097-2024 - page 16

16
ĐỨCHIỀN
C
ăng thẳng phương Tây -
Nga đang có xu hướng
leo thang đáng ngại với
hàng loạt động thái, phát
ngôn cứng rắn từ hai bên.
Hàng loạt
diễn biến căng thẳng
phương Tây - Nga
Chỉ trong ngày 6-5 xảy ra
hàng loạt diễn biến nóng giữa
hai bên. Đáng chú ý nhất là
việc Nga tuyên bố sẽ tập trận
vũ khí hạt nhân chiến thuật,
theo lệnh của Tổng thống
Nga Vladimir Putin. Cuộc
tập trận sẽ có sự tham gia của
lực lượng tên lửa, hải quân và
không quân để kiểm tra khả
năng triển khai loại vũ khí
này, đài
RT
đưa tin.
Moscow cho biết quyết
định tập trận được đưa ra sau
những “diễn biến leo thang
ở mức độ mới và chưa từng
có liên quan đến chiến sự
Ukraine” từ phương Tây và
những diễn biến đó “đòi hỏi
sự chú ý đặc biệt và các biện
pháp đặc biệt từ Nga”.
Cụ thể, theoMoscow, lý do
tập trận là vì “những tuyên bố
hiếu chiến” của một số quan
chức phương Tây và “các
hành động gây bất ổn” của
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO).
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao
Nga đã triệu tập Đại sứ Anh
Nigel Casey và Đại sứ Pháp
Pierre Levy tại Moscow để
phản ánh hai nước này có
những động thái leo thang
60 tỉ USD cho Ukraine, Nga
cũng đã cực lực phản đối.
Moscow cho rằng gói viện
trợ của Mỹ dành cho Ukraine
“là tài trợ trực tiếp cho hoạt
động khủng bố”; “về cơ bản
sẽ không thay đổi tình hình
trên chiến trường”; sẽ khiến
Ukraine thêmthươngvong, tổn
thất và làm cho Mỹ giàu hơn.
Nga tập trận hạt nhân
có đẩy nóng đối đầu?
Thông báo về cuộc tập trận
từ phía Nga khiến NATO
phản ứng gắt, cho rằng lời lẽ
của Nga về vũ khí hạt nhân
là “nguy hiểm và vô trách
nhiệm”; đồng thời khẳng
định sẽ hỗ trợ Ukraine. Mỹ
cũng đã có những bình luận
tương tự.
Các quan chức phươngTây
từ lâu đã lo ngại rằng Nga có
thể triển khai vũ khí hạt nhân
chiến thuật, đặc biệt nếu nước
này gặp phải thất bại nghiêm
trọng trên chiến trường nhưng
Moscow luôn bác bỏ kịch
bản đó. Việc Moscow tuyên
bố tập trận dường như là lời
cảnh báo rằng việc phương
Tây can dự trực tiếp hơn vào
cuộc chiến đã làm thay đổi
tình hình.
Theo ông Pavel Podvig, nhà
nghiên cứu về lực lượng hạt
nhân Nga ở Geneva (Thụy
Sĩ), Nga đã từng tiến hành
các cuộc tập trận như vậy
trước đây nhưng hiếm khi
công khai. Tuy nhiên, lần này
Nga công khai như vậy là để
gửi đi một thông điệp lớn, tờ
The New York Times
đưa tin.
Theo ông, đây là phản ứng
trước những tuyên bố và
động thái can thiệp sâu hơn
vào cuộc chiến ở Ukraine và
như lời nhắc nhở phương Tây
rằng Nga đang có vũ khí hạt
nhân trong tay và có thể sử
dụng nó.
Tuy nhiên, ông Podvig cho
rằng sẽ không có ý nghĩa
gì khi Nga sử dụng chúng
trong cuộc chiến ở Ukraine
vì lực lượng Ukraine không
tập trung mà dàn trải, do đó
sẽ hạn chế tác động của loại
vũ khí này trên chiến trường.
Ông Podvig khẳng định vũ
khí này chỉ để gửi tín hiệu
và răn đe với đối phương.•
Quốc tế -
ThứNăm9-5-2024
căng thẳng liên quan đến cuộc
chiến ở Ukraine, theo đài
RT.
