083-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu 19-4-2024
Đừng để công nghiệp hỗ trợ Việt
bị bỏ quá xa
Gần đây nhiều công ty Trung Quốc chuyển dịchmạnhmẽ sang Việt Nam, thậm chí họ tìmmua
các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
TÚUYÊN
B
ên cạnh bốn ngành công
nghiệp chủ lực, thời
gian tới TP.HCM sẽ
ưu tiên phát triển năm ngành
công nghiệp mới gồm điện
tử bán dẫn, công nghệ sinh
học, dược phẩm, tự động hóa
và các ngành công nghiệp hỗ
trợ công nghệ cao. Đây là cơ
hội cho doanh nghiệp (DN)
Việt Nam (VN) nhưng để
khai thác cơ hội này không
đơn giản.
Pháp Luật TP.HCM
trao
đổi cùng ông Đỗ Phước
Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí
điện TP.HCM, liên quan đến
vấn đề này.
Nhà đầu tư mang
theo chuỗi cung ứng
vào VN
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
những ngành công nghiệp
mới đang thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) cũng như các ông lớn
trên thế giới đến nước ta.
Vậy các DN VN đang khai
thác, tận dụng cơ hội này
như thế nào?
+ Ông
Đỗ Phước Tống
:
TP.HCM với định hướng thu
hút ngành điện tử, bán dẫn,
công nghiệp hỗ trợ công nghệ
cao… là những ngành rất đặc
thù nên để DN VN tiếp cận
được không dễ dàng.
Đáng chú ý, hiện những
nhà đầu tư lớn của các nước
như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc (TQ)…khi
chuyển dịch đầu tư vào VN
thường mang theo cả chuỗi
cung ứng.
. Ông có thể nói rõ hơn về
chuyện các nhà đầu tư nước
ngoài mang theo cả chuỗi
cung ứng vào VN?
+ Đơn cử như việc chuyển
dịch đầu tư của các công ty từ
TQ sangVN. Ban đầu, chúng
tôi nhìn nhận đây là cơ hội,
tuy nhiên, sau đó những DN
công nghiệp hỗ trợ của TQ
cũng đi theo.
Cụ thể, đây là những nhà
cung cấp truyền thống cho các
công ty FDI ở TQ. Khi những
công ty này đầu tư tại VN thì
mang nguyên mô hình sang
nên khôngmất nhiều thời gian
để tiếp cận với khách hàng tại
VN và cũng chính là khách
hàng cũ của họ tại TQ.
Rất nhanh DN công nghiệp
hỗ trợ TQ tiếp tục sản xuất
cho đối tác đang đầu tư tại
VN. Vì vậy, rất khó để DN
VN chen chân trong chuỗi
cung ứng này.
Hơn nữa, để có được kỹ
sư tay nghề cao DNVN phải
tốn thời gian, chi phí đào tạo
nhưng trước sự đổ bộ của DN
đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn
đến tình trạng thiếu hụt lao
động do cạnh tranh lẫn nhau.
. Nhiều thông tin cho thấy
nhàđầutưTQđang“sănlùng”
các công ty trong ngành công
nghiệp hỗ trợ VN, thưa ông?
+Mua bán, sáp nhập là một
trong những cách nhanh nhất
để DN nước ngoài thâm nhập
thị trường VN. Vì vậy, thời
gian gần đây nhiều công ty
TQ đang chuyển dịch mạnh
mẽ sang VN, thậm chí họ tìm
mua các DN công nghiệp hỗ
trợ VN.
Ngay như Công ty Duy
Khanh của tôi, DN TQ cũng
tìmđến đặt vấn đề đầu tư vốn.
Đây là thách thức cho các DN
công nghiệp hỗ trợ nói chung
và chúng tôi nói riêng.
Để DN công nghiệp
hỗ trợ VN không
phải “bán mình”
. Với tiềm lực yếu hơn, ông
có lo ngại hàng loạt DN công
nghiệp hỗ trợ VN phải “bán
mình” không?
+ Đây là vấn đề DNVN lo
lắng nhưng quyết tâm vượt
qua thách thức. Theo đó, DN
VNmuốn tham gia vào chuỗi
cung ứng phải đầu tư đủmạnh
để có thể mở rộng sản xuất,
kinh doanh và khách hàng tin
tưởng vào khả năng đáp ứng
được các yêu cầu.
Song song đó, DN cần có
hệ thống quản trị, giải pháp
kỹ thuật chất lượng mới cạnh
tranhđược vớiDNnước ngoài,
nhất là công ty TQ đang đầu
tư tại VN.
Tuy nhiên, để đầu tư mở
rộng sản xuất, kinh doanh
đòi hỏi DN phải có nguồn
lực đủ mạnh nhưng đa phần
DN công nghiệp hỗ trợ với
quy mô vừa và nhỏ, nguồn
lực yếu. Trong khi đó, muốn
vay vốnDNphải có tài sản thế
chấp thì đây là bài toán nan
giải của chúng tôi hiện nay.
Hơn nữa, không chỉ khó
khăn về nguồn lực, có được
khách hàng cũng là vấn đề lớn
đối với DN hiện nay.
. Để DN công nghiệp hỗ
trợ vượt qua thách thức trên,
theo ông thì VN cần làm gì?
+ĐểDNcông nghiệp hỗ trợ
VNkhông phải “bánmình” rất
cần các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước. Đơn cử, chương
trình kích cầu đầu tư hỗ trợ lãi
suất mà TP.HCM triển khai từ
năm2010đến2020đãmang lại
nhiều lợi ích cho DN, đã ươm
mầm một số DN lớn dần lên.
Tuy nhiên, trong ba năm
qua chương trình bị gián đoạn
khiến nhiềuDNđã được duyệt
dự án kích cầu rơi vào tình
thế vô cùng khó khăn.
Chủ yếu cung cấp vật tư có giá trị thấp
TheoBộCôngThương, tronghơn5.000DNnội địa sảnxuất
phụ tùng, linh kiện chỉ có hơn 1.000 DN trong nước tham
gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Hầu hết DN công nghiệp hỗ trợ trong nước là nhà cung
cấp cấp 3 hoặc cấp 4, chủ yếu cung cấp các sản phẩm đơn
giản, linh kiện và vật tư có giá trị thấp.
Quý I-2024, tình hình kinh doanh của các công ty
chứng khoán vẫn tốt nhờ giao dịch thị trường sôi động.
Nhiều công ty chứng khoán công bố doanh thu tăng mạnh
khi thị trường tăng trưởng tốt.
Chỉ số VN-Index kết thúc quý I-2024 ở mức 1.284
điểm, tăng 13,6% so với cuối năm 2023 và nằm trong
nhóm các chỉ số chứng khoán tăng tốt nhất trong khu vực
và thế giới. Lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì ở mức thấp
khiến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, giá
trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 21,4 ngàn tỉ đồng/
phiên trong quý I-2024, tăng 35,7% so với quý IV-2023.
Số lượng tài khoản mở mới ghi nhận sự tăng trưởng trở
lại sau giai đoạn sụt giảm ở quý IV-2023, tính đến cuối
quý I-2024 đạt gần 7,7 triệu tài khoản. Điều này giúp các
công ty chứng khoán tăng trưởng tốt.
Theo công bố mới nhất về kết quả kinh doanh quý
I-2024 từ Công ty Chứng khoán KIS, doanh thu hoạt động
đạt 603,23 tỉ đồng, tăng trưởng gần 26%, lợi nhuận sau
thuế tăng trưởng 96%, lên 154,5 tỉ đồng so với cùng kỳ
năm ngoái.
Còn với SSI, công ty chứng khoán có thị phần lớn thứ
hai thị trường cũng có kết quả kinh doanh tốt. SSI công bố
báo cáo tài chính riêng quý I-2024 với tổng doanh thu và
lợi nhuận trước thuế đạt 1.945 tỉ đồng và 900 tỉ đồng, lần
lượt tăng 33% và 53% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến
SSI sẽ trình đại hội đồng cổ đông vào ngày 25-4 với nhiều
chỉ tiêu tài chính khả quan.
NGỌC DIỆP
Cụ thể, hội có 10 công ty đã
được duyệt tham gia chương
trình kích cầu, các DNđã thực
hiện xong cơ bản các dự án
theo quyết định kích cầu được
duyệt. Các DNmạnh dạn vay
ngân hàng để xây dựng nhà
máy, trang thiết bị, máy móc
hiện đại... nhưng từ năm2020
đến nay, các công ty vẫn chưa
nhận được tiền bù lãi của TP.
Trong lúc lãi suất ngân hàng
có lúc lên đến 12% và hiện
lãi suất vay vốn dài hạn vẫn
còn cao. Có công tymột tháng
trả lãi hơn tỉ đồng, có DN cổ
đông lần lượt phải bán nhà để
trả lãi ngân hàng… vì nếu để
nợ xấu là không thể vay vốn
làm ăn trong tương lai.
Trước bối cảnh cạnh tranh
khốc liệt, nếu các công ty
không sớm nhận được sự hỗ
trợ thì có nguy cơ dẫn đến phá
sản hoặc bị DN nước ngoài
thâu tóm là không tránh khỏi.
Rất mong được
hỗ trợ lãi suất
. Chương trình kích cầu
đầu tư của TP.HCM sắp khởi
động lại, DN có những đề
xuất nào, thưa ông?
+ Quốc hội đã thông qua
Nghị quyết 98, trong đó có
nội dung TP được hỗ trợ lãi
suất cho các dự án thuộc các
ngành kinh tế trọng điểm,
nguồn tiền chi cho chương
trình này thuộc nguồn vốn
đầu tư công.
Trên cơ sở đó, TP đã có
Nghị quyết 09/2023 về hỗ trợ
lãi suất vay đối với các dự án
được Công ty CP Đầu tư tài
chính nhà nước TP.HCM cho
vay nhưng đến nay nghị quyết
này vẫn chưa triển khai được.
Đối với các dự án kích cầu
đầu tư đã được phê duyệt,
chúng tôi rất mong TP sớm
hoàn chỉnh các cơ sở pháp
lý để DN được nhận hỗ trợ
lãi suất.
Tôi vừa có chuyến đi TQ
tham quan các nhà máy cơ
khí của họ, thấy rằng DNTQ
phát triển vượt bậc trên nền
tảng hỗ trợ của chính sách
phát triển công nghiệp của
nhà nước TQ.
Nhìn lại DN cơ khí VN thật
chạnh lòng, không biết đến
khi nào DN VN mới có điều
kiện phát triển để không bị
họ bỏ lại quá xa.
. Xin cảm ơn ông.•
Chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCMđã ươmmầmchomột số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
lớn dần lên. Ảnh: H.LÂM
Mua bán, sáp nhập
là một trong những
cách nhanh nhất để
doanh nghiệp nước
ngoài thâm nhập thị
trường Việt Nam;
vì vậy nhiều công ty
Trung Quốc đang
chuyển dịch mạnh
mẽ sang Việt Nam.
Lãi suất tiềngửi thấp, dòng tiền chảy vào chứngkhoán
ÔngĐỗ Phước Tống, Chủ tịch
Hội Cơ khí điện TP.HCM.
Ảnh: TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook