13
THẢOPHƯƠNG
N
gày 7 - 5 , Ban Văn
hóa - Xã hội HĐND
TP.HCM có buổi làm
việc về công tác quản lý và
sử dụng thuốc tại các cơ sở
khám chữa bệnh, cơ sở kinh
doanh dược năm 2022-2023
với một số sở, ngành, bệnh
viện và một số quận, huyện
trên địa bàn TP.
Gần 45% cơ sở
vi phạm
BSNguyễnHoài Nam, Phó
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM,
cho biết tại TPcó 1.202 doanh
nghiệp bán buôn và 6.529 nhà
thuốc nên việc tiếp cận thuốc
của người dân được đảm bảo.
“Sản lượng thuốc tiêu thụ tại
TP chiếm 25%-30% nhu cầu
của cả nước, do đó việc bảo
đảm nhu cầu thuốc cho điều
trị là một thách thức lớn” - BS
Nam nói.
BS Nam thông tin hiện TP
vẫn còn các cơ sở bán thuốc
chưa bảo đảm điều kiện bảo
quản hay kinh doanh thuốc
không đúng phạmvi được cấp
phép. Tình trạng dược sĩ phụ
trách chuyên môn vắng mặt,
bán thuốc kê đơn mà không
có đơn thuốc tại cơ sở bán lẻ
thuốc còn phổ biến. Một số
cơ sở kinh doanh dược liệu,
thuốc cổ truyền không bảo
đảm chất lượng và truy xuất
nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2022 và 2023, Thanh
tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm
tra 261 cơ sở sản xuất, kinh
doanh dược trên địa bàn
TP, phát hiện 117 cơ sở vi
phạm (gần 45%). Tổng số
tiền phạt các cơ sở này là
hơn 3,2 tỉ đồng.
Về nguồn dược, TP phụ
thuộc vào dược liệu nhập
khẩu và nguồn cung ứng từ
các địa phương khác. Vì thế,
việc quản lý nguồn gốc, chất
lượng dược liệu còn nhiều
khó khăn.
Trong khi Luật Dược chưa
có quy định về quản lý với
hình thức kinh doanh dược
theo phương thức thươngmại
điện tử và loại hình kinh doanh
vận chuyển thuốc thì theo BS
Nam, việc kinh doanh, quảng
cáo thuốc qua mạng xã hội,
các sàn giao dịch điện tử ngày
càng phổ biến. Từ đó dẫn đến
quá trình thanh tra, kiểm tra
việc kinh doanh, quảng cáo
thuốc, mỹ phẩm qua mạng
xã hội gặp nhiều khó khăn.
Chẳng hạn như địa chỉ
là địa điểm ảo, thuốc được
quảng cáo không rõ nguồn
BanVănhóa-XãhộiHĐNDTP.HCMkhảosátcôngtácquảnlývàsửdụngthuốctạiBVPhạmNgọcThạch.
Ảnh: THẢOPHƯƠNG
Kiến nghị mua sắm, dự trữ thuốc hiếm
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thiếu cung ứng
thuốc, SởY tế đã đề xuất BộY tế thành lậpTrung tâmdự trữ
thuốc quốc gia và sửa đổi một số quy định mua sắm thuốc
tập trung phù hợp với yêu cầu thực tế.
Sở Y tế cũng kiến nghị UBND trích nguồn ngân sách nhà
nước để tổ chức mua sắm, dự trữ thuốc hiếmphục vụ công
tác khám chữa bệnh trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục triển khai kịp thời
và có hiệu quả các chủ trương, quy định mới liên quan trực
tiếp đến hành nghề dược tư nhân. Đồng thời tiếp tục tham
mưu, đề xuất, kiến nghị Bộ Y tế, UBND TP hỗ trợ giải quyết
các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan.
PV
Việt Nam lần đầu ghép gan
cho bệnh nhân suy gan tối cấp
Chia sẻ thông tin với báo chí vào ngày 7-5, TS-BS
Dương Đức Hùng, Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội), cho
biết BV vừa thực hiện thành công ca ghép tạng khó khăn
nhất. Nữ bệnh nhân nhập BV Việt Đức trong tình trạng thập
tử nhất sinh, được các bác sĩ chẩn đoán suy gan tối cấp.
Bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt: Bị sứt môi, hở hàm
ếch bẩm sinh, đã được phẫu thuật nhiều lần. Cạnh đó,
bệnh nhân bị hiếm muộn, đã bốn lần dùng phương pháp
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng đều thất bại.
Không những thế, thuốc IVF đã ảnh hưởng rất lớn tới
bệnh gan của bệnh nhân.
PGS-TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm
Ghép tạng BV Việt Đức, cho biết một tuần sau khi tiêm
thuốc IVF, bệnh nhân rơi vào tình trạng rất mệt mỏi, vàng
da ngày càng tăng, chức năng gan và nhận thức giảm, sốt
cao, lơ mơ. “Tại BV Việt Đức, bệnh nhân được chẩn đoán
suy gan tối cấp, cần phẫu thuật ghép gan cấp cứu, nếu
không sẽ tử vong” - PGS-TS Nghĩa nói.
Chồng của bệnh nhân sẵn sàng hiến gan nhưng không
trùng nhóm máu. Đúng lúc đó, có người hiến tạng tương
đồng về tuổi và nhóm máu, mở ra cơ hội sống cho bệnh
nhân. Ngay lập tức, TS-BS Dương Đức Hùng đã tổ chức
họp hội đồng chuyên môn để triển khai ca ghép cho bệnh
nhân trong tình trạng khẩn cấp.
