083-2024 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Sáu19-4-2024
Thẻ căn cước là một trong những loại giấy tờ tùy thân
chính của công dân Việt Nam, đây là hình thức mới của
CMND/CCCD. Thẻ căn cước sẽ bắt đầu được đưa vào sử
dụng từ ngày 1-7-2024 (khi Luật Căn cước có hiệu lực).
Trước việc Luật Căn cước cũng như thẻ căn cước được
ban hành, nhiều bạn đọc bày tỏ những thắc mắc, những
điều chưa hiểu về luật này.
Sau một thời gian kể từ khi Luật Căn cước chính thức
được Quốc hội thông qua, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã triển
khai nhiều nội dung thông tin để truyền tải đến người dân,
giúp người dân dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu rõ hơn về
Luật Căn cước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều thắc mắc
của người dân liên quan đến vấn đề này.
Với mong muốn giải đáp thắc mắc của người dân một
cách tường tận và hiệu quả hơn, báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “101 thắc mắc
về căn cước”. Buổi giao lưu trực tuyến sẽ ghi nhận, trả lời
những câu hỏi từ bạn đọc liên quan đến Luật Căn cước, thẻ
căn cước.
Đại diện Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội Công an TP.HCM (PC06) và các luật sư thuộc Đoàn
Luật sư TP.HCM sẽ giải đáp những thắc mắc từ bạn đọc.
Chương trình sẽ bắt đầu từ 8 giờ 30 thứ Sáu ngày 19-4
và sẽ được tường thuật trên
.
Chương trình có sự tham gia tư vấn của các khách mời
như: Thượng tá Nguyễn Ngọc Hải, Phó Trưởng phòng
PC06; Trung tá Võ Trí Thành, Phó Đội trưởng Đội 2
(PC06); Đại úy Võ Tuấn Thanh, cán bộ Đội 2 (PC06) và
luật sư Nguyễn Thanh Kha, Văn phòng luật sư
Quang Duy.
HUỲNH THƠ
Giao lưu trực tuyến: 101 thắcmắc vềLuật Căn cước
Báo
Pháp Luật TP.HCM
phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM (PC06) và các luật sư thuộc Đoàn Luật sư
TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “101 thắc mắc về căn cước”.
TRẦNMINH- TUẤNANH
T
háng 4 là thời điểm gần
như nóng nhất, chuyển
mùa và tiềm ẩn nhiều
mối nguy về an toàn thực
phẩm (ATTP). Hiện các địa
phương ở TP.HCM cũng
đang tăng cường công tác
kiểm traATTP để ngăn ngừa
tránh xảy ra các sự cố như
thời gian qua.
Nguy cơ ngộ độc từ
thức ăn đường phố
Theo ghi nhận của PV, trên
địa bàn TP.HCM có rất nhiều
điểm buôn bán hàng rong,
ẩm thực đường phố. Ẩm thực
đường phố không chỉ tiện lợi
và giá cả phải chăng mà còn
đa dạng và hấp dẫn về cácmòn
ăn. Tuy nhiên, cùng với sự tiện
lợi cũng tồn tại những nguy cơ
ngộ độc về thực phẩm.
Vào thời điểm chiều tối,
rảo quanh các khu vực quận
4, quận 10, khu chợ ẩm thực
đêm... không khó để bắt gặp
các hàng quán vỉa hè, xe đẩy
bày bán thực phẩm được chế
biến ngay bên lề đường, trong
môi trường khói bụi. Theo đó,
người bán thường không sử
dụng bất kỳ dụng cụ che phủ,
găng tay hay khẩu trang khi
chế biến thực phẩm. Mặc dù
chứngkiếnnhữnghìnhảnhnhư
vậy nhưng vẫn có nhiều người
mua và không quan tâm đến
vấn đề vệ sinh ATTP.
Tại những hàng quán vỉa hè,
xe đẩy mà PV tiếp cận, hầu
như người bán đều không trả
lời về nguồn gốc nguyên liệu,
thực phẩm.
Trao đổi với PV, ThS-BS
ĐặngNgọcHùng,Viện trưởng
ViệnNghiêncứuvà tưvấndinh
dưỡng, cho biết có hai tác nhân
chính dẫn đến bị ngộ độc thực
Thức ăn đường phố được nhiều người chọn lựa và đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều
mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiểu
thương
chợ An
Sương,
quận 12
luôn đeo
găng tay,
khẩu trang
tuân thủ vệ
sinhATTP.
Ảnh:
TRẦN
MINH
Người dân có thể
gọi đến số đường
dây nóng của Sở
ATTP TP.HCM là
028.39.301.714 để
phản ánh khi gặp
phải sự cố về mất
ATTP.
Gọi đường dây nóng phản ánh
thực phẩm bẩn
Sở cũng khuyến khích các địa phương tập huấn, tổ chức
đào tạo kiến thức về vệ sinh ATTP cho những người bán thức
ăn đường phố.
Điều này giúp người bán ý thức từ khâu chế biến đến bày
bán như giữ thức ăn trong tủ kính, có che chắn, không để
thực phẩm tiếp xúc với bụi. Đặc biệt phải dùng găng tay hoặc
kẹp để gắp thức ăn (không dùng tay trần để bán thức ăn)...
