2
Thời sự -
ThứSáu19-4-2024
LÊ THOA
thực hiện
N
ăm 2023, chỉ số cải cách
hànhchính(CCHC-PAR
Index) của TP.HCM đạt
86,97%, đứng thứ 33, tăng
ba bậc so với năm 2022, còn
chỉ số hài lòng về sự phục
vụ hành chính (SIPAS) đạt
81,78%, đứng thứ 36, tăng
bảy bậc và tăng 3,4% so với
năm 2022.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ThS Nguyễn Nhật
Khanh, Trường ĐH Kinh tế -
Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM,
chuyên gia luật hành chính,
cho rằng nếu nhìn vào vị trí
xếp hạng các chỉ số có thể thấy
TP.HCM đã có sự cải thiện về
mặt thứ bậc so với năm 2022.
Kết quả này phản ánh sự nỗ
lực của chính quyền TP trong
CCHC và phục vụ người dân,
doanh nghiệp.
Tuynhiên, ôngnhìnnhậnnếu
đánh giá một cách toàn diện
thì kết quả này chưa xứng tầm
với vị thế và kỳ vọng về việc
hiện đại hóa nền hành chính
của chính quyền TP.
Cần biết rõ hạn chế
để “bốc thuốc”
.
Phóng viên
:
TP.HCMđược
xem là đầu tàu kinh tế - văn
hóa - xã hội, là nơi thí điểm
nhiều chủ trương lớn nhưng
nhìn vào những chỉ số này có
lẽ còn nhiều vấn đề TP.HCM
cần làm, thưa ông?
+ThS
NguyễnNhậtKhanh
:
Đúng vậy. Chúng ta đều biết
TP.HCM là địa phương có điều
kiện thuận lợi vềmặt thểchế, thu
hút nguồn nhân lực chất lượng
cao, đa dạng nguồn vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài, có
đầu là Quảng Ninh).
Dựa vào bảng điểm cụ thể
các tiêu chí, điểm đánh giá tác
động của CCHC đối với chỉ
số hài lòng của người dân và
chỉ số tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội của TP ở mức
tương đối tốt. Còn hai chỉ số
điểmcần cải thiện là điểm thẩm
định các tiêu chí cứng và điểm
đánh giá tác động đối với khảo
độtphávàovấnđềgìđểcảithiện
chỉ số còn hạn chế trên đây?
+Tôi cho rằng trong cải cách
thể chế, TP cần chú trọng đến
công tác theo dõi thi hành pháp
luật, rà soát văn bản quy phạm
pháp luật, xử lý văn bản trái
pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền kiến nghị và nâng cao
chất lượng văn bản quy phạm
pháp luật do TP ban hành.
Ngoài ra, điểm đánh giá
tác động từ khảo sát lãnh
đạo, quản lý được thu thập
từ khảo sát ý kiến điều tra
xã hội học đại biểu HĐND
TP, lãnh đạo sở, ngành, đơn
vị thuộc và trực thuộc sở,
ngành, lãnh đạo UBND cấp
huyện lại khá thấp. Điều này
cho thấy sự đánh giá của các
chủ thể dựa trên nhận định cá
nhân về chỉ số CCHC của TP,
điểm đánh giá năm 2023 chưa
nhận được đánh giá cao như
kỳ vọng và tương xứng với
nỗ lực của TP.
Để cải thiện điểm thành phần
của chỉ số này cần nâng cao
mức độ hài lòng, sự tín nhiệm
từ nhóm đối tượng lãnh đạo,
quản lý của TP.
Quan tâm đến cảm
nhận của người dân
. Còn những yếu tố căn bản
để cải thiện các chỉ số hài lòng
của TP thì như thế nào?
+Liênquanđếnchỉ sốSIPAS,
đây là thướcđomang tínhkhách
quan, phản ánh trung thực kết
quả đánh giá của người dân,
tổ chức về sự phục vụ của cơ
quan hành chính nhà nước
thông qua cung cấp các dịch
vụ hành chính công cụ thể.
Theo tôi, chính quyềnTPcần
chú ý đếnmức độ quan tâm, tạo
TP.HCMmuốn nâng chất
hành chính: Phải “bốc”
môi trườngđổimới vàứngdụng
khoa học kỹ thuật công nghệ...
Thế nhưng xếp hạng chỉ số
CCHC (33/63) và chỉ số hài
lòng về sự phục vụ hành chính
(36/63) của TP vẫn ở vị trí nửa
dưới bảng xếp hạng so với các
địa phương khác của cả nước
là điều cần suy nghĩ. Bởi nếu so
sánhvới cácTPtrực thuộcTrung
ương khác về chỉ số CCHC thì
TP.HCM chỉ cao hơn Cần Thơ
(42/63); trongkhi đóHải Phòng,
Hà Nội, Đà Nẵng lần lượt xếp
thứ 2, 3 và 12.
Để cải thiện các chỉ số và gia
tăng thứhạng củaTP.HCMthời
gian tới cần phải xác định rõ
ràng mức độ đáp ứng các tiêu
chí đánh giá bởi vì phải “biết
bệnh” mới có thể “bốc thuốc”.
Phân tích sốđiểmcụ thể trong
bảng chỉ số CCHC năm 2023
có thể thấy TP.HCM đạt 55,80
điểm/61,50điểmthẩmđịnhtốiđa.
Về điểm đánh giá tác động
của CCHC, chỉ số SIPAS của
TP đạt 8,16 điểm/10 điểm tối
đa; chỉ số khảo sát lãnh đạo,
quản lý đạt 16,89 điểm/22 điểm
tối đa; chỉ số tác động đến phát
triển kinh tế - xã hội đạt 6,12
điểm/6,5 điểm tối đa (đứng thứ
hai cả nước, chỉ sau tỉnh đứng
sát lãnh đạo, quản lý.
Để cải thiện điểmcác tiêu chí
cứng thì cần xác định các lĩnh
vực TP còn hạn chế để có giải
phápkhắcphục.Chẳnghạn,theo
chỉ số CCHC năm 2023, có ba
nhóm lĩnh vực TP.HCMcó thứ
hạng rất thấp là cải cách tổ chức
bộ máy (56/63), cải cách thủ
tục hành chính (TTHC, 60/63),
thậm chí lĩnh vực cải cách thể
chế TP xếp cuối cùng trong
các địa phương (63/63). Điều
này chứng tỏ khâu ban hành
văn bản, áp dụng văn bản của
mình còn nhiều vấn đề.
Do vậy, TP cần tập trung
cải thiện các chỉ số này trong
năm 2024 để có bước tiến về
chỉ số CCHC.
Rà soát văn bản
để cải cách thể chế
. Vậy theo ông, TP.HCMcần
TP.HCMcầnmở rộng
các cơ hội thamgia
giámsát của người
dân đối với hoạt động
của chính quyền; đặc
biệt nâng cao năng
lực, tinh thần, thái độ
phục vụ của cán bộ
trong giải quyết công
việc cho người dân.
TP.HCMcần quan tâm cảmnhận
của người dân về sự trải nghiệmkhi
sử dụng dịch vụ hành chính công
cơ bản, thiết yếu.
Ông
BÙITUẤNANH
,
PhóGiámđốc
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh:
Quy trình “năm bước
tại chỗ”, “năm bước
trên môi trường điện tử”
Quảng Ninh lần thứ sáu liên tiếp
dẫn đầu cả nước về chỉ số CCHC
năm 2023 với 92,18%. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội của
địa phương.
Xác định CCHC là khâu then chốt góp phần tạo môi trường
đầu tư minh bạch, thông thoáng, Quảng Ninh đã triển khai thực
hiện các nhiệm vụ CCHC một cách toàn diện trên sáu nội dung.
Đến nay toàn bộ quy trình giải quyết TTHC được thực
hiện “năm bước tại chỗ”, “năm bước trên môi trường
điện tử” thông qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC
của tỉnh. Nhờ đó, thời gian giải quyết TTHC giảm 40%-
60% so với quy định. Tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc toàn
trình cả ba cấp đạt trên 98%, trên 90% tổng số hồ sơ giải
quyết TTHC được số hóa theo quy trình năm bước…
Với phương châm “Chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm
kết thúc, chỉ có nhìn về phía trước để tiến lên”, Quảng Ninh
hiểu rõ việc giành được vị thế, thứ hạng các chỉ số đã khó
nhưng để giữ vững được thì lại càng khó khăn hơn. Do vậy,
thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh chú trọng
nhiều hơn trong công tác cán bộ, đánh giá và sử dụng cán
bộ. Đặc biệt, tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao
hơn nữa năng lực, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ
trong giải quyết công việc cho người dân.
Quan tâm hiện đại hóa nền hành chính và thực hiện
chuyển đổi số, góp phần nâng cao tính công khai, minh
bạch trong cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân,
doanh nghiệp.
Sở cũng sẽ tham mưu tháo gỡ các “điểm nghẽn, rào cản”
đang tồn tại; tăng cường đối thoại, thúc đẩy CCHC, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin cho người dân,
doanh nghiệp.
Ý kiến
Người dân làmthủ tục tại Trung tâmhành chính công TP ThủĐức. Ảnh: HOÀNGGIANG