2
Sáng 17-4, Trường ĐH Kinh tế quốc dân phối hợp
với Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội đã tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2023 và
triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng
kinh tế trong bối cảnh mới.
Tại hội thảo, GS-TS Phạm Hồng Chương, Hiệu
trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết tăng
trưởng của Việt Nam năm 2023 kém hơn so với giai
đoạn trước dịch COVID-19. Trong đó, nổi bật nhất là
sự suy yếu của tổng cầu và các thành tố quan trọng của
tổng cầu như tiêu dùng và đầu tư, cùng với chất lượng
tăng trưởng không được cải thiện.
GS-TS Chương nhận định những động lực truyền
thống đến từ tổng cầu (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu)
còn yếu. Khu vực doanh nghiệp (DN) còn đang đối mặt
với nhiều khó khăn, trong khi động lực tăng trưởng mới
còn chưa rõ ràng. Môi trường tài chính và vĩ mô như
hệ thống tài chính tiền tệ, thị trường trái phiếu DN, thị
trường vàng và thị trường bất động sản còn chứa đựng
nhiều rủi ro.
Theo ông Chương, tổng cầu đóng vai trò quan trọng
trong xác định mức độ hoạt động kinh tế và việc làm trong
nền kinh tế. Tổng cầu giảm cho thấy nền kinh tế có nguy
cơ suy thoái. Điều này ảnh hưởng đến mức tăng trưởng
chung của nền kinh tế, gây ra các hậu quả như sản xuất
công nghiệp sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, giảm thu nhập
và chi tiêu của người dân… Vì vậy, phục hồi tổng cầu là
một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.
“Điều này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ban ngành
liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích
hợp, kịp thời để củng cố các động lực tăng trưởng từ
phía tổng cầu. Từ đó phục hồi tổng cầu, tạo tiền đề phát
triển kinh tế trong bối cảnh mới” - GS-TS Chương nói.
TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung
ương, đánh giá sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu
khiến nền kinh tế Việt Nam khó khăn, do cả ba thành
phần là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều suy yếu.
Trong khi đó, động lực chi tiêu cũng có xu hướng suy
giảm. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 9,6% so với
mức tăng 20% của năm 2022. Thu nhập của người dân
giảm sút dẫn đến cầu tiêu dùng hàng hóa giảm.
TS Nguyễn Đức Hiển dẫn số liệu của năm 2023 cho
thấy tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng 3,52% so với năm
trước. Về dịch vụ du lịch, mặc dù đã có nỗ lực trong
việc thu hút khách quốc tế quay trở lại Việt Nam. Trong
năm 2023, lượt khách quốc tế ước tính đạt 12,6 triệu
người, gấp 3,4 lần năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 70%
so với năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
TS Nguyễn Đức Hiển thống kê qua hơn 30 năm (giai
đoạn 1991-2023), tốc độ tăng trưởng trung bình của
Việt Nam đạt khoảng 6,2%. Trong khi đó, Hàn Quốc
trong 40 năm trung bình đạt khoảng 8%, Nhật Bản đạt
khoảng 9,4%. “Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay,
Thời sự -
ThứNăm18-4-2024
M.TRÚC - T.LINH-
T.HÀ- T.UYÊN
L
ãi suất ngân hàng giảm
sâu cộng với các gói hỗ
trợ lãi suất được Chính
phủ đưa ra để hỗ trợ doanh
nghiệp (DN) đầu tư, sản xuất,
kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều
DN, nhất là các DN vừa và
nhỏ cũng không mặn mà.
Trong khi đó, ở thời điểm
này, người dân cũng thắt chặt
hầu bao, sức mua cũng sụt
giảm. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe của
nền kinh tế.
Lãi suất ngân hàng
“chạm đáy”,
DN vẫn thờ ơ
Năm 2024, Ngân hàng
Nhà nước định hướng mục
tiêu tăng trưởng tín dụng là
15%, tương đương khoảng
2 triệu tỉ đồng sẽ được đưa
vào nền kinh tế. Tuy nhiên,
tính đến ngày 10-4 vừa qua,
tăng trưởng tín dụng toàn
nền kinh tế mới đạt hơn 1%,
trong khi cùng kỳ năm ngoái
tăng gần 2,5%.
Để thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng, các ngân hàng đua
nhau đưa ra các gói lãi suất ưu
đãi. Thậm chí có ngân hàng
không giới hạn quymô gói tín
dụng ưu đãi mà dựa vào cầu
tín dụng, tức là nhu cầu của
khách hàng tăng đến đâu thì
quy mô vốn ưu đãi sẽ được
nới rộng đến đó. Thế nhưng
không phải ai cũng mạnh dạn
vay vốn ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Phượng,
PhóTổngGiámđốcAgribank,
cho biết từ đầu năm đến nay,
tăng trưởng tín dụng của
Khi các ngành sản xuất khởi
động thì đương nhiên dòng
vốn cũng được chảy vào đó.
“Tuy nhiên, giờ đây giá điện
tăng, xăng dầu tăng, lương
tăng…khiến chi phí sản xuất
cũng tăng theo. Trong khi đó,
nhiều DN vẫn còn thiếu đơn
hàng, không có nhu cầu sản
xuất, đương nhiên cũng không
có nhu cầu sử dụng vốn. Vậy
thì ngành ngân hàng biết đưa
vốn vào đâu bây giờ?!” - bà
Công ty CP Long Sơn, cho
biết: Trong khoảng 30 năm
hoạt động kinh doanh và vay
vốn ngân hàng, chưa bao giờ
ông được vay với lãi suất
thấp như hiện nay. Các khoản
vay ngắn hạn 3-6 tháng, có
tài sản thế chấp đang ở mức
4,5%-5,5%/năm. “Cá biệt có
những ngân hàng đang mời
tôi vay với tín chấp chỉ có
4%/năm. Tuy nhiên, với các
khoản vay trung, dài hạn thì
lãi suất vẫn ở mức cao. Do
đó, để giảm chi phí lãi vay,
tôi buộc phải xoay dòng tiền
để tất toán những khoản vay
trung hạn và chuyển sang
vay ngắn hạn” - ông Sơn nói.
