13
Hàng trămngười
rối loạn tâmthần
donghiện rượu
Trong quý I-2024, BV đa khoa Lạng Sơn
tiếp nhận điều trị gần 100 bệnh nhân
mắc các rối loạn tâm thần do nghiện rượu.
Ngày 17-4, BV đa khoa Lạng Sơn cho biết vừa tiếp
nhận một nam bệnh nhân, 43 tuổi, trú huyệnYên Lãng,
vào viện trong tình trạng mê sảng, rối loạn cảm xúc,
ảo giác, co giật.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân
bị rối loạn tâm thần do nghiện rượu và chỉ định điều
trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Người nhà bệnh nhân cho biết người này thường
xuyên uống rượu, đã nhiều lần chỉ uống rượu, không
ăn, không ngủ và bị lên cơn co giật, mê sảng. Mỗi lần
gia đình đưa bệnh nhân đến BV điều trị khỏi, khi về
nhà người này lại tiếp tục uống rượu. Đây là lần thứ
ba người này phải vào BV điều trị chứng rối loạn tâm
thần do nghiện rượu.
Trong ba tháng đầu năm 2024, khoa Tâm thần - Thần
kinh của BV đã tiếp nhận, điều trị cho gần 100 bệnh
nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu.
Bệnh nhân chủ yếu là nam giới, đang trong độ tuổi
lao động và cư trú tại các vùng nông thôn.
Theo BS Trịnh Thị Việt Hà, Phó Trưởng khoa Tâm
thần - Thần kinh, gần đây mỗi ngày khoa tiếp nhận
1-2 bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các rối loạn
tâm thần có liên quan đến rượu.
Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng,
có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim
mạch, dạ dày. Đồng thời thường có các biểu hiện nhưmê
sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,
la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác, đánh người,
gây thương tích cho bản thân và người xung quanh.
“Đây là biến chứng trầm trọng và thường gặp nhất ở
người lạm dụng rượu. Nguyên nhân gây ra là do nhiễm
độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu.
Sau khi ngừng uống rượu 12-48 giờ, các triệu chứng nổi
bật thường là rối loạn ý thức, mê sảng, các rối loạn về
thần kinh, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn co
giật kiểu động kinh” - BS Hà nói.
Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm
dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên
não bộ và các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển
hóa trong cơ thể khiến bệnh phức tạp, khó điều trị.
Theo các bác sĩ, đa số bệnh nhân đều đáp ứng tốt
trong quá trình điều trị tại BV. Tuy nhiên, việc điều trị
rối loạn tâm thần và cắt cơn cho người lạm dụng rượu
không khó bằng giai đoạn duy trì và chống tái sử dụng
rượu cho người bệnh tại nhà và cộng đồng.
“Bản thân người bệnh cần có nghị lực và quyết
tâm từ bỏ rượu, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị và
liệu pháp tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ. Gia đình
và xã hội cần kiên trì vận động để người bệnh từ bỏ
thói quen uống rượu, không nên kỳ thị, xa lánh mà cần
giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng” - BS
Hà nhấn mạnh.
So với những năm trước, tỉ lệ mắc các rối loạn tâm
thần do rượu đến điều trị tại khoa Tâm thần - Thần kinh
BV đa khoa Lạng Sơn có xu hướng tăng 5%-10% và
trẻ hóa về độ tuổi.
Lạm dụng rượu gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng
cuộc sống của người bệnh.
THANH TÚ
gây tử vong thứ hai sau ung
thư vú. Theo ghi nhận bệnh
ung thư năm 2020, Việt Nam
có hơn 9.000 ca mắc mới và
có hơn 3.000 ca tử vong vì
căn bệnh này.
Điều đáng tiếc, đây là hai
loại ung thư có hiệu quả điều
trị khả quan nếu phát hiện
sớm, tuy nhiên trên 1/2 số ca
phát hiện ở giai đoạn muộn.
Trong đánh giá tác động của
dự thảo Luật BHYT (sửa đổi),
Bộ Y tế cho hay theo nghiên
cứu được công bố bởi Quỹ dân
số Liên hợp quốc (UNFPA)
năm 2023, ba phương pháp
sàng lọc ung thư cổ tử cung
được đánh giá tại Việt Nam
gồmxét nghiệmHPV10 năm/
lần, xét nghiệm tế bào học
năm năm/lần và xét nghiệm
VIA ba năm/lần.
Kết quả mô hình hóa trong
toàn bộ thời gian sống của
quần thể cho thấy các phương
pháp sàng lọc ung thư cổ tử
cung giúp ngăn chặn 280.000-
287.000 ca tử vong.
Về sàng lọc ung thư vú, chi
trả trung bình 2.100-5.000
tỉ đồng/năm tùy thuộc vào
phương pháp sàng lọc. Tuy
nhiên, chi phí này sẽ giảm đi
đáng kể nếu giới hạn nhóm
tuổi phụ nữ được sàng lọc.
