháng.
Hiện nay còn xử lý nền đất yếu, di dời tiện ích. Ngoài ra, dự án cònmột số
đoạn được Ban giao thông đang tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cảnh quan
cho dự án và triển khai thi công những đoạn có mặt bằng trống.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho biết TP Thủ Đức sẽ
nỗ lực hoàn thiện điều chỉnh ranh dự án Trường Thịnh trong tháng 4 này
và nhà thầu có thể thi công ngay. TP Thủ Đức cũng tăng cường vận động
người dân, kịp bàn giao mặt bằng sớm nhất.
Tại đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các đơn vị cần
quyết tâm giải phóng mặt bằng để dự án triển khai thi công, hoàn thành
trong bảy tháng.
Phú trở thành nút giao năm tầng.
“Khó khăn của dự án hiện nay
là vừa tổ chức giao thông vừa đảm
bảo an toàn giao thông. Vì vậy, tiến
độ dự án nút giao An Phú cũng ít
nhiều bị ảnh hưởng. Một số hạng
mục phải đợi các mũi thi công khác
hoàn thành mới có thể triển khai
thi công để ít ảnh hưởng đến giao
thông” - ông Phúc nói.
Ông Phúc đơn cử khu vực An
Phú có tới 22.000 xe container di
chuyển/ngày nên việc thi công sẽ
tác động không nhỏ tới các phương
tiện. Ban giao thông sẽ tập trung rà
soát, tổ chức giao thông lượng xe
container đi qua nút giao để hạn
chế ùn ứ nhất có thể. Trong đó có
thể phân luồng từ xa, tách xe máy
không đi qua nút giao phức tạp.
Theo nhà thầu triển khai dự án
nút giao An Phú, nếu có thể tổ
chức giao thông nút giao Mai Chí
Thọ - Đồng Văn Cống và cho dòng
xe container di chuyển vào đường
D1 thì thời gian thi công nút giao
sẽ rút ngắn khoảng ba tháng. Lúc
này, cầu Giồng Ông Tố và đường
Đồng Văn Cống - Mai Chí Thọ sẽ
hoàn thành đồng bộ.
Ông Phúc cũng cho biết Ban giao
thông và Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp
tục lên phương
án phân luồng
để đảm bảo thi
công và điều tiết
giao thông. Đồng
thời tăng cường thi
công ba ca, bốn
kíp để dự án cầu
Giồng Ông Tố và
cầu Bà Dạt, một
phần hầm chui
HC1 hoàn thành
trong năm 2024.
Mặt bằng
đã có,
cần đẩy nhanh tiến độ
Tại công trường, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá
dự án đã có mặt bằng. Vấn đề là
tổ chức giao thông ở nút giao An
Phú và tổ chức thi công hợp lý. Các
đơn vị cần lên phương án điều tiết
xe hai bánh và xe container đi lại
đảm bảo giao thông.
ĐÀOTRANG-NHƯNGỌC
C
hiều 12-4, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi đã đi
khảo sát thực địa, kiểm tra tiến
độ triển khai thi công dự án xây
dựng đường Lương Định Của và dự
án xây dựng nút giao An Phú, TP
Thủ Đức. Tại đây, Chủ tịch UBND
TP.HCM yêu cầu chủ đầu tư tổ chức
giao thông khu vực nút giaoAn Phú
và tổ chức thi công để dự án hoàn
thành đúng tiến độ đề ra.
Nút giao Đồng Văn Cống
- Mai Chí Thọ quyết định
tiến độ nút giao An Phú
Báo cáo tại công trường, ông
Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông TP (Ban giao
thông), cho biết dự án xây dựng nút
giao An Phú hiện có 350 công nhân
triển khai thi công ở tám gói thầu.
Theo ông Phúc, nút giao An Phú
là nút giao đẹp nhất song cũng rất
phức tạp. Đây là nút giao có tuyến
đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha
Trang và TP.HCM - sân bay Long
Thành. Trong tương lai, nút giaoAn
Chủ tịch
UBND
TP.HCM
Phan Văn
Mãi
(bên trái
hàng trên
cùng)
nghe
báo cáo
tiến độ
dự án tại
công trường
nút giao
An Phú.
Ảnh:
NHƯNGỌC
Ông Phan Văn Mãi yêu cầu các
đơn vị cần lên phương án nghiên
cứu việc điều tiết giao thông ở nút
giao Đồng Văn Cống - Mai Chí Thọ,
cần nghiên cứu kỹ và bàn phương án
triển khai, đánh giá tác động, chạy
mô phỏng. Đồng thời, Sở GTVT
TP cần lấy ý kiến của các hiệp hội
về đề xuất này.
“Chúng ta nên nghiên cứu phương
án đóng cục bộ để đẩy tiến độ dự
án nhanh nhất có thể. Vì vậy, chủ
đầu tư cần làm việc với nhà thầu
về tiến độ để cầu Giồng Ông Tố,
hầm chui được hoàn thành đồng bộ
vào dịp 2-9 này. Mấu chốt của vấn
đề là điều tiết giao thông gắn với
tổ chức thi công phải nhịp nhàng.