Ngoài ra, người dân có thể gọi đến số đường dây nóng
của Sở ATTP TP.HCM là 028.39.301.714 để phản ánh khi gặp
phải sự cố về mất ATTP.
phẩm. Tác nhân thứ nhất gọi là
tác nhân vi sinh vật. Bản thân
trong thựcphẩmnếukhôngnấu
chín hoặc là nấu chín rồi mà để
trên 2 giờ đồng hồ thì những
vi sinh vật như vi khuẩn, hay
ký sinh trùng sẽ sống ở trong
đó. Sau khi sinh sôi sẽ tạo ra
độc tố hoặc bản thân nó sẽ tăng
sinh, khi vào trong cơ thể sẽ
gây ra rối loạn, nhiễm khuẩn,
nhiễm trùng.
Tác nhân thứ hai là tác nhân
hóa học, có thể là những hóa
chất bảo quản. Thông thường
để thực phẩm bảo quản được
lâu, người ta sẽ bỏhóa chất như
nitrat, muối, những chất làm
cho quá trình phân hủy thực
phẩm chậm lại hoặc bắt mắt
hơn, ví dụ như phẩmmàu. Khi
chúng ta thu nạpmột số lượng
lớn, vượt qua ngưỡng đào thải
của cơ thể sẽ gây ra ngộ độc.
Thường xuyên
kiểm tra công tác
vệ sinh ATTP
Liên quan đến việc quản lý
ATTP đường phố, bà Phạm
Khánh Phong Lan, Giám
đốc Sở ATTP TP.HCM, cho
biết thời gian vừa qua, sở đã
nỗ lực thực hiện nhiều biện
pháp quản lý. Trong đó có
giải pháp nhân lực tại chỗ
là lực lượng trật tự đô thị,
cảnh sát khu vực ở phường,
xã; quận, huyện... Tuy nhiên,
việc kiểm soát, quản lý thức
ăn đường phố ở Việt Nam
là điều không dễ. Bởi hiện
người dân vẫn còn có thói
quen đi xe máy, dừng xe tại
các vỉa hè để mua thức ăn vì
tiện lợi và nhanh gọn.
Đối với tình trạng bán
hàng rong ngoài đường phố,
bà Lan cho rằng người dân
được quyền kinh doanh,
không cần thẩm định trước
để cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện vệ sinh ATTP. Thế
nhưng việc thẩm định đủ điều
kiện ATTP chỉ là yếu tố ban
đầu không phải tất cả, bởi
nó chỉ mang tính thời điểm.
Khâu hậu kiểm và thanh tra
đóng vai trò rất quan trọng,
quyết định chất lượng.
GiámđốcSởATTPTP.HCM
cho rằng các quận, huyện
trên địa bàn TP cần phải có
một số chỉ tiêu để xây dựng
những điểm tập trung bán
thức ăn đường phố an toàn.
Sở cũng khuyến khích các
địa phương tập huấn, tổ chức
đào tạo kiến thức về vệ sinh
ATTP cho những người bán
thức ăn đường phố.
Ông Võ Quốc Duy, Chủ
tịch UBND phường Tân
Hưng Thuận, quận 12, cho
biết hiện trên địa bàn phường
có 15 cơ sở dịch vụ ăn uống,
145 điểm thức ăn đường phố,
ba căn tin trường học, hai cơ
sở chế biến thực phẩm, 127
quầy kinh doanh thức ăn tại
Công viên vui chơi giải trí
ẩm thực An Sương.
Để đảm bảo công tác vệ
sinh ATTP, UBND phường
chú trọng tăng cường công
tác kiểm tra, hậu kiểm, giám
sát mối nguy hại về ATTP.
Cụ thể, trong quý II-2024,
phường đã kiểm tra, nhắc
nhở 106 cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, các cá nhân
bán hàng rong trước cổng
trường. Thực hiện kiểm tra
21/21 các nhóm lớpmẫu giáo,
mầm non ngoài dân lập về
việc thực hiện các nội dung
ATTP, phân luồng thức ăn
một chiều, khu vực chế biến
thực phẩm, dụng cụ chế biến
và lưu mẫu, test nhanh mẫu
thực phẩm. Đối với người
chế biến thực phẩm và chủ
cơ sở định kỳ sẽ có tập huấn
các nội dung về ATTP, khám
sức khỏe định kỳ…
Thực tế kiểm tra đột xuất
tại một số cơ sở vẫn còn tình
trạng khu vực chế biến chật
hẹp, ứ đọng nước, bố trí thực
phẩm nấu chín chưa hợp lý,
chưa có danh sách xác nhận
tập huấn cho nhân viên, trang
bị bảo hộ chưa đúng quy định.
Thông qua đó tổ kiểm tra đưa
ra các đề nghị: Đảm bảo rõ
nguồn gốc, xuất xứ đầu vào
thực phẩm; thường xuyên vệ
sinh dụng cụ đựng thức ăn;
bố trí tủ lưu mẫu thực phẩm
ở khu vực hợp lý, thực hiện
việc lưu mẫu, kiểm thực ba
bước theo đúng quy định; tổ
chức tập huấn và lập danh
sách xác nhận tập huấn kiến
thức vềATTP cho nhân viên.
“Qua kiểm tra, một số cơ sở
đã thực hiện việc khắc phục
các sai sót và có báo cáo lại
với tổ kiểm tra” - ông Duy
thông tin.•
Quản lý thức ăn đường phố:
Tăng khâu thanh tra, hậu kiểm
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook