9
Sau chuyến thị sát một số dự án đường bộ cao tốc vào cuối
tháng 4 vừa qua, Thủ tướng vừa có ý kiến yêu cầu bí thư, chủ
tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trực tiếp đến làm việc với người
dân nhằm giải quyết dứt điểm một hộ chưa di dời để bàn giao
mặt bằng cho dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang.
Đối với dự án thành phần 1 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma
Thuột, Thủ tướng đề nghị bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND hai
tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ
động vào cuộc. Cụ thể là chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm
hoàn thành các thủ tục liên quan đến rừng, xử lý tài sản tận
thu và các thủ tục, công việc khác có liên quan, kịp thời bàn
giao mặt bằng chậm nhất vào ngày 30-6-2024 để triển khai
thi công dự án.
Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng được
giao khẩn trương chỉ đạo hoàn thành các thủ tục liên quan
đến mỏ vật liệu, bãi đổ vật liệu thừa để đẩy nhanh tiến độ
dự án.
Về việc xây nút giao liên thông giữa cao tốc Khánh Hòa
“Sốt ruột” với quy hoạch
không gian ngầm ở TP.HCM
Theo đại biểu, việc hàng loạt bất động sảnmọc lên, kèm theo đó là sụt lún đang khiến vấn đề quy hoạch
không gian ngầm trở nên nan giải.
BẢOPHƯƠNG
S
áng 7-5, Đoàn đại biểu
Quốc hội TP.HCM có
buổi giám sát với UBND
TP.HCM về thực hiện các quy
định pháp luật về quy hoạch
đô thị và quy hoạch nông
thôn trên địa bàn TP.HCM
giai đoạn từ năm 2010 đến
hết 2023.
Nghịch lý đô thị hiện
đại nhưng mưa là ngập
Nêu ý kiến tại buổi giám
sát, đại biểu Trương Trọng
Nghĩa khẳng định việc quy
hoạch không gian ngầm đối
với một đô thị là cực kỳ quan
trọng. Bởi không gian ngầm là
nguồn lực, là nguồn tài nguyên
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc quy hoạch
không gian ngầmcủaTP.HCM
còn đang dang dở. Ông Nghĩa
dẫn chứng từ 20 năm trước,
TP.HCM đã xúc tiến, kêu gọi
đầu tư vào sáu tuyến xe điện
ngầm nhưng đến nay tuyến
số 1 còn chưa thực hiện xong.
“Cần xác định rõ trở ngại
trong việc quy hoạch không
gian ngầm tại TP là gì? Những
quy hoạch không sửa được nữa
thì giải pháp ra sao? Chúng ta
cho bất động sản “lên” trước,
xây dựng trước thì có “chỏi”
nhau giữa phát triển bất động
sản và quy hoạch không gian
ngầm?” - ôngNghĩa đặt vấn đề.
Cũng theo ông Nghĩa, việc
hàng loạt bất động sảnmọc lên
ngày càng nhiều, kèm theo đó
là sụt lún đang khiến vấn đề
chống ngập trở nên nan giải.
Đây cũng là một trong những
vấn đề thuộc quy hoạch không
gian ngầm cho TP.
“Báo cáo năm năm gần đây
Khai thác hiệu quả kinh tế đất đai
trong khi chờ quy hoạch
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết trước
đây, TP.HCM đã xây dựng quy hoạch chung theo Quyết định
24/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, từ năm 2010 đến
nay, TP.HCM mới điều chỉnh quy hoạch nên dẫn đến việc có
công trình lớn hoặc một số dự án muốn tổ chức thực hiện thì
không đồng bộ được quy hoạch.
“Để lập điều chỉnh quy hoạch là quá trình về rà soát, lập
nhiệm vụ quy hoạch, duyệt, tổ chức thẩm định…, tất cả đều
rất khó khăn. Vì vậy, bây giờ tổ chức quy hoạch có những việc
phải tùy thực tiễn” - ông Cường nói.
Theo ông Cường, để đảmbảo quyền lợi cho người dân trong
vùng quy hoạch, cũng như để thực hiện được quy hoạchmang
tính khả thi thì TP cũng trăn trở tìm các giải pháp.
Như đề xuất trong Nghị quyết 98 có nội dung cho phép
HĐND TP bố trí kinh phí để thu hồi đất theo quy hoạch chứ
không phải theo dự án. Cũng trong nghị quyết này, TP đề xuất
nội dung trong quá trình chờ thực hiện quy hoạch các dự án
đất công thì TP cấp phép có thời hạn cho những nơi này làm
bãi đỗ xe hoặc nhà vệ sinh công cộng…
“TP.HCM đang gặp
tình trạng lượng
mưa tăng đột biến,
nước sông dâng cao
hơn bình thường
nên yêu cầu đặt ra là
phải giải quyết ngập
úng và cải thiện hệ
thống thoát nước.”
Thủ tướng yêu cầu lãnhđạo tỉnhKhánhHòaxử lýdứt điểmmặt bằng cao tốc
Thủ tướng
kiểmtra
tiến độ
bàn giao
mặt bằng
cho cao
tốc Khánh
Hòa - Buôn
Ma Thuột.
