8
Đô thị -
ThứSáu19-4-2024
Dự án ngăn triều khổng lồ ở TP.HCM
vẫn bế tắc phương án vốn
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo về tiến độ và các
khó khăn, vướng mắc của dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng
ở TP.HCM. Theo đó, dự án đã thi công hoàn thành đạt
93,33% khối lượng tổng thể dự án. Hiện vướng mắc khi lập
phương án thanh toán và huy động nguồn vốn cho nhà đầu
tư vay để tiếp tục thi công dự án.
Sở Xây dựng TP cũng cho biết UBND TP đã có thông
báo các sở, ngành rà soát cơ sở pháp lý, đánh giá quá trình
thực hiện Nghị quyết 40 để đề xuất tham mưu UBND TP
trình Chính phủ nghị quyết thay thế, giải quyết dứt điểm các
khó khăn, vướng mắc của dự án.
Từ tháng 8-2020, dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng đã tạm
ngưng thi công do vướng mắc về vốn. Tới tháng 3-2023,
dự án được tái khởi động. Tại thời điểm đó, chủ đầu tư cho
rằng nếu các vướng mắc về vốn được giải quyết thì dự án
sẽ hoàn thành vào năm 2024. Thế nhưng đến nay việc giải
quyết khó khăn cho dự án vẫn chưa tiến triển.
Cuối năm ngoái, TP.HCM đã đề xuất ba phương án gỡ vướng
về vốn cho dự án này. Phương án 1 là TP thực hiện thanh toán
cho nhà đầu tư khối lượng đã hoàn thành song song cả bằng trả
đất và tiền, phù hợp với lịch thanh toán đã thỏa thuận.
Phương án 2 là Quỹ Đầu tư phát triển TP (HFIC) cho
vay từ nguồn vốn hoạt động. Phương án này có thuận
lợi khi HFIC có thể chủ động cho vay để nhà đầu tư thi
công hoàn thành công trình.
Phương án 3 là HFIC sẽ nhận ủy thác cho vay công
trình dự án từ ngân sách TP theo quy định của Nghị định
147/2020 của Chính phủ. Cụ thể là TP sẽ ủy thác ngân sách
(khoảng 1.800 tỉ đồng) cho HFIC để HFIC cho nhà đầu tư
vay hoàn thành công trình.
Sau khi công trình được nghiệm thu, TP sẽ thanh toán cho
nhà đầu tư theo đúng hợp đồng BT, các phụ lục hợp đồng
BT đã ký. Từ đó nhà đầu tư sẽ thanh toán nợ với HFIC.
HFIC sẽ hoàn trả ngân sách TP đối với khoản vốn đã nhận
ủy thác.
Qua phân tích ba phương án, TP.HCM nhận thấy phương
án 3 là khả thi nhất, có cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, đến đầu
năm nay, Sở KH&ĐT TP lại đề nghị Quỹ Đầu tư phát triển
TP làm rõ pháp lý và quy trình giải ngân đối với phương án
gỡ vướng cho dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng vì còn nhiều
điểm chưa rõ.
KIÊN CƯỜNG
TP.HCM: Đường nứt do thi công
cầu Bà Hom
Những ngày qua, nhiều người dân bất an khi lưu thông
qua đường Tỉnh lộ 10 (quận Bình Tân, TP.HCM) bởi đường
xuất hiện vết nứt lớn kèm theo sụt lún bên cạnh dự án xây
dựng cầu Bà Hom.
Khu vực đường nứt kéo dài gần 1 m, gồm nhiều đường
nứt nhỏ, có đoạn bị sụt lún so với mặt đường hiện hữu.
Theo vài công nhân đang thi công tại dự án cầu Bà Hom,
vết nứt xuất hiện khoảng ba ngày nay do thi công đóng cọc
xây dựng cầu. Bên cạnh đó, vào giờ cao điểm, đường Tỉnh
lộ 10 có mật độ xe lưu thông rất cao, nhiều học sinh cũng
lưu thông qua đây.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
chủ đầu tư dự án cầu
Bà Hom là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) cho biết: “Đơn
vị thi công đã nắm được thông tin. Tuy nhiên, do nhà thầu
đang thi công hạng mục cống thoát nước nên đơn vị chưa
tái lập kịp thời. Hiện Ban giao thông đã chỉ đạo nhà thầu tái
lập và sửa chữa mặt đường ngay. Dự kiến hoàn thành trong
hôm nay để đảm bảo an toàn cho các xe lưu thông”.
NHƯ NGỌC - ĐÀO TRANG
Vết nứt
trên đường
Tỉnh lộ 10,
quận Bình
Tân do thi
công cầu
BàHom.
Ảnh:
NHƯNGỌC
(sáng, trưa) giá rất cao. Điển hình
như đường bay Hà Nội - Phú Quốc
khứ hồi 7 triệu đồng.
Đại diện Vietnam Airlines cho
biết hãng nỗ lực mở bán vé tiết kiệm
khung giờ sáng sớm và khuya muộn
nhằmkéo giảmgiá vémáy bay. Trong
đó, vé hạng phổ thông tiết kiệm với
mức giá thấp trong khung giờ này
dao động 1,7-1,9 triệu đồng/chặng
(đã bao gồm thuế phí).
Vé tiết kiệm được áp dụng cho các
chuyến bay giữa TP.HCM - Hà Nội,
các đường bay giữa Hà Nội, TP.HCM
đi Đà Nẵng, Nha Trang, QuyNhơn…
Ngoài ra, hãng đưa ra nhiều ưu đãi
hạng thương gia giá bình dân chỉ 1,9
triệu đồng/chiều đã bao gồm thuế,
phí đối với khung giờ khởi hành là
6 giờ và sau 21 giờ.
Đáng chú ý, trước tình trạng thiếu
hụt máy bay, các hãng hàng không
Việt Nam đã tăng cường bay đêm,
rút ngắn thời gian phục vụ để tăng
tải dịp lễ 30-4.
Theo đó, Vietnam Airlines khai
thác tăng cường hơn 2.000 chuyến
bay vào các khung giờ muộn sau 21
giờ hằng ngày trên các đường bay
giữa Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,
Nha Trang, Quy Nhơn… để hành
khách có thêm lựa chọn.
Theo Vietnam Airlines, để góp
phần kích cầu du lịch nội địa, hãng
hàng không này đang triển khai nhiều
chương trình ưu đãi khác. Cụ thể, khi
mua vé cả hành trình bay hạng phổ
thông linh hoạt hoặc phổ thông tiêu
chuẩn sẽ được giảm 20% trong lần
mua tiếp theo với hai hạng vé này.
Cùng đó, giảm 10% giá vé cho nhóm
từ bốn khách trở lên và giảm 15%giá
vé cho nhóm từ tám khách trở lên.
Theo dữ liệu từ phía Vietnam
Airlines, hai ngày đầu tiên của kỳ
nghỉ lễ khởi hành từ ngày 27 đến
28-4, tỉ lệ lấp đầy của nhiều đường
bay du lịch đạt 70%-90% như Hà
Nội - Huế, Chu Lai, Quy Nhơn,
Đồng Hới, Nha Trang; chặng bay
TP.HCM- PhúQuốc, TuyHòa, Đồng
Hới, Đà Lạt, Vân Đồn…
Các chuyến bay từ Hà Nội đến Đà
Nẵng, Phú Quốc đã được lấp đầy
hơn một nửa, dự báo tiếp tục tăng
mạnh trong tuần gần nghỉ lễ. Đại diện
hãng cho biết để tăng tải phục vụ du
khách, thời gian khai thác máy bay
của hãng tăng từ 10 tiếng/máy bay/
ngày lên 11-12 tiếng/máy bay/ngày.
Khách tấp nập ở đường bay
Điện Biên
Tương tự, hãng VietJet thông tin
trong tuần nghỉ lễ giỗ tổHùngVương,
30-4 và 1-5 sẽ tăng thêm 86.000 ghế.
Con số này tương đương trên 450
chuyến bay trên các đường bay du
lịch từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,
Nha Trang…
Đáng chú ý, nhân kỷ niệm 70 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ, hãng này
tăng tải trên đường bay từ Hà Nội -
Điện Biên lên 14 chuyến bay/tuần
từ ngày 3 đến 11-5. Đối với đường
bay từ TP.HCM - Điện Biên, VietJet
cũng tăng 14 chuyến/tuần để phục vụ
người dân và du khách phương Nam.
VietJet thông tin hãng tăng khai
thác từ 12-13 tiếng/máy bay/ngày lên
khoảng 13-14 tiếng/máy bay/ngày.
ANNHIÊN
T
rước nhu cầu du lịch tăng cao
vào dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 và
cao điểm hè, các hãng hàng
không Việt Nam tăng cường hàng
ngàn chuyến bay nội địa và quốc
tế. So với cùng kỳ năm ngoái, dù
số lượng ghế tăng 4,2% và 5,5%
về số lượng chuyến bay nhưng giá
vé vẫn neo ở mức cao trên hầu hết
mạng bay nội địa.
2.000 chuyến bay đêm
sau 21 giờ
Theo ghi nhận của PV, hầu hết
đường bay nội địa dịp lễ 30-4, bên
cạnh các chuyến bay sáng sớm, khuya
muộn có giá thấp, các khung giờ đẹp
Hàng không
bổ sung ghế,
tăng cường 2.000
chuyến bay đêm
Bên cạnh đó, hãng này tập trung các
nguồn lực để tăng cường các chuyến
bay, giảm thời gian quay đầu. Từ đó
phục vụ khách hàng tại các sân bay
và mở bán nhiều dải vé giá thấp để
kích cầu du lịch.
Với lượng khách tăng cao trên
đường bay Điện Biên, Vietnam
Airlines cho biết thêm sẽ khai thác
ba chuyến bay mỗi ngày từ Hà Nội
đi Điện Biên và chiều ngược lại từ
ngày 3 đến 8-5.
Hiện VietnamAirlines đang khai
thác các chuyến bay giữa Hà Nội và
Điện Biên với tần suất 11 chuyến/
tuần. Như vậy, tần suất bay cao
điểm phục vụ lễ kỷ niệm của hãng
này tăng gần gấp đôi so với lịch
bay hiện tại. Nhà chức trách hàng
không thông tin hiện tỉ lệ đặt chỗ
trên đường bay từ Hà Nội đi Điện
Biên đạt hơn 80%.•
Thiếu hụt 45 máy bay
Việc tăng ghế khi các hãng thiếu hụt hàng chục máy bay được xem là nỗ
lực của các hãng hàng không do hàng loạt máy bay chủ lực Airbus A321
NEO“nằm sân” để kiểm tra động cơ theo triệu hồi của nhà sản xuất.
Cục Hàng khôngViệt Namphân tích cao điểmnghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ ngày
26-4 đến 2-5) các hãng hàng không Việt Nam dự kiến cung ứng khoảng
900.000 ghế trên các đường bay nội địa. Trong đó, các đường bay từ Hà Nội
và TP.HCM đi đến các địa phương là 657.000 ghế. Đội máy bay khai thác dự
kiến của các hãng trong giai đoạn cao điểm 165-170 máy bay, giảm 40-45
máy bay so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, trước tình
trạng thiếu hụt máy bay,
các hãng hàng không Việt
Nam đã tăng cường bay
đêm, rút ngắn thời gian
phục vụ để tăng tải vào
dịp lễ 30-4 và 1-5.
Cáchãnghàngkhôngbổ sung thêmghế, tăng cường
hàngngànvé bayđêmđểđápứngnhucầu tăng cao
vàodịp lễ 30-4, 1-5.
Các hãng hàng không bổ sung ghế, tăng cường các chuyến bay đêmđể phục vụ người dân vào dịp lễ.
Ảnh: HOÀNGGIANG