Nhà thầu cần triển khai thi công
ba ca, bốn kíp để đẩy nhanh tiến
độ. Cần thiết là điều tiết theo giờ
để mang lại hiệu quả, các đơn vị
có gặp khó khăn
gì cần sớm báo
cáo để kịp thời
giải quyết” - ông
Mãi nói.
Người đứng
đầu TP đề nghị
các bên cần tập
trung nghiên cứu,
đề xuất sớm đầu
tư đường hầm
Tr ần Não vớ i
tổng mức đầu
tư khoảng 600
tỉ đồng để đồng
bộ và phát huy
được hạ t ầng
giao thông cho cả khu vực phía
đông TP.
Bên cạnh đó là mở rộng cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây,
đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long
Thành bởi sân bay Long Thành sắp
hoàn thành. Vì vậy cần có nhiều
tuyến đường kết nối, đặc biệt mở
rộng cao tốc là cấp thiết.•
Khó khăn của dự án
hiện nay là vừa tổ chức
giao thông vừa đảm bảo
an toàn giao thông. Vì
vậy, tiến độ dự án nút
giao An Phú cũng ít
nhiều bị ảnh hưởng. Một
số hạng mục phải đợi các
mũi thi công khác hoàn
thành mới có thể triển
khai thi công để ít ảnh
hưởng đến giao thông.
Bộ GTVT vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ
GTVT Lê Anh Tuấn và lãnh đạo các tỉnh tại cuộc họp diễn
ra vào cuối tháng 2, bàn việc xây dựng đường vành đai 4
TP.HCM. Theo đó, Bộ GTVT thống nhất quy mô mặt cắt
ngang đầu tư giai đoạn 1 phần tuyến cao có tối thiểu bốn
làn xe chạy, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải
phân cách giữa hai chiều xe chạy. Riêng đoạn trên địa bàn
tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng, Bộ GTVT đề nghị
tỉnh Bình Dương chỉ đạo tư vấn nghiên cứu, đề xuất quy
mô đầu tư phù hợp với quy hoạch.
Về cơ chế và chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng
tuyến đường vành đai 4, Bộ GTVT cùng UBND các tỉnh,
thành nhận thấy tổng mức đầu tư của các dự án thành phần
rất lớn, qua nhiều địa phương, cần có giải pháp đặc thù
để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Vì vậy, các bên
thống nhất cần báo cáo, xin ý kiến Hội đồng điều phối
vùng Đông Nam Bộ và báo cáo Thủ tướng về chủ trương
xây dựng nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc
thù cho các dự án đường vành đai 4 TP.HCM để trình
Quốc hội.
Các cơ chế đặc thù cho dự án đường vành đai 4 TP.HCM
sẽ được tham khảo ở các dự án đã triển khai và được Quốc
hội cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù. Chẳng
hạn dự án đường vành đai 4 Hà Nội, đường vành đai 3
TP.HCM…
Bộ GTVT và UBND các tỉnh thống nhất đề nghị chính
quyền TP.HCM đảm nhận vai trò là cơ quan đầu mối để
thực hiện tổng hợp việc triển khai thực hiện các dự án xây
dựng tuyến đường vành đai 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Các tỉnh cũng được giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên
quan khẩn trương rà soát hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi các dự án được giao làm cơ quan có thẩm quyền và hoàn
thiện các thủ tục có liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt chủ trương đầu tư các dự án trong quý III năm nay.
Đối với đoạn vành đai 4 do UBND tỉnh Long An là cơ
quan có thẩm quyền, Bộ GTVT đề nghị tỉnh Long An
nghiên cứu đề xuất của TP.HCM, chỉ đạo tư vấn bổ sung
thêm phương án đầu tư. Chẳng hạn việc tách đoạn vành
đai 4 trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP.HCM (dài khoảng 3,8
km) thành dự án thành phần độc lập và giao TP.HCM làm
cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách TP.
Về phương án đầu tư các công trình cầu tại vị trí giáp
ranh kết nối giữa hai tỉnh (cầu Thủ Biên kết nối giữa tỉnh
Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, cầu Bàu Cạn kết nối giữa
tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Bộ GTVT đề
nghị các tỉnh trao đổi, thống nhất trách nhiệm giải phóng
mặt bằng và đầu tư xây dựng. Cạnh đó, đề xuất cơ chế đặc
thù để đầu tư các công trình cầu nằm trên địa bàn của hai
tỉnh.
Dự án đường vành đai 4 TP.HCM dài hơn 206 km, đi qua
TP.HCM (17,3 km), Bình Dương (47,45 km), Bà Rịa-Vũng
Tàu (18,1 km), Đồng Nai (45,6 km), Long An (78,3 km).
VIẾT LONG
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu
đẩy nhanh tiến độ nút giao An Phú
Chủ tịchUBNDTP.HCMPhanVănMãi cho rằngmặt bằng nút giao An Phú đã có sẵn, các cơ quan chức năng
cần giải quyết các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Xinnghị quyết thí điểmcơ chế, chính sáchđặc thù làmvànhđai 4TP.HCM