16
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc
hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung
Quốc (TQ) Đổng Quân vào ngày 16-4, theo tờ
South
China Morning Post
. Đây là lần đầu tiên hai bộ trưởng hội
đàm trong hơn hai năm qua.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder, ông
Austin và ông Đổng đã thảo luận về “quan hệ quốc phòng
cũng như các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu” giữa
Mỹ và TQ.
“Bộ trưởng Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tôn trọng quyền tự do hàng hải trên biển được đảm bảo
theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là ở Biển Đông” - ông
Ryder cho biết.
Hai bộ trưởng cũng thảo luận về chiến sự Nga -
Ukraine, những động thái gần đây của Triều Tiên, quan hệ
quốc phòng Mỹ - Trung và các vấn đề an ninh toàn cầu.
Ông Ryder cho biết ôngAustin cũng “nhắc lại rằng Mỹ vẫn
cam kết thực hiện chính sách “một TQ” và tái khẳng định tầm
quan trọng của hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Phía TQ chưa lên tiếng về cuộc hội đàm của hai bộ
trưởng. TQ đã cắt đứt kênh liên lạc quân sự cấp cao với
Mỹ hồi năm 2022, sau khi chủ tịch Hạ viện khi đó là bà
Nancy Pelosi tới thăm Đài Loan bất chấp Bắc Kinh phản
đối quyết liệt.
Phái đoàn hai bên gặp nhau từ ngày 2 đến 4-4 tại
Hawaii, bắt đầu đàm phán nối lại kênh liên lạc quân sự.
Việc đàm phán nhằm nối lại kênh liên lạc quân sự giữa
hai nước là sự kiện mới nhất trong nỗ lực của cả Mỹ
và TQ nhằm cải thiện quan hệ song phương, kể từ sau
hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình vào tháng 11-2023 ở bang
California (Mỹ).
Ông Ryder nhấn mạnh tầm quan trọng của đường dây
liên lạc cởi mở giữa quân đội hai nước và tái khẳng định hai
bên sẽ nối lại các cuộc đối thoại giữa các chỉ huy quân sự.
Cuộc điện đàm diễn ra sau chuyến thăm gần đây của Bộ
trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Bộ trưởng
Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen tới Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng dự kiến sẽ tới
thăm TQ trong tháng này.
DƯƠNG KHANG
Hội đàmquốc phòngMỹ - Trung: Sớmmở lại kênh liên lạc quân sự
Xung đột Iran - Israel: Lợi Nga,
khó Ukraine?
Diễn biến căng thẳng gần đây giữa Iran và Israel cómối liên hệ bất ngờ với chiến sựNga - Ukraine.
THẢOVY
R
ạng sáng 14-4, Iran phát
độngmột cuộc tấn công
quy mô lớn chưa từng
có vào lãnh thổ Israel bằng
170 máy bay không người
lái (UAV) tự sát, 30 tên lửa
hành trình và 120 tên lửa đạn
đạo, theo đài
CNN
.
Cuộc tấn công nhằmđáp trả
việc Đại sứ quán Iran ở Syria
bị không kích vào ngày 1-4
khiến bảy thành viên cấp cao
của lực lượng Vệ binh Cách
mạng Hồi giáo Iran (IRGC)
thiệt mạng mà Iran cho rằng
Israel là thủ phạm.
Cũng trong đêm 13, rạng
sáng 14-4, Ukraine báo cáo
các đợt tấn công củaNga bằng
10 UAV Shaded do Iran sản
xuất vào lãnh thổ Ukraine.
Hai diễn biến ở hai khu
vực khác nhau và tưởng
chừng không liên quan với
nhau nhưng đang cho thấy
mối liên hệ mật thiết ở nhiều
góc độ.
Nga được gì khi Iran
- Israel căng nhau?
Giới quan sát cho rằng
những căng thẳng hiện tại ở
Trung Đông có thể sẽ mang
lại một số lợi ích cho Nga.
Đầu tiên phải kể đến những
biến động trên thị trường
năng lượng. Theo hãng tin
Reuters
, từ trước khi Iran
tấn công Israel, những lo
ngại về khả năng xảy ra vụ
tấn công đã đẩy giá dầu toàn
cầu tăng trong ngày 12-4. Cụ
thể, giá dầu thô Brent tăng
71 cent, tương đương 0,8%,
lên 90,45 USD/thùng - mức
cao nhất kể từ tháng 10-2023.
Trong khi đó, dầu thô West
Texas của Mỹ tăng 64 cent,
lên 85,66 USD/thùng.
Nhiều chuyên gia dự đoán
giá dầu sắp tới sẽ tăng. Các
chuyên gia đồng tình rằng
mức tăng sẽ phụ thuộc vào
phản ứng của Israel sau cuộc
tấn công của Iran.
Nếu giá dầu chuyển biến
đúng như các chuyên gia dự
đoán, Nga - một trong những
nước xuất khẩu dầu thô hàng
đầu thế giới sẽ hưởng lợi và
doanh thu tăng từ dầu mỏ
chắc chắn sẽ hỗ trợ Moscow
duy trì hoạt động quân sự ở
Ukraine.
Bên cạnh đó, một cuộc
xung đột có sự tham gia
của Israel, đồng minh của
phương Tây ở Trung Đông,
sẽ làm phương Tây phân
tán sự chú ý khỏi chiến sự
Nga - Ukraine.
Các chuyên gia tại Viện
Nghiên cứu chiến tranh
(ISW, Mỹ) cho rằng trong
đòn trả đũa vào Israel, Iran
đã triển khai chiến thuật mà
Nga thực hiện ở Ukraine, đó
là việc kết hợp giữa tên lửa
đạn đạo, tên lửa hành trình
và UAV để xuyên thủng hệ
thống phòng không tiên tiến
của phương Tây.
Ukraine trước nỗi lo
bị bỏ rơi
Như đã đề cập, việc Mỹ
và đồng minh phải tập trung
vào Israel có thể khiến sự
quan tâm dành cho Ukraine
suy giảm.
Chẳng hạn, giữa tháng
10-2023, chỉ vài ngày sau
khi xung đột Israel - Hamas
bùng phát, truyền thông Mỹ
đưa tin rằng Lầu NămGóc có
kế hoạch gửi cho Israel hàng
chục ngàn quả đạn pháo 155
mm, vốn được chuẩn bị để
gửi sang Ukraine.
Ngoài ra, gói viện trợ trị
giá 95 tỉ USD, trong đó có
14 tỉ USD cho Israel và 60
tỉ USD cho Ukraine vẫn
đang kẹt tại Hạ viện Mỹ và
nguyên nhân của sự trì hoãn
Tổng thốngNga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Căng thẳng Iran - Israel kéo dài
chưa chắc có lợi cho Nga
Có ý kiến cho rằng Nga khôngmuốn căng thẳng giữa
Iran và Israel leo thang do mối quan hệ mật thiết giữa
Moscow với Tehran. Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine
bùng phát, Nga đã tăng cường quan hệ đối tác với Iran
về kinh tế và quốc phòng.
Ukraine và phương Tây liên tục cáo buộc Iran cung
cấp vũ khí cho Nga, bất chấp việc hai nước này nhiều lần
bác bỏ. Theo bà Michelle Grisé, nhà nghiên cứu tại Viện
Nghiên cứu chính sách RAND Corporation (Mỹ), xung
đột trực tiếp giữa Israel và Iran sẽ hạn chế khả năng Iran
tiếp tục đóng vai trò là nhà cung cấp quân sự cho Nga.
Ngoài ra, ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông có
thể bị suy giảm nếu căng thẳng Iran - Israel kéo dài.
Theo
The National Interest
, hồi tháng 10-2023, Nga đã
không thể hỗ trợ đồng minh cũ Armenia trong tranh
chấp với Azerbaijan do đang vướng trong cuộc chiến
với Ukraine. Và giờ Moscow không muốn việc này lặp
lại với đồng minh Tehran.
Theo
Reuters
, nhà phân tích
Giovanni Staunovo tại Ngân
hàng đầu tư đa quốc gia UBS
(Thụy Sĩ) nhận định khả năng
giádầutănggầnnhưchắcchắn
nếu đánh giá mức độ nghiêm
trọng của sự việc “vì đây là lần
đầu tiên Iran tấn công Israel từ
lãnh thổ Iran”.
Tiêu điểm
Một cuộc xung đột
có sự tham gia của
Israel, đồng minh
của phương Tây
ở Trung Đông, sẽ
làm phương Tây
phân tán sự chú ý
khỏi chiến sự Nga -
Ukraine.
là vì các đảng viên Cộng hòa
cực hữu tại Hạ viện không
muốn tăng thêm viện trợ
cho Kiev.
Ngay sau khi Israel bị Iran
tấn công, Chủ tịchHạ việnMỹ
Mike Johnson chobiếtHạ viện
sẽ cố gắng để thông qua gói
viện trợ cho Israel trong tuần
này. Tuy nhiên, ông Johnson
không cho biết gói viện trợ
có đi kèm khoản viện trợ cho
Ukraine hay không.
Giới lãnh đạo Ukraine hiểu
rõ thực tế này và đang tìm
cách điều chỉnh. Ngày 14-4,
bình luận về cuộc tấn công
của Iran vào Israel, Tổng
thống Ukraine Volodymyr
Zelensky nói rằng cuộc tấn
công là một “lời cảnh tỉnh”
để Mỹ tiếp tục hỗ trợ các
đồng minh.
“Điều quan trọng là Quốc
hội Mỹ phải đưa ra những
quyết định cần thiết để
tăng cường sức mạnh cho
các đồng minh của Mỹ
vào thời điểm quan trọng
này” - ông Zelensky nói,
ám chỉ gói viện trợ đang
kẹt tại Hạ viện.
Nhà lãnh đạo Ukraine
cũng lưu ý rằng “chỉ có sự
hỗ trợ hữu hình” mới ngăn
được “UAV và đánh chặn
được tên lửa” chứ không
phải “lời nói”.
Cựu Bộ trưởng Hạ tầng
UkraineVolodymyr Omelyan
cũng gửi một thông điệp
tương tự tới các đảng viên
Cộng hòa.
“Tôi hy vọng cuộc tấn
công của Iran vào Israel sẽ
gửi một thông điệp mạnh
mẽ tới các đảng viên Cộng
hòa rằng không thể chờ đợi
thêm nữa. Bạn không thể
thương lượng với những kẻ
muốn cướp và giết bạn. Vì
vậy, tôi hy vọng trong tuần
tới Quốc hội Mỹ sẽ phê
chuẩn viện trợ cho Israel và
Ukraine” - tờ
Politico
dẫn
lời ông Omelyan.•
Bộ trưởng BộQuốc phòngMỹ LloydAustin và người đồng cấp
TrungQuốc ĐổngQuân. Ảnh: REUTERS, HẢI QUÂNTRUNGQUỐC
Quốc tế -
ThứNăm18-4-2024