VớiĐại sứAnhNigelCasey,
Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo
rằng Moscow sẽ trả đũa các
mục tiêu của Anh gồm các
cơ sở và trang thiết bị quân
sự ở Ukraine hoặc nơi khác
nếu Kiev dùng tên lửa do
Anh cung cấp để tấn công
lãnh thổ Nga.
Sở dĩ có cuộc triệu tập này
là vì trước đó Ngoại trưởng
Anh David Cameron nói với
hãng tin
Reuters
rằngUkraine
có quyền sử dụng tên lửa tầm
xa doAnh gửi để tấn công sâu
vào lãnh thổ Nga.
Về phía Đại sứ Pháp Pierre
Levy, BộNgoại giaoNga triệu
tập ông “liên quan đến những
phát ngôn ngày càng hiếu
chiến của giới lãnh đạo Pháp”
và “sự can dự ngày càng tăng
của Pháp vào cuộc xung đột
ở Ukraine”. Nga nhấn mạnh
chính sách của Pháp về cuộc
xung đột ở Ukraine là “phá
hoại và khiêu khích, dẫn đến
leo thang xung đột hơn nữa”
và gây “bất ổn chiến lược”
cho Nga.
Trước đó, trả lời phỏng vấn
tờ
The Economist,
Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron tiếp
tục nhắc đến khả năng phương
Tây gửi quân đến chiến trường
Ukraine, đồng thời khẳng
định ông luôn theo đuổi một
mục tiêu chiến lược là “bằng
mọi giá không để Nga thắng
ở Ukraine”.
Cuối tháng trước, khi Mỹ
thông qua gói viện trợ hơn
Một tên lửa hạt nhân củaNga xuất hiện tại Quảng trườngĐỏ (thủ đôMoscow)
trong cuộc duyệt binh quân sự. Ảnh: GETTY IMAGES
Các cuộc biểu tình thể hiện tình đoàn kết
với người dân Dải Gaza (Palestine), phản đối
cuộc tấn công của Israel lan rộng tại nhiều
khuôn viên trường ĐH ở Mỹ và nhiều nơi
tại châu Âu, châu Á và Trung Đông trong
những tuần gần đây, theo đài
CNN.
Phần lớn
những cuộc biểu tình đều kêu gọi các trường
ĐH thoái vốn khỏi các công ty, dự án hỗ trợ
Israel và phản đối cuộc chiến ở Dải Gaza.
Tại Mỹ, theo đài
CNN,
sinh viên tại nhiều
trường ĐH đã biểu tình sau khi xung đột
Israel - Hamas nổ ra. Cuộc biểu tình tại ĐH
Columbia (TP NewYork) được xem là cuộc
biểu tình phản đối xung đột Israel - Hamas
có quy mô lớn nhất tại Mỹ.
Tờ
The Washington Post
ước tính từ ngày
17 đến 30-4, các cuộc biểu tình ủng hộ người
dân Palestine đã nổ ra tại hơn 150 trường CĐ
và ĐH trên khắp nước Mỹ. Những người
biểu tình dựng trại ở trung tâm khuôn viên
trường, chiếm đóng các tòa nhà của trường
ĐH. Kể từ ngày 18-4, hơn 2.000 người biểu
tình quá khích đã bị cảnh sát bắt tại các khuôn
viên trường ĐH.
Ở Úc, những tuần qua, các trại biểu tình
ủng hộ người dân Palestine được dựng lên
ở ít nhất bảy trường ĐH trên khắp nước Úc.
Tại ĐH Queensland ở TP Brisbane, nhóm
biểu tình muốn trường ĐH này công khai tất
cả mối liên hệ với các công ty và trường ĐH
của Israel, cũng như cắt đứt quan hệ với các
công ty vũ khí có liên hệ với Israel.
Các trại biểu tình này được dựng lên để thể
hiện tình đoàn kết với người dân Palestine và
thể hiện sự đoàn kết với những cuộc biểu tình
của sinh viên ở Mỹ. Tại ĐH Sydney, khoảng
50 trại biểu tình ủng hộ người dân Dải Gaza
đã được dựng lên.