Trong khi đó, ông Phạm
QuangAnh, Giám đốc Công
tyMayDONY, cho biết ngành
may mặc hiện đã có dấu hiệu
thoát đáy nhưng vẫn chưa
thể phục hồi như giai đoạn
trước dịch COVID-19. Các
đơn hàng đã về nhưng giá
cả rất cạnh tranh. Vì vậy,
lợi nhuận thu về cũng chỉ
đủ bù đắp các chi phí sản
xuất, chi phí lãi vay, lương
cho công nhân...
“Dù lãi suất của các khoản
vay đáp ứng cho nhu cầu
vốn lưu động hiện đã thấp
hơn khoảng 2%/năm so với
một năm trước, song tôi vẫn
không có ý định dựa vào vốn
vay ngân hàng. Thậm chí,
tôi vừa chấp nhận cắt lỗ một
miếng đất để giảm dư nợ vay
ngân hàng. Nói chung, ở giai
đoạn hiện nay, sức mình có
bao nhiêu thì làm bấy nhiêu
chứ không dámmở rộng đầu
tư thêm nữa” - ông Phạm
Quang Anh cho biết.
Ngành bán lẻ ồ ạt
khuyến mãi,
sức mua vẫn giảm
Nhiều ngân hàng đua nhau đưa ra các gói lãi suất ưu đãi nhưng doanh nghiệp vẫn chưamặnmà. Ảnh: NGUYỆTNHI
tháng sau luôn cao hơn so
với tháng trước nhưng so
với cuối năm ngoái thì hiện
tín dụng vẫn âm.
Theo bà Phượng, lãi suất
cho vay đang ở mức rất thấp,
còn lãi suất huy động cũng đã
“chạmđáy”. Giờ đây, giữa các
ngân hàng thương mại không
tồn tại cuộc đua cạnh tranh về
lãi suất huy động nữa mà chỉ
có cùng nhau giảm lãi suất.
“Tuy nhiên, lãi suất cũng
chỉ giảm đến một giới hạn
nhất định nào đó thôi, chứ cứ
giảm mãi sẽ không đảm bảo
hiệu quả kinh doanh được
nữa. Vì ngân hàng cũng là
DN và chúng tôi đang phải
trả lãi cho người gửi tiền nên
nếu không cho vay ra được
thì rất lo” - bà Phượng nói.
Hiện nay, Agribank đang
tập trung giảm lãi suất cho
vay với những dự án tốt để
giảm trích lập dự phòng
rủi ro. Bà Phượng cho biết
mức chênh lệch lãi suất huy
động - lãi suất cho vay quá
thấp nên lợi nhuận thu được
chỉ đủ để ngân hàng cầm cự
là chính.
Bà Phượng nhìn nhận vấn
đề đặt ra thời điểm này không
phải là làm thế nào để thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng nữa mà
là làm thế nào để kích thích
được sản xuất.
“Khi sản xuất được kích
thích thì ngay lập tức DN sẽ
có nhu cầu về vốn. Mà muốn
kích thích sản xuất thì lại
không phải đến từ phía ngành
ngân hàng mà các chính sách
hỗ trợ cần làm thế nào để
các DN đẩy mạnh sản xuất
trở lại, làm sao cho khu vực
xuất khẩu được phục hồi…
Phượng nói.
Theo phó tổng giám đốc
một ngân hàng thương mại
cổ phần, lúc kinh tế sôi động
thì khách hàng tự tìm đến
ngân hàng, còn giờ đây khi
cầu tiêu dùng yếu, ngân hàng
phải chạy đôn chạy đáo đi
tìm khách hàng dù lãi suất đã
giảm xuống rất thấp.
Tuynhiên, vị này chobiết dù
khó kiếm khách hàng nhưng
nếu sức khỏe tài chính DN
suy giảm thì cũng không dám
mạo hiểm cho vay. “Ngay cả
khách hàng đang trả nợ bình
thường nhưng vì ngành hàng
sản xuất, kinh doanh của họ
vẫn còn èo uột thì ngân hàng
buộc phải yêu cầu khách hàng
bổ sung tài sản thế chấp để
giữ nguyên hạn mức cho vay.
Nếu không còn tài sản thế
chấp để bổ sung thì chúng
tôi buộc phải giảm dần dư
nợ với khách hàng” - vị này
cho hay.
Ông Vũ Thái Sơn, Chủ
tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
“Khi sản xuất
được kích thích thì
ngay lập tức doanh
nghiệp sẽ có nhu
cầu về vốn.”
Tính chung năm 2023, kim
ngạch xuất và nhập khẩu đều
giảmso với năm trước, lần lượt
giảm4,4%và 8,9%do nhu cầu
từ các thị trường chính củaViệt
NamnhưMỹ,HiệphộiCácquốc
gia ĐôngNamÁ (ASEAN), Liên
minh châu Âu (EU) và một số
quốc gia Đông Á đều giảm.
Tiêu điểm
Bung hàng loạt giải pháp kích
Đầu tư, xuất khẩuvà tiêudùngđều suy yếu
Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất
nhưng doanh nghiệp vẫn “né”,
thậm chí bán tài sản cắt lỗ
để giảmáp lực vay ngân hàng.