11
Kinh tế -
ThứNăm18-4-2024
còn chưa khởi sắc, lạm phát
ngày càng gia tăng... khiến
vàng trở thành “hầm trú ẩn”
tốt nhất. Không chỉ người
dân Việt Nam mà người dân
thế giới, các ngân hàng trung
ương thế giới cũng đổ xô đi
mua vàng.
Trong bối cảnh nhiều kênh
đầu tư khác tại Việt Namchưa
ổn định, rủi ro cao như bất
động sản, chứng khoán… thì
tâm lý mua vàng để tìm lợi
nhuận của người dân càng
tăng, khiến cầu càng lớn và
kéo giãn sự chênh lệch giữa
cung và cầu, chắc chắn giá
vàng sẽ tăng lên.
Nguyên nhân tiếp theo là
hiện Việt Nam chỉ có một
thương hiệu vàng độc quyền,
trong khi đó lại không nhập
khẩu vàng nên nguồn cung
không thể tăng. Trong khi nhu
cầu của người dân thì lại tăng
theo từng ngày, vì vậy mỗi
ngày giá vàng lại có một giá.
Để giải quyết vấn đề này,
giải pháp dĩ nhiên là phải tăng
cung từ nguồn dự trữ ngoại
hối quốc gia, bởi không ai có
thể tiết giảm được nhu cầu
mua vàng của người dân. Và
minh chứng rõ nhất là sau
động thái của NHNN về việc
tổ chức đấu thầu vàng nhằm
tăng nguồn cung thì giá vàng
đã giảm 1 triệu đồng/lượng.
Đây không phải lần đầu
NHNN tổ chức đấu thầu vàng,
trước đó vào năm2013, chúng
ta đã có 76 phiên đấu thầu.
Việc này đã giúp áp lực mất
cân đối cung cầu giảm đi, từ
đó giá vàng đã hạ nhiệt.
. Vậy theo ông, liệu việc đấu
thầu vàng nhằm tăng nguồn
cung vàng ra thị trường có
phải là giải pháp mang tính
lâu dài?
+Việc tăng cung thông qua
đấu thầu vàng của NHNNđến
khi nào cân bằng để giảm
thiểu mất cân đối cung - cầu,
lúc đó giá vàng trong nước sẽ
tiệmcận với giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, cách tăng cung
vàng để đảm bảo cân đối
cung - cầu, kéo giảm chênh
lệch giá vàng Việt Nam với
giá vàng thế giới chỉ là giải
pháp nhất thời, mang tính tình
thế ngắn hạn, giải quyết vấn
đề cấp bách trước mắt.
Với giải pháp này, trong
trung và dài hạn, việc đấu
thầu vàng sẽ gây bất ổn cho
nền kinh tế, cũng như có thể
gây nên nhiều hệ lụy khác.
Bởi chúng ta không biết nhu
cầu vàng mà người dân cần là
bao nhiêu. Nếu NHNN tiếp
tục tung vàng ra thị trường
sẽ khiến người dân đổ xô đi
mua vàng để đầu cơ.
Chưa hết, theo dự báo của
thế giới, xu hướng giá vàng
sẽ tiếp tục tăng lên đến 3.000
USD/ounce. Vì thế, người
dân sẽ có tâm lý càng mua
sớm bao nhiêu thì càng có
nhiều cơ hội đầu cơ kiếm lời
bấy nhiêu.
Như vậy, nếu tiếp tục tung
vàng vật chất ra thị trường sẽ
là hình thức khuyến khích
người dân đầu cơ vào vàng
và có thể sẽ xảy ra tình trạng
“vàng hóa” nền kinh tế, đây
không phải là vấn đề tích cực
cho nền kinh tế.
Song song đó, khi NHNN
tung vàng ra thị trường bằng
hình thức đấu thầu thì buộc
phải sử dụng Quỹ dự trữ
ngoại hối quốc gia. Do đó,
MINHTRÚC
N
gân hàng Nhà nước
(NHNN) ngày 12-4 cho
biết sẽ thực hiện việc
tăng cung vàng miếng để xử
lý tình trạng chênh lệch cao
của giá vàng trong nước so
với giá thế giới. Đối với thị
trường vàng trang sức, mỹ
nghệ, NHNN tiếp tục tạo
điều kiện tối đa nhằm đảm
bảo đủ nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất để xuất
khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ.
Tiếp đó, ngày 15-4, NHNN
đã hoàn tất khâu chuẩn bị
đấu thầu vàng miếng nhằm
tăng nguồn cung vàng ra thị
trường. Loại vàng mang ra
đấu thầu là vàng miếng SJC.
Như vậy, sau 11 năm, cơ quan
này quay trở lại tổ chức đấu
thầu vàng miếng.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã
có cuộc trao đổi với PGS-TS
Ngô Trí Long,
nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu thị
trường giá cả (Bộ Tài chính),
chuyên gia kinh tế, về vấn
đề này.
Đấu thầu chỉ là
giải pháp trước mắt
.
Phóng viên:
Ông đánh giá
thế nào về chủ trương chuẩn
bị đấu thầu vàng của NHNN
nhằm tăng nguồn cung ra thị
trường để bình ổn giá vàng?
+
PGS-TS
Ngô Trí Long
(ảnh)
: Trước tiên, chúng ta
phải nhìn về nguyên nhân
khiến giá vàng trong nước
và thế giới chênh lệch quá
mức (khoảng 14 triệu đồng/
lượng). Nguyên nhân đầu tiên
là dự báo tình hình địa chính
trị bất ổn, kinh tế thế giới vẫn
“Về trung và dài
hạn, việc đấu thầu
vàng sẽ gây bất ổn
cho nền kinh tế
cũng như có thể
gây nên nhiều hệ
lụy khác, như tình
trạng “vàng hóa”
nền kinh tế.”