Ảnh: NHẬT
THANH
- Buôn Ma Thuột với Quốc lộ 26, Thủ tướng đồng ý về
nguyên tắc theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa việc
xây dựng nút giao để tăng cường kết nối, khai thác hiệu quả
các khu công nghiệp, các công trình dịch vụ, hạ tầng đồng
thời với đường cao tốc.
Tuy nhiên, địa phương cần phối hợp với Bộ GTVT
nghiên cứu phương án triển khai ngay nút giao để thi công
cùng dự án. Khi nghiên cứu phương án tối ưu cần đặt bài
toán tổng thể để quyết định, bảo đảm có lợi cho đất nước và
nhân dân. Bên cạnh đó, phải có phương án xử lý hài hòa,
bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư BOT, không để xảy ra tiêu
cực, tham nhũng. Người đứng đầu Chính phủ cũng giao
UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát tiến độ dự án cao tốc Khánh
Hòa - Buôn Ma Thuột, tập trung chỉ đạo để phấn đấu rút
ngắn ba tháng so với kế hoạch…
Với các dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong, Quy Nhơn
- Chí Thạnh và Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Thủ tướng giao
khẩn trương giải phóng mặt bằng trong tháng 5. Riêng dự
án cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh hoàn thành di dời điện
cao thế chậm nhất trong tháng 6 tới.
Về tiến độ, Thủ tướng giao dự án cao tốc Chí Thạnh -
Vân Phong phấn đấu hoàn thành vào ngày 2-9-2025, dự
án cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn hoàn thành trước ngày
30-6-2025.
VIẾT LONG
nhất báođộngTP.HCMđangsụt
lún vàmột trong những nguyên
nhân gây nên là do khai thác
nước ngầm. Vậy quy hoạch
chung của TP.HCM đến năm
2060 sẽ xử lý tình trạng này
thế nào?”- ông Nghĩa đặt câu
hỏi và cho biết ở các quốc gia
khác cũng có trận ngập khủng
khiếp nhưng không phải xảy
ra mỗi tháng một lần như TP
hiện tại.
“Cứ chiều chiều là nước tràn
lên đường.Một bên làTP.HCM
rất hiện đại, công nghệ cao,
trung tâm tài chính…, một
bên mưa xuống là lội nước
thì nghịch lý” - ông Nghĩa
khẳng định.
Theo ông Nghĩa, khi lập
quy hoạch điều chỉnh phải có
giải pháp xử lý gốc vấn đề là
chống ngập, thoát nước, phải
sử dụng công cụ quy hoạch để
đạt được giải pháp xử lý bằng
khoa học và xử lý được những
vấn nạn của đô thị.
Tháng 5 sẽ trình
HĐND TP hai đồ án
quy hoạch
Trả lời vấn đề này, Phó
Giámđốc SởQH-KTTP.HCM
Trương Trung Kiên thừa nhận
TP.HCM đang sụt lún. Hiện
có nơi độ sụt lún cao nhất là
81 cm, nơi thấp nhất là 1,99
cm, tính trung bình khoảng
23,27 cm.
CũngtheoôngKiên,TP.HCM
đang gặp tình trạng lượng
nước mưa tăng đột biến, mực
nước sông dâng cao hơn bình
thường. Những việc này đặt
ra yêu cầu TP.HCM cần giải
quyết vấn đề ngập úng và cải
thiện hệ thống thoát nước.
Đối với phát triển không
gian ngầm, ông Kiên cho biết
khônggianngầmđô thị gồmhai
thành phần là không gian công
cộng và không gian ngầm của
các dự án, công trình. Những
thành phần này sẽ được tính
toán để không chồng chéo.
“Trong đồ án quy hoạch
chung đô thị đang điều chỉnh,
nội dung về không gian ngầm
sẽ được làm đầy đủ. TP.HCM
sẽ xác định khu vực nào khuyến
khích phát triển, khu vực nào
cầnhạn chế, khuvực nàokhông
được làm theo cả chiều ngang,
chiều dọc, chiều sâu. Đồng
thời, chúng tôi cũng tính toán
việc kết nối không gian ngầm
các công trình với không gian
ngầm công cộng” - ông Kiên
cho biết.
Theo Phó Chủ tịch UBND
TP.HCMBùiXuânCường, hiện
nay TP.HCM đang làm hai đồ
án quy hoạch và cơ bản đã ổn.
Dự kiến UBND TP.HCM sẽ
báo cáo HĐND TP trong kỳ
họp vào tháng 5 tới.
“Những tồn tại trước đây
như không gian ngầm, chất
thải rắn, sụt lún, thoát nước,
chống ngập… cũng được đưa
vào hai đồ án. Thời gian tới,
TP.HCMsẽ công bố công khai,
minh bạch để tiếp tục góp ý
và xin ý kiến thẩm định của
Bộ Xây dựng” - ông Cường
thông tin.•
Người dân lội qua khu ngập nước tại TP.HCM.
Ảnh: ĐC
Đại biểu
Trương
Trọng
Nghĩa nêu ý
kiến tại buổi
giámsát.
Ảnh: BẢO
PHƯƠNG