9
hệ thống thoát nước Quốc lộ 1A và
xây dựng hệ thống thoát nước đường
Phan Anh (quận Tân Phú).
TP cũng chỉ đạo tiếp tục nâng cấp,
cải tạo và xây dựng hệ thống thoát
nước để kết nối đồng bộ, đảm bảo
thoát nước cho khu đô thị và khu
dân cư mới.
Cụ thể, đối với toàn bộ khu nội
thành hiện hữu, ba quận mới là 7, 12,
Bình Tân và bốn huyện ngoại thành
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và
Nhà Bè thuộc vùng bờ hữu sông Sài
Gòn - Nhà Bè thì khi xây dựng hệ
thống thoát nước mưa mới cần tách
nước thải ra khỏi hệ thống cống thoát
nước chung.
Đồng thời, nạo vét mở rộng kênh
rạch kết hợp với các giải pháp cục
bộ để xóa các điểm ngập (xây đê
tạm, nâng cao mặt đường, lắp đặt
cửa van đóng mở một chiều, bố trí
các trạm bơm tiêu...).
Đối với TP Thủ Đức thuộc vùng
bờ tả sông Sài Gòn - Nhà Bè, khi
xây dựng mới thì bố trí hệ thống
thoát nước mưa riêng với mạng
lưới mương.
Đối với huyện Cần Giờ thuộc vùng
bờ tả sông Nhà Bè - Soài Rạp, giữ
lại toàn bộ hệ thống sông rạch và
phát triển thêm cây xanh ven bờ để
gia tăng khả năng điều tiết, không
xây dựng các công trình tiêu thoát
nước lớn (chỉ bố trí hệ thống thoát
nước cho các cụm dân cư nhỏ trong
khu vực).
Thu hút đầu tư,
ưu tiên hình thức PPP
Theo kế hoạch của UBNDTP, trên
cơ sở các quy hoạch đã được Thủ
tướng phê duyệt, trong giai đoạn
2021-2025 TP sẽ xây dựng kế hoạch
đầu tư các công trình phù hợp với
định hướng phát triển chung, đặc
biệt ưu tiên thực hiện theo hình thức
đối tác công tư (PPP).
TP cũng yêu cầu các cơ quan
chức năng phối hợp với đơn vị tư
Giảm bê tông hóa, tăng thêm thấm hút nước
Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Giám đốc phụ trách Trung
tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH
Quốc gia TP.HCM), với cường độ về mưa như hiện nay thì các cống thoát
nước khó có thể giải quyết được tình hình ngập ở TP.HCM. Do đó, cần thực
hiện thêm các giải pháp khác ở nhiều nơi. Đơn cử như làm hồ điều hòa để
trữ nước, khi mưa bớt thì cho thoát nước vào hệ thống cống. Ngoài ra, giải
pháp tại các khu vực nhà, tòa nhà khi thiết kế cần giảm diện tích bê tông
để tăng thêm phần thấm hút nước, tăng thêm cây xanh. Các vỉa hè, khu
vực nhà ở riêng lẻ cũng cần tuyên truyền để người dân giảm bớt bê tông,
tăng thêm cây xanh, bởi việc bê tông hóa quá nhiều đã dẫn đến mức độ
thấm xuống lòng đất không còn.
vấn của Hà Lan thực hiện “Sáng
kiến hợp tác công tư cho kế hoạch
chống ngập bền vững cho TP.HCM
tại khu vực TP Thủ Đức”.
“Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án cải tạo phục hồi đường cống thoát
nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ
không đào hở tại TP.HCM (dự án
SPR); tổ chức đánh giá và đề xuất
áp dụng trong thời gian tới” - UBND
TP đề xuất.
Về giải pháp trung hạn và dài hạn,
UBND TP cho biết thời gian tới TP
sẽ khởi công và hoàn thành nhiều
dự án xây dựng hệ thống thoát nước
như dự án xây dựng hạ tầng và cải
thiện môi trường kênh Tham Lương
- Bến Cát - rạch Nước Lên, dự kiến
hoàn thành dự án trong năm 2025;
dự án nạo vét, cải tạo môi trường,
xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên
Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
HUYVŨ-NGUYỄNCHÂU
U
BND TP.HCM đã ban hành
kế hoạch triển khai thực hiện
chương trình chống ngập và
xử lý nước thải TP.HCM giai đoạn
2024-2025, trong đó có kế hoạch
xóa các tuyến đường ngập do mưa
ở TP. Kế hoạch này được ban hành
ngay đầu tháng 5, khi mùa mưa năm
nay bắt đầu.
Khởi công ba dự án
chống ngập, chuẩn bị
đầu tư bảy dự án
Theo kế hoạch, TP sẽ khởi công
ba dự án chống ngập do mưa trên địa
bàn quận GòVấp. Các dự án gồm cải
tạo hệ thống thoát nước các đường
Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ; cải
tạo hệ thống thoát nước đườngQuang
Trung (từ đường PhạmVănChiêu đến
cầuChợCầu) và cải tạo hệ thống thoát
nước đường Lê Đức Thọ (từ đường
Phạm Văn Chiêu đến cầu Cụt).
Ngoài ba dự án trên, TP chuẩn bị
đầu tư cho bảy dự án khác. Các dự án
chuẩn bị đầu tư gồm cải tạo hệ thống
thoát nước đường Thảo Điền - Quốc
Hương - Xuân Thủy - Nguyễn Văn
Hưởng và cải tạo hệ thống thoát nước
khu vực chợ Thủ Đức (TPThủ Đức),
nạo vét trục thoát nước rạch Bà Lớn
(huyện Bình Chánh), rạch Bàu Trâu
(quận 6), cải tạo hệ thống thoát nước
đường Bạch Đằng (quận Tân Bình),
Dự án chống ngập domưa cho đường Võ VănNgân đã được hoàn thành gần đây. Ảnh: ĐÀOTRANG
đến sôngVàmThuật), khởi công trên
địa bàn quận Gò Vấp trong tháng
8-2024 (dự kiến hoàn thành trong
tháng 4-2025), khởi công ở quận
Bình Thạnh trong tháng 4-2025.
Cùng với đó là dự án cải thiện hệ
thống thoát nước, nước thải và thích
ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực
Tham Lương - Bến Cát và dự án cải
thiện hệ thống thoát nước, nước thải
và thích ứng với biến đổi khí hậu
tại lưu vực Tây Sài Gòn, phấn đấu
khởi công dự án trong năm 2025.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng
thủy văn khu vực Nam Bộ, tổng
lượng mưa trong mùa mưa năm
nay ở TP.HCM sẽ cao hơn trung
bình nhiều năm khoảng 5%-15%,
tập trung từ tháng 7 đến tháng 11
và khả năng sẽ có những đợt mưa
lớn trên diện rộng kéo dài, dễ gây
ngập úng.•
Về trung hạn và dài hạn,
TP.HCM sẽ khởi công và
hoàn thành nhiều dự án
xây dựng hệ thống thoát
nước để đảm bảo thoát
nước trên địa bàn TP.
Tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cho
dự án đường vành đai 3 do giám đốc Sở TN&MT TP.HCM
làm tổ trưởng đã có văn bản khẩn báo cáo UBND TP.HCM.
Tổ công tác đưa ra dự báo nhu cầu sử dụng cát để phục vụ
dự án qua các năm. Cụ thể tại TP.HCM, năm 2024 cần hơn
4,7 triệu m
3
; năm 2025 cần hơn 2,1 triệu m
3
; năm 2026 cần
hơn 295.800 m
3
cát.
Theo đó, tổ công tác đã tham mưu UBND TP.HCM tổ
chức buổi làm việc với Bộ TN&MT, Bộ GTVT và UBND
các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Đồng
Tháp, Bến Tre để rà soát, cân đối nguồn cát phục vụ dự án
đường vành đai 3.
Trước đó, hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre thống nhất chủ
trương cung cấp một phần trữ lượng các mỏ cát tại địa phương
để phục vụ dự án đường vành đai 3 nếu kết quả thí nghiệm
các mẫu cát đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang xin
ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy do khó khăn về nguồn cung
cấp cát phục vụ các dự án cao tốc, các công trình trong tỉnh
nên chủ trương không cấp cát cho công trình ngoài tỉnh.
Trong tháng 4, Cục Khoáng sản Việt Nam đã làm việc với
các tỉnh trên và TP.HCM để giải quyết các khó khăn, vướng
mắc đối với nguồn vật liệu san lấp cho những dự án đường
cao tốc khu vực ĐBSCL và đường vành đai 3.
Theo đó, Cục Khoáng sản Việt Nam đề nghị Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông khẩn trương
lấy mẫu khảo sát và xác định khối lượng cát đắp nền đường
cần các địa phương hỗ trợ cho dự án đường vành đai 3. Từ
đó, sớm có văn bản báo cáo tổ công tác liên ngành để Bộ
TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.
Trước thực trạng trên, tổ công tác kiến nghị UBND TP có
văn bản kiến nghị tổ công tác liên ngành do Bộ TN&MT
thành lập có ý kiến, sớm gỡ vướng cho tình hình khó khăn về
vật liệu cát đắp nền đường, đảm bảo dự án đường vành đai 3.
Trên cơ sở đó, đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang tham mưu Tỉnh ủy
các tỉnh có chủ trương hỗ trợ, chia sẻ nguồn vật liệu cát đắp
nền đường từ các mỏ cát của địa phương.
Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh đẩy nhanh tiến độ các
thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện
các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 105 của Chính phủ để kịp
thời cung cấp vật liệu cho dự án vào tháng 5-2024.
ĐÀO TRANG
TP.HCM
khởi động
10 dự án
chống ngập
Theo kế hoạch, TP.HCMsẽ khởi công ba dự án
chống ngập domưa trên địa bàn quậnGò Vấp và
chuẩn bị đầu tư cho bảy dự án khác trên địa bàn TP.
Năm2024, TP.HCMcầnhơn4,7 triệum
3
cát chodựánđườngvànhđai 3
Tiêu điểm
TheoUBNDTP.HCM, trongnăm2025
sẽ xây dựng hoàn thành Nhà máy xử
lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè và
hoàn thành dự án vệ sinh môi trường
lưu vực Nhiêu Lộc -Thị Nghè (giai đoạn
2). Bên cạnh đó, TP mời gọi đầu tư bảy
nhàmáy xử lýnước thải gồmTâyTP, Bắc
Sài Gòn 1, Bắc Sài Gòn 2, cầu Dừa, Tây
Bắc, Tham Lương - Bến Cát giai đoạn
2 và Nam Sài Gòn.
Dự án đường vành đai 3 cần nguồn cát rất lớn để đắp nền.
Ảnh: ĐÀOTRANG