Các chuyên gia đều đánh giá ca ghép tiên lượng rất
nặng, gan của bệnh nhân đã hoại tử 85%, phổi và não tổn
thương nặng, ảnh hưởng đến sự thành công của ca ghép.
Trong khi đó, danh sách chờ ghép còn rất nhiều người.
Nếu ca này không thành công có thể làm mất cơ hội của
những bệnh nhân khác.
“Chúng tôi đã có những quyết định khó khăn vô cùng
nhưng dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tự
tin về năng lực chuyên môn của thầy thuốc, về trang thiết
bị đang có, hội đồng đã quyết tâm cứu bệnh nhân” - TS-
BS Hùng nói.
Ca phẫu thuật kéo dài suốt 9 giờ đồng hồ. Sau khi ghép,
chức năng của gan ghép phục hồi. Ngày thứ hai sau khi
ghép, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân được kiểm
soát, chức năng gan cải thiện, chức năng phổi cũng được
cải thiện. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc
tốt, có thể ngồi nói chuyện.
THANH THANH
Vụ 568 người bị ngộ độc sau khi
ăn bánh mì: Chuyển hồ sơ sang
cơ quan CSĐT
Ngày 7-5, UBND TP Long Khánh (Đồng Nai) có văn
bản chuyển nội dung vụ việc liên quan đến vụ ngộ độc
thực phẩm trên địa bàn TP cho Cơ quan CSĐT Công an
TP Long Khánh để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo UBND TP Long Khánh, trên địa bàn TP xảy ra vụ
ngộ độc thực phẩm nghi ngờ do ăn bánh mì tại một hộ kinh
doanh ăn uống trên địa bàn phường Xuân Bình (tiệm bánh mì
B). Tính đến chiều 6-5, tổng số người phải nhập viện khám và
điều trị tại các bệnh viện sau khi ăn bánh mì là 568 người.
Trong đó, đang điều trị là 300 người, 11 người phải
chuyển viện,138 người được xuất viện, cấp toa điều trị là
119 người. Đáng lưu ý, trong số đó có 124 trẻ em.
Sau khi nhận thông tin về vụ ngộ độc sau khi ăn bánh
mì, UBND TP Long Khánh đã chỉ đạo các ngành chức
năng kiểm tra, xác minh làm rõ. Đến nay, qua quá trình
làm việc với chủ hộ kinh doanh và kiểm tra bước đầu, cơ
quan chức năng đã ghi nhận các hành vi vi phạm của chủ
hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, theo quy định, cần chờ kết quả xét nghiệm
của Viện Y tế công cộng TP.HCM để chứng minh hành
vi “bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm” của chủ cơ
sở kinh doanh. Nhưng xét thấy đến thời điểm hiện nay có
568 người bị ngộ độc đã khám và đang điều trị tại bệnh
viện, trong đó có những ca rất nặng và những ca là trẻ em,
cơ quan chức năng xác định đây là vụ việc có hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
Vì vậy, căn cứ quy định tại BLHS, Luật Xử lý vi phạm
hành chính, UBND TP Long Khánh chuyển các hồ sơ xác
minh bước đầu về cơ sở kinh doanh cho Cơ quan CSĐT
Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ theo quy định
pháp luật.
VŨ HỘI
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 8-5-2024
Khó quản lý hoạt động kinh doanh
thuốc qua mạng
Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thuốc trên địa bàn TP.HCM
còn nhiều khó khăn, vướngmắc.
gốc, gây nhầm lẫn cho người
dân giữa thuốc và thực phẩm
bảo vệ sức khỏe...
Loạn thị trường
thực phẩm chức năng
TheobàPhạmKhánhPhong
Lan, Giám đốc Sở An toàn
thực phẩmTP.HCM, hầu như
tất cả nhà thuốc đều bán thực
phẩm chức năng, trong khi hồ
sơ xin cấp phép quảng cáo
thực phẩm chức năng, dinh
dưỡng y học của các cơ sở
còn rất khiêm tốn.
HiệnTP.HCMlàđịaphương
duy nhất tổ chức rà soát quảng
cáo thực phẩm chức năng.
Năm 2022, TP đã rà soát và
phát hiện hơn 13.000 sản
phẩm có dấu hiệu vi phạm.
Năm 2023 và quý I-2024 đã
rà soát hơn 18.000 sản phẩm,
phát hiện hơn 180 sản phẩm
có dấu hiệu vi phạm.
Theo bà Lan, đa số cơ sở
kinh doanh thực phẩm chức
năng tại TP.HCM chỉ là văn
phòng đại diện nên còn hạn
chế khi cần liên hệ với chủ cơ
sở. Ngoài ra, công tác quản lý
có sự chồng chéo giữa Sở Y
tế và SởAn toàn thực phẩm...
“Thị trường thực phẩm
chức năng có rất nhiều vấn
đề, trong sản xuất vẫn còn
tàn tích của công nghệ “xô
chậu” nên tồn tại hàng giả,
hàng nhái. Cạnh đó, chưa có
quy định về quản lý giá của
thực phẩm chức năng dẫn
đến người mua phải trả giá
cao hơn giá trị thực, nguy cơ
trà trộn đồ giả” - bà Lan nói.•
“Thị trường thực
phẩm chức năng có
rất nhiều vấn đề,
trong sản xuất vẫn
còn tàn tích của công
nghệ “xô chậu” nên
tồn tại hàng giả,
hàng nhái.”
Đại diện lãnhđạoCônganTPLongKhánhdựhọpvới đoànBộY tế,
UBNDTPLongKhánhvềvụngộđộcsaukhiănbánhmì.Ảnh:VŨHỘI