Hiện nay
không
biết được
nhu cầu
vàngmà
người dân
cần là bao
nhiêu.
Ảnh:
THÙYLINH
Đấu thầu không phải là
“cây đũa thần” hạ nhiệt giá vàng
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, đấu thầu vàng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường
chỉ là giải phápmang tính cấp bách, không phải là giải pháp lâu dài.
Ngày 17-4, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá
quý TP.HCM, cho biết khi có thông tin về việc nhiều cửa
hàng vàng đóng cửa để đối phó với việc kiểm tra của cơ
quan chức năng, hiệp hội đã đi khảo sát.
“Chúng tôi nhìn nhận có một vài cửa hàng đóng cửa
nhưng cũng chỉ là số ít, đa số vẫn hoạt động kinh doanh
bình thường. Chúng tôi có hỏi những cửa hàng đóng cửa
thì nhận được câu trả lời là họ lo lắng không biết sản
phẩm đang bán có bị quy vào hàng giả, hàng nhái như
thông tin đưa trên truyền thông hay không.
Ngoài ra, một số cửa hàng được nêu đích danh lên mặt
báo như Kim Khánh Giang trên đường Trần Quý, quận
11 đóng cửa thì không đúng. Vì cửa hàng đó đã được
trả mặt bằng và chuyển sang đường Phó Cơ Điều. Hay
doanh nghiệp vàng Cát Tường đóng cửa nhưng thật ra
họ chuyển địa chỉ sang đối diện bên kia đường…” - ông
Dưng nói.
Theo ông Dưng, những cửa hàng vàng nào làm sai thì
chắc chắn bị chế tài theo quy định nhưng các cửa hàng
vàng hoạt động kinh doanh có điều kiện nên họ sẽ phải
tuân thủ quy định pháp luật chặt chẽ.
“Hơn 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không cung
vàng nên những cửa hàng vàng được cấp phép sản xuất
phải mua vàng bên ngoài để có nguyên liệu sản xuất trang
sức. Thực tế, theo quy định, tiệm vàng được mua vàng trôi
nổi của các cá nhân không kinh doanh hoặc mua vàng từ
các trang sức cũ để làm nguyên liệu. Tất cả sẽ được ghi
nhận vào Bảng kê 01 theo quy định của Tổng cục Thuế” -
ông Dưng cho biết.
PHƯƠNG MINH - QUANG HUY
nếu tiếp tục biện pháp này
trong dài hạn thì Quỹ dự trữ
ngoại hối quốc gia sẽ giảm,
từ đó ảnh hưởng tới vấn đề
an ninh tiền tệ quốc gia. Đây
là vấn đề hết sức quan trọng
với một đất nước.
Triển khai đồng bộ
các giải pháp
mới hiệu quả
. Như ông nói, việc đấu thầu
vàng chỉ là giải pháp mang
tính cấp bách. Vậy theo ông,
đâu là giải pháp bình ổn thị
trường vàng mang tính chất
lâu dài?
+ Hiện NHNN và các cơ
quan liên quan phải triển khai
đồng bộ giải pháp, phải sửa
Nghị định 24/2012 về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng và
thay đổi tư duy quản lý vàng.
Cần sớm cho phép sở giao
dịch hàng hóa giao dịch mặt
hàng vàng kỳ hạn thông qua
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
quyền chọn như các quốc gia
tiên tiến trên thế giới. Các
thành viên tham gia phải đáp
ứng những tiêu chuẩn chặt
chẽ, được phép xuất nhập
khẩu vàng (căn cứ theo đặc
tả hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn
vàng do sở giao dịch hàng
hóa ban hành).
Nhà đầu tư không cần cầm
vàng đến hoặc mang vàng về
mỗi lần giao dịch mà có thể
ký gửi lại các trung tâm lưu
ký (chính là hệ thống ngân
hàng thương mại) sẽ tiện lợi,
nhanh chóng, bớt rủi ro hơn
phương thức mua - bán vàng
truyền thống.
Giámua - bán được ghi trên
số tài khoản vàng của khách
hàng, họ có thể biết ngay lãi
hay lỗ khi giá vàng lên hay
xuống. Điều này giúp không
phải tốn kém chi phí để nhập
vàng vật chất về bán cho dân.
Nhà đầu tư được giao dịch
một cách minh bạch, công
khai như sàn giao dịch chứng
khoán, sở giao dịch hàng
hóa... Có như vậy, giá vàng
trong nước mới giảm bớt áp
lực vàng vật chất, tạo đòn bẩy
cho hoạt động thị trường vàng
trở về đúng với bản chất, cơ
chế, quy luật của thị trường.
Hơnhết,ViệtNamđang theo
cơ chế thị trường và đang hy
vọng thế giới nhìn nhận chúng
ta theo cơ chế thị trường. Vậy
thì tất cả thị trường, trong đó
có thị trường vàng phải theo
đúng quy luật đó.
. Xin cảm ơn ông.•
Giá vàng có thể về mức
70 triệu đồng/lượng hay không?
Chắc chắn saucuộcđấu thầuvàng sắp tới, giá vàng sẽ chưa
thể trở về“đáy”nhanh được. Giá vàng sẽ hạ nhiệt một chút
nhưng xuống đến mức bao nhiêu còn tùy vào thị trường.
Để thị trườnggiá vàng trongnước tiến sát hơnvới giá vàng
thế giới không chỉ có một biện pháp này mà cần rất nhiều
biện pháp tổng hòa, hỗ trợ nhau. NHNN cần tính toán cẩn
thận về phương thức cũng như khối lượng đấu thầu vàng
miếng sao cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM nói về việc các cửa hàng vàng đóng cửa