Các cuộc biểu tình ủng hộ người dân
Palestine đã được tổ chức tại nhiều trường
ĐH trên khắp nướcAnh từ khi xung đột Israel
- Hamas nổ ra. Tại ĐH Newcastle, một khu
trại nhỏ ủng hộ người dân Palestine đã được
dựng lên trên bãi cỏ phía trước các tòa nhà
của trường ĐH. Theo hãng tin
PA,
sinh viên
ở các TP Leeds, Bristol vàWarwick củaAnh
cũng đã dựng trại bên ngoài các trường ĐH
để phản đối cuộc chiến ở Dải Gaza.
Tại thủ đô Paris (Pháp), các cuộc biểu tình
ủng hộ người dân Palestine đã nổ ra tại ĐH
Sciences Po và ĐH Sorbonne từ cuối tháng
4. Người phát ngôn của ĐH Sciences Po cho
biết cuộc biểu tình của sinh viên khiến khuôn
viên trường phải đóng cửa. Một sinh viên đã
bắt đầu tuyệt thực để phản đối cách trường
ĐH này phản ứng đối với “những sinh viên
muốn ủng hộ Palestine”.
ĐH Sciences Po là một trong những trường
ĐH được xếp hạng cao nhất của Pháp và là
trường cũ của nhiều tổng thống, trong đó có
Tổng thống đương nhiệmEmmanuel Macron.
Trường này có mối quan hệ chặt chẽ với ĐH
Columbia (Mỹ), nơi sinh viên đã tổ chức các
cuộc biểu tình lớn ủng hộ người dân Palestine.
Tại Ấn Độ, các cuộc biểu tình được tổ
chức tại ĐH Jawaharlal Nehru (JNU) danh
tiếng ở thủ đô New Delhi để thể hiện tình
đoàn kết với các sinh viên biểu tình tại ĐH
Columbia. Theo đài
CNN,
cuộc biểu tình tại
JNU khiến chuyến thăm dự kiến của đại sứ
Mỹ tại Ấn Độ tới trường bị hủy.
Theo hãng tin
Reuters,
hàng trăm sinh viên
đã tập trung tại nhiều trường ĐH ở Lebanon
vào cuối tháng 4. Một số người biểu tình cho
biết họ được truyền cảm hứng từ các cuộc
biểu tình tại các trường ĐH ở Mỹ.
KHOA ĐIỀM
Ông Putin: Nga sẵn sàng đối thoại
với phương Tây
Ngày 7-5, trong bài phát biểu nhậmchức tổng thốngNga
lần thứ năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh
rằngMoscow không từ chối đối thoại với các nước phương
Tây, theo đài
RT.
Ông Putin nói rằng phương Tây có quyền lựa chọn giữa
việc tiếp tục gây áp lực, gây hấn và kiềm chế sự phát triển
củaNga hay tìmkiếmconđườnghợp tác, hòa bình, đối thoại
với Nga. Bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải dựa trên cơ
sở tôn trọng lẫn nhau trên nền tảng bình đẳng.
Theomột bài bình luậnđăng
trên trangTrung tâmPhân tích
chính sách châu Âu (CEPA), từ
năm2022trởđi,Ngađãcó“chiến
tranh” không phải với Ukraine
mà với phươngTây. Ngay cả khi
cuộc chiến Nga - Ukraine kết
thúc thì đối đầu giữa Nga và
phươngTây cũng không chấm
dứt và sẽ còn kéo dài.
Tiêu điểm
Các quan chức
phương Tây lo ngại
rằng Nga có thể
triển khai vũ khí hạt
nhân, đặc biệt nếu
nước này thất bại
nghiêm trọng trên
chiến trường nhưng
Moscow luôn bác bỏ
kịch bản đó.
Trại biểu tình của sinh viên ởÚc. Ảnh: CNN
Nga tập trận hạt nhân -
lời nhắc nhở phương Tây
Hàng loạt diễnbiếnnónggầnđâycho thấycăng thẳngphươngTây -Ngađangcóxuhướng leo thangđángngại.
Làn sóngphản chiếnvới Israel lan rộng ranhiều châu lục
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook