3
BộCônganđềxuấtnhiều
quyđịnhmới liênquan
đăngký thường trú, tạmtrú
Bộ Công an vừa có tờ trình dự thảo Nghị định quy định
chi tiết một số điều của Luật Cư trú. Nội dung đáng chú ý
tại dự thảo là Bộ Công an đề xuất quy định hợp đồng thuê
nhà phải có công chứng, chứng thực theo quy định của
Luật Cư trú (Điều 5 dự thảo).
Cụ thể, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp
với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng,
chứng thực theo quy định của Luật Cư trú.
Trong khi đó, tại Điều 5 Nghị định 61/2021 hiện hành
quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp
với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. Như vậy,
nếu đề xuất này được thông qua thì hợp đồng thuê nhà ở
phải được công chứng, chứng thực nếu những người thuê
nhà muốn đăng ký thường trú tại nhà thuê.
Cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất nhiều quy định mới về
giấy tờ đăng ký thường trú cho nhiều đối tượng khác như
hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai; giấy tờ,
tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng
đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có
thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán
viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp…
Dự thảo cũng đề xuất các giấy tờ, tài liệu chứng minh
chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú.
Cụ thể, giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ
quan có thẩm quyền cấp; giấy phép xây dựng theo quy
định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công
trình phải cấp giấy phép xây dựng) hay hợp đồng mua,
bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá
thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước…
“Trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp
pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không
cần công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã” - dự
thảo nêu.
Ngoài ra còn có văn bản cam kết của công dân về việc
có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh
chấp về quyền sử dụng nếu không có các giấy tờ chứng
minh theo quy định.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp chứng
minh là chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú hoặc được
chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Công dân được đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp
không thuộc quyền sở hữu của mình mà không phải xuất
trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi chủ sở hữu
chỗ ở hợp pháp đó đồng ý theo quy định tại khoản 2 Điều
20 Luật Cư trú. Trường hợp công dân đề nghị đăng ký vào
hộ gia đình tạm trú đã có phải có ý kiến đồng ý của chủ
hộ, thời hạn tạm trú bằng thời hạn tạm trú của hộ gia đình.
Cũng theo dự thảo, thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư
trú của công dân gồm 31 trường thông tin như số hồ sơ cư
trú; nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; nơi
lưu trú, thời gian lưu trú; họ, chữ đệm và tên, số định danh
cá nhân hoặc số CMND của chủ hộ và các thành viên hộ
gia đình; quan hệ với chủ hộ…
Đặc biệt, dự thảo đề xuất bổ sung trường thông tin là
đối tượng khai báo tạm vắng, nơi đến trong thời gian tạm
vắng, thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ
các cơ sở dữ liệu khác.
NGUYỄN THẢO
dự trữ so với hiện hành. Vì
hiện nay việc xác định ngày
tồn kho đang thực hiện theo
chế độ kế toán, bao gồm hàng
đi đường từ cảng xếp nước
ngoài trước khi về đến lãnh
thổViệt Nam” - ôngNămnói.
TheotínhtoáncủaPetrolimex,
nếu dự trữ lên 30 ngày, tức là
tăng 10 ngày so với hiện hành.
Theo mức phân giao nguồn
năm 2024, toàn thị trường sẽ
mất thêm chi phí xấp xỉ 900
tỉ đồng. Chưa kể tồn kho 30
ngày sẽ rất khó kiểm soát rủi
ro, đặc biệt là khi giá xăng dầu
thế giới giảm mạnh.
Tiếp tục chia sẻ, ông Năm
nhấn mạnh: “Chúng ta không
phải lo lắng về an ninh năng
lượng, vì còn một công cụ
nữa là tổng nguồn tối thiểu,
Bộ Công Thương có thể điều
chỉnh việc phân giao tổng
nguồn tối thiểu xăng dầu”.
Đồng quan điểm, ông Phạm
Văn Thoại, Tổng Giám đốc
Công ty Saigon Petro, cũng
đánh giá yêu cầu lượng hàng
dự trữ lưu thông tối thiểu bằng
30 ngày sẽ làmảnh hưởng khá
lớn đến nguồn tài chính cũng
như rủi ro về giá của DN.
Ông Cao Hoài Dương, Chủ
tịch HĐQT Tổng Công ty
Dầu Việt Nam - PVOil, cũng
cho rằng dự trữ lưu thông với
mục đích an ninh năng lượng
quốc gia là trách nhiệm của
Nhà nước, không thể dồn
trách nhiệm đó lên vai của
DN. Trách nhiệm của DN
với Nhà nước là thuế.
“Dự trữ 30 ngày hay 50
ngày là trách nhiệm của
Nhà nước và Nhà nước cần
bỏ tiền ra. Tất nhiên, trong
điều kiện của Việt Nam hiện
nay chưa thực hiện được, đòi
hỏi trách nhiệm chia sẻ của
cộng đồng, DN thì chúng tôi
cũng chung tay cùng Nhà
nước nhưng ở mức độ hợp
lý” - ông Dương nói.
Lãnh đạo PVOil cho rằng
mức dự trữ lưu thông 20 ngày
như hiện tại là hợp lý, không
nên tăng hơn nữa, vì sẽ tạo
gánh nặng tài chính rất lớn
choDN. ÔngDương cũng cho
rằng cần bàn đến vai trò dự
trữ của hai nhà máy lọc dầu
Bình Sơn và Nghi Sơn. Hai
nhà máy này luôn có lượng
dầu thô đáp ứng 20-30 ngày
để đảm bảo vận hành.
Ghi nhận ý kiến của các
DN, ông PhanVăn Chinh, Vụ
trưởng Vụ Thị trường trong
nước (Bộ Công Thương),
cho hay thay mặt tổ biên tập
ban soạn thảo, Vụ Thị trường
trong nước sẽ ghi nhận, tiếp
thu, tổng hợp các ý kiến đóng
góp của các DN xăng dầu tại
hội nghị.
Đồng thời, vụ sẽ tiếp thu,
giải trình và tiếp tục xin ý
kiến từ các bộ, ngành, hiệp
hội, DN. Từ đó hoàn thiện nội
dungnhằmxâydựngnghị định
mới phù hợp với thực tiễn kinh
doanh hiện nay cũng như xu
thế phát triển trong tương lai.
Khi nghị định được ban hành
sẽ giải quyết các vấn đề căn
cơ, lớn nhất trong hoạt động
kinh doanh xăng dầu.•
Thời sự -
ThứTư8-5-2024
Bộ Công an đề xuất nhiều quy địnhmới liên quan
đăng ký thường trú, tạmtrú. Ảnh: PLO
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch
VINPA, cho hay:“Có ý kiến cho
rằngNghịđịnh83vềkinhdoanh
xăng dầu đã trải qua ba lần sửa
đổi nhưng vẫn không triệt để,
khônghoàn chỉnh. Nhưng thật
sự thì theo quy định, mỗi lần
sửa đổi không được sửa đổi
quá 20% nội dung của nghị
định hiện tại. Do vậy chúng ta
chỉ sửa đổi được những vấn đề
rất lớn, mang tính nhất thời”.
Tiêu điểm
Tại hội nghị, ông Trịnh Quang Khanh, Phó
Chủ tịch thường trực kiêmTổngThư kýVINPA,
cho biết Nghị định 83/2014 về kinh doanh
xăng dầu từ khi có hiệu lực đến nay đã được
sửa đổi bởi Nghị định 08/2018, Nghị định
95/2021vàNghị định80/2023.Trong thời gian
gần 10 năm thực hiện, nguồn cung xăng dầu
cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh tế - xã
hội và tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều quy
định cần sửa đổi để đáp ứng tình hình thực
tiễn đã có nhiều thay đổi. Đơn cử như cơ cấu
nguồn xăngdầu trongnước đã đápứngđược
70%, nhiều văn bản quy phạmpháp luật mới
có liên quan đến xăng dầu được ban hành
hoặc được sửa đổi, bổ sung như Luật Giá,
Luật Quản lý ngoại thương… Từ đó dẫn tới
một số quy định điều hành thị trường xăng
dầu có nhiều thay đổi…
Theo lãnh đạo VINPA, hiệp hội đã tổ chức
các buổi lấy ý kiến, đã nhận được một số ý
kiến của hội viên, các nhà khoa học. Các ý
kiến chủ yếu tập trung nhiều vào các vấn đề
về giá, quyền của DN trong xác định giá, các
khoản chi phí phản ánh trong công thức giá,
các điều kiện tổ chức kinh doanh, những quy
định liên quan đến quỹ bình ổn, lượng hàng
tồn kho bắt buộc…
Qua ba lần sửa đổi, nghị định vẫn chưa triệt để
Quỹ bình ổn
Nhiều doanh nghiệp đầumối kinh doanh xăng dầu kiến nghị Nhà nướcmạnh dạn bỏQuỹ bình ổn
giá xăng dầu. Ảnh: VINPA
Ví dụ: Hiện nay sản lượng xăng dầu từ hai nhà máy lọc
hóa dầu trong nước đáp ứng được 70% sản lượng. Hiện các
DN đầu mối được quyền mua của hai nhà máy lọc dầu này
để về bán trong hệ thống của mình. Vậy tại sao thương nhân
phân phối cũng là DN kinh doanh xăng dầu, có hệ thống
kho, có thể thuê tàu, sà lan chở xăng dầu về bán mà dự
thảo lại quy định thương nhân phân phối chỉ được mua của
thương nhân đầu mối mà không được mua chéo của nhau?
Ông
NGUYỄN VĂN TIU
,
Công ty CP Xăng dầu
Tự Lực I:
Dự thảo thu hẹp
quyền của thương
nhân phân phối
Hiện nay, ngoài mua hàng
của thương nhân đầu mối,
thương nhân phân phối còn được mua hàng của nhau để
tránh tình trạng bị thương nhân đầu mối tạo sức ép. Tuy
nhiên, trong dự thảo lần này, thương nhân phân phối chỉ
được mua hàng của thương nhân đầu mối, không được
mua hàng của thương nhân phân phối nữa. Đề xuất không
nên thu hẹp quyền của thương nhân phân phối như vậy.
Có rất nhiều thương nhân phân phối làm ăn chuẩn chỉ.
Về bán lẻ, trong dự thảo có nêu điều kiện cửa hàng bán
lẻ xăng dầu khi được cấp phép phải chứng minh được hồ
sơ xây dựng hợp lý. Vấn đề này, trước đó trong Nghị định
83/2014 cũng đưa ra nhưng sau đó thấy bất cập. Vì đa số
cửa hàng bán lẻ xây dựng trước năm 2000, lúc đó chưa có
luật xây dựng nên không thể có giấy phép xây dựng. Sau
đó đến Nghị định 95/2021 đã nới quy định chỉ áp dụng
quy định với các cửa hàng mới, cửa hàng cũ không yêu
cầu. Trong dự thảo mới này lại có yêu cầu này thì rất khó
nên kiến nghị sửa quy định này.
AN HIỀN