Theo GS-TS Nguyễn Vũ
Quốc Huy, Phó Chủ tịch Hội
Phụ sản Việt Nam, nếu được
phát hiện sớm và xử lý một
cách đúng đắn những trường
hợp tiền ung thư, ung thư cổ
tử cung, tỉ lệ chữa lành bệnh
lên đến hơn 90%.•
THANHTHANH
T
hông tin trên được nêu
tại Hội thảo tham vấn ý
kiến hồ sơ đề nghị xây
dựng Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật BHYT
do Bộ Y tế tổ chức vừa qua.
Giảmgánh nặng bệnh
tật cho người bệnh
Thông tin tại hội thảo, bà
TrầnThị Trang, Vụ trưởngVụ
BHYT, chobiếtmở rộngphạm
vi quyền lợi chi trả BHYT đối
vớikhámchữabệnhđểđánhgiá
nguy cơ và điều trị ngăn ngừa
sự xuất hiện, tiến triển củamột
số bệnh có tỉ lệ mắc cao. Cạnh
đó, đạt hiệu quả khi can thiệp
sớm, gópphầngiảmgánhnặng
bệnh tật ở giai đoạnmuộn, tiết
kiệm chi phí cho Quỹ BHYT.
Các bệnh được đề xuất chi
trả cho đánh giá nguy cơ, điều
trị ngăn ngừa bao gồm ung
thư vú và ung thư cổ tử cung.
Theo vụ trưởngVụ BHYT,
ung thư vú và ung thư cổ tử
cung là các bệnh ung thư phổ
biến, gây gánh nặng bệnh tật
lớn. Đã có nhiều bằng chứng
về chi phí và hiệu quả của các
biện pháp sàng lọc, bên cạnh
đó thực tiễn nhiều quốc gia
đã thực hiện chi trả BHYT
cho các bệnh này.
Nếu quy định được ban
hành, dự kiến sẽ tăng chi từ
Quỹ BHYT khoảng 2.600-
3.000 tỉ đồng/năm cho sàng
lọc ung thư cổ tử cung và
2.500-5.300 tỉ đồng/năm cho
sàng lọc ung thư vú.
“Chi phí này sẽ được bù
đắp bởi lợi ích của chính
sách mang lại và việc tiết
kiệmquỹ trong tương lai” - bà
Trang nhấn mạnh.
Cụ thể, chính sách giúp tiết
kiệm chi cho Quỹ BHYT do
việc phát hiện sớm và điều
trị kịp thời sẽ giúp giảm chi
phí cho điều trị bệnh tật ở
giai đoạn muộn. Giúp tiết
kiệm chi phí ngân sách chi
cho hoạt động phòng bệnh và
chi phí để giải quyết các vấn
đề sức khỏe, xã hội.
Tăng khả năng bảo đảm tài
chính cho người dân nhờ phát
hiện và điều trị sớm. Việc này
giúp tiết kiệm chi phí điều trị,
đi lại, tạm trú so với khi bệnh
nặng, giảm chi phí đồng chi
trả của người bệnh.
Đồng thời, chính sách sẽ tác
động rất tích cực đến nhóm
đối tượng là nữ giới, trẻ em,
người có thu nhập thấp bởi
họ sẽ được bảo đảm nhiều
quyền lợi liên quan.
Điều trị khả quan nếu
phát hiện bệnh sớm
Ung thư vú là bệnh phổ
biến hàng đầu ở nữ giới. Theo
Globocan (dự án của Cơ quan
nghiên cứu ung thư quốc tế)
vào năm 2020, mỗi nămViệt
Nam có 21.555 ca mắc mới
và 9.345 ca tử vong vì ung
thư vú. Ung thư vú là bệnh
có tiên lượng tốt nếu được
chẩn đoán và điều trị ở giai
đoạn sớm. Nghiên cứu ở các
nước châu Á đã chỉ ra tỉ lệ
sống thêm năm năm trong
khoảng 56,5%-86,7%.
Còn ung thư cổ tử cung là
một trong những ung thư hay
gặp ở nữ giới, chiếm khoảng
12% của tất cả bệnh ung thư
ở nữ giới và là nguyên nhân
Người dân
điều trị nội
trú tại BV K.
Ảnh: TT
Đề xuất BHYT chi trả đối với
các chế phẩm điều trị bệnh
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đề xuất BHYT chi trả đối với
các chế phẩmmáu, khí y tế (O
2
, N
2
O) và các chế phẩm khác
để điều trị bệnh.
Cụ thể như chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, sữa mẹ hiến
tặng thanh trùng nhằm bảo đảm tính bao quát, đồng bộ
với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
Các chế phẩmnày không phải là thuốc nhưng được dùng
để điều trị bệnh, đã được quy định trong các hướng dẫn
chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
các hội y khoa thế giới.
“Nếu được phát
hiện sớm và xử lý
một cách đúng đắn
những trường hợp
tiền ung thư, ung
thư cổ tử cung, tỉ lệ
chữa lành bệnh lên
đến hơn 90%.”
Người bị rối loạn tâmthần do nghiện rượu có biểu hiện
mê sảng, dễ bị kích động. Ảnh: BVCC
Đời sống xã hội -
ThứNăm18-4-2024
Đề xuất BHYT chi trả
khám sàng lọc
cho 2 bệnh ung thư
Bộ Y tế đề xuất mở rộng phạmvi chi trả BHYT để đánh giá nguy cơ
và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển củamột số bệnh
có tỉ lệ mắc cao như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.