3
Thời sự -
ThứNăm9-5-2024
Phải tăng tốc
bổ sung tạm vắng, chuyển đi.
Nếu làm được việc này, chúng
ta không mất công, tốn kém và
minh bạch hóa quá trình này ở
địa phương. Bộ TT&TT phối
hợp với BộTài chính ban hành
định mức kinh tế kỹ thuật cho
hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận
và số hóa hồ sơ, trả kết quả.
Sau cùng, Phó Thủ tướng
thông tin tổ công tác chọn Hà
Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và
BìnhDương xây dựngmô hình
mẫu về bộ phận một cửa, tổ
chức triển khai thí điểm trong
năm 2024 với mục tiêu tạo
thuận lợi nhất cho người dân,
doanh nghiệp tiếp cận và thực
hiệnTTHC, dịchvụcôngkhông
phụ thuộc địa giới hành chính.
“Bốn địa phương trên đã
có kinh nghiệm, có kết quả,
liên quan đến hồ sơ của doanh
nghiệp rất nhiều nên mong các
đồng chí cố gắng đẩy nhanh
việc này” - Phó Thủ tướng
Trần Lưu Quang nói.
“Tôi là tổ trưởng nên tôi
chịu hoàn toàn trách nhiệm
về hiệu lực của tổ này. Vậy
nên bất kỳ thông tin gì các
đồng chí cứ nhắn tin cho tôi,
số máy của tôi ai cũng có,
người dân khiếu kiện cũng
có nên tôi tin các bộ, ngành,
địa phương đều có số máy của
Phó Thủ tướng. Các đồng chí
cứ nhắn tin 24/7” - Phó Thủ
tướng nói thêm.•
Kiềubàohiếnkế
chínhsáchphát triển
TP.HCM
Sáng 8-5, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước
ngoài TP.HCM tổ chức tọa đàm quốc tế về vai trò
cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở
nước ngoài với sự phát triển TP.HCM theo Nghị
quyết 98, Chỉ thị 27 của Thành ủy và Nghị quyết 18
HĐND TP.HCM.
Góp ý tại hội nghị, bà Trần Tuệ Tri (kiều bào
Singapore, cố vấn cấp cao Việt Nam Brand Purpose)
cho rằng để tiếp tục nâng cao và phát huy hơn nữa
tiềm năng khởi nghiệp sáng tạo thì TP phải có những
giải pháp đột phá hơn, tập trung về chất chứ không
chỉ về lượng.
Bà Tri cũng chỉ ra ba điểm mà TP.HCM có thể tận
dụng cơ hội từ Nghị quyết 98 để tạo đột phá trong
đổi mới sáng tạo và thúc đẩy động lực tăng trưởng
của TP. Cụ thể, tạo dựng được khu tổ hợp dịch vụ
tập trung cho đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trung
tâm R&D ở hai lĩnh vực xanh và chip bán dẫn; tăng
cường hỗ trợ nâng cao năng lực cho các chủ thể
trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Đồng thời đẩy mạnh kết nối quốc tế thu hút nguồn
lực tài chính, chuyên gia, công nghệ từ nước ngoài
vào TP giúp các doanh nghiệp SMEs và startup nâng
cao năng lực, tăng trưởng quy mô ra quốc tế.
Góp ý về chính sách thu hút nhân tài ngành y tế, TS
Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Chuyên gia
và trí thức người Việt Nam tại Đan Mạch, đề xuất
TP.HCM thành lập một mạng lưới y tế TP.HCM.
Thông qua các bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học
tham gia mạng lưới y tế, TP.HCM có thể tăng
cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và chuyển giao
kỹ thuật với các bệnh viện lớn trên thế giới.
“Chính các chuyên gia gốc Việt tại đó sẽ là cầu
nối, là người truyền tải mong muốn của TP, người
hỗ trợ và có những cam kết vững chắc hơn cho
các chương trình hợp tác” - bà Hiền khẳng định.
Thông qua mạng lưới y tế, TP.HCM cũng có thể
hình thành các trung tâm R&D tại các bệnh viện,
thúc đẩy các công trình nghiên cứu những phương
pháp điều trị mới; huy động nguồn lực chuyên gia
của mạng lưới tham gia đóng góp trong vai trò cố
vấn...
Còn bà Cấn Thanh Huyền, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam - Nhật Bản,
cho rằng nếu TP.HCM muốn thu hút nguồn lực
phát triển, sự hợp tác, đầu tư nước ngoài thì cần
xây dựng các kênh liên lạc cũng như hợp tác chặt
chẽ hơn giữa các quỹ đầu tư, doanh nghiệp của TP
và nước bạn.
Phát biểu kết luận tọa đàm, bà Vũ Thị Huỳnh
Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở
nước ngoài TP.HCM, cho biết sẽ ghi nhận các ý
kiến, giải pháp của kiều bào để tham mưu, đề xuất
UBND TP.HCM nhằm triển khai Nghị quyết 98 đi
vào thực tiễn, phù hợp.
Bà Mai cũng khẳng định lại vai trò của đội ngũ
doanh nhân, trí thức kiều bào trong phục vụ phát
triển TP và cho biết Ủy ban Về người Việt Nam ở
nước ngoài TP.HCM sẽ chủ động hơn để kết nối
với các cơ quan đại diện, các hiệp hội kiều bào
của các nước để phát huy, khơi thông được nguồn
lực kiều bào.
“Hiện TP.HCM có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, về các lĩnh vực
mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ thì
TP.HCM chưa có dữ liệu. Việc xây dựng phần mềm
dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở
tất cả quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát
huy được vai trò của họ để hỗ trợ TP khi cần” - bà
Mai nói.
Thời gian tới, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước
ngoài TP.HCM sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu
hút nguồn nhân lực; tận dụng được nguồn nhân lực
đi học tập ở nước ngoài hoặc đi xuất khẩu lao động
trở về phát triển TP.HCM. Đồng thời, tìm giải pháp
để thu hút đầu tư của kiều bào thông qua các dự án
đầu tư của TP.HCM.
BẢO PHƯƠNG
Tiêu điểm
100%
là tỉ lệ đã xử lý phản ánh kiến
nghị của tổ chức, cá nhân của
Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao
và tỉnh Quảng Ninh. Một số địa
phươngcó tỉ lệhài lòng trongxử
lý kiến nghị cao gồm Tây Ninh
đạt 95%,TP.HCMvàĐàNẵngđạt
96%, Hải Dương và Hải Phòng
đạt khoảng 93%.
TP.HCM:Quyết tâmthực hiện
100%thủ tục xử lý trênmôi trườngmạng
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Võ Văn Hoan
(ảnh)
cho
biết thời gian qua TP đã làm được nhiều
việc nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm
tiếp. Ông Hoan thông tin thời gian tới
TP.HCM sẽ trang bị hệ thống máy móc,
thiết bị cho tất cả cơ quan hành chính TP,
từ TP đến quận, huyện, phường, xã. “Hệ
thống này đang rất cũ kỹ, các phần mềm
sử dụng cũng rất lạc hậu” - ông Hoan chia
sẻ.
Thứ hai, TP quyết tâm thực hiện 100%
thủ tục xử lý trên môi trường mạng, cự
tuyệt với xử lý trên môi trường giấy. Thứ
ba, TP đang chỉ đạo quyết liệt việc rà soát
quy trình nội bộ, cắt bỏ các khâu trung
gian. Thứ tư, áp dụng chữ ký số trong
nội bộ 100% ở tất cả cơ quan thuộc quận,
huyện, sở, ngành.
Theo ông Võ Văn Hoan, “TP đang trình
HĐND ngày 18-5 này sẽ thống nhất lệ
phí thực hiện các TTHC là 0 đồng, tức là
không thu một đồng phí nào của người
dân để khuyến khích”.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho
hay TP sẽ liên kết với ngân hàng, kho bạc,
bưu chính để thống nhất quy trình công
nghệ, trách nhiệm và chia sẻ chi phí để hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện
trình tự, thủ tục trực tuyến cấp độ 4…
Ông Hoan cho biết hiện có nhiều
vướng mắc khiến thủ tục công bố rất
chậm. Việc này có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân về nội dung,
trình tự, thủ tục mà các thủ tục do Trung
ương ban hành không được thể hiện đầy
đủ. Chính quyền TP đôi khi cũng phải
chậm trễ, chậm chạp, rà soát và cân nhắc
lại để xử lý.
Ông Hoan lấy ví dụ bộ thủ tục về
khám chữa bệnh của Bộ Y tế, về phí, lệ
phí thì ban hành áp dụng của năm trước.
Trong khi phí, lệ phí của năm sau của
Luật BHYT và Luật Khám bệnh, chữa
bệnh đã có hiệu lực thì không còn phù
hợp nữa.
Hoặc Bộ LĐ-TB&XH về lĩnh vực việc
làm, có vài thủ tục không xác định được
thời gian để giải quyết nên TP cũng phải
cân nhắc. Hay như Bộ KH&CN quy định
các vấn đề có liên quan đến các đơn vị,
doanh nghiệp cấp trung gian để thẩm định
công nghệ, để công nghệ có thể được đầu
tư vào các dự án hoặc kéo dài thực hiện dự
án, hoặc thay đổi các thiết bị…
Tuy nhiên, Bộ KH&CN cũng không
nêu rõ tiêu chí để chọn các doanh nghiệp
đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh
giá công nghệ. Vì vậy, rất nhiều doanh
nghiệp trên địa bàn TP khi chuyển đổi
không thể thực hiện được vì không có
tổ chức trung gian này. “Việc này TP đã
nhiều lần báo cáo với các cơ quan Trung
ương và đề nghị hướng dẫn, hiện TP đang
chờ hướng dẫn đó” - ông Hoan nói.
Ông Hoan thừa nhận đây là những
việc TP chậm hơn các tỉnh trong công
bố, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung
của TP. “TP đã báo cáo xin ý kiến của
các cơ quan Trung ương, đề nghị khi
làm bộ thủ tục nên sát một chút, nếu
cần thiết nên lấy ý kiến của các địa
phương, đặc biệt là những địa phương
lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,
Hải Phòng, Cần Thơ” - Phó Chủ tịch
UBND TP đề xuất.
Phản hồi sau đó, Phó Thủ tướng Trần
Lưu Quang đánh giá cao sự quyết tâm của
TP.HCM. “Tôi từng công tác ở TP, tôi hiểu
được việc này. Về lý lẽ, TP.HCM cùng Hà
Nội phải là hai địa phương đi đầu trong lĩnh
vực này. Thực sự thì TP.HCM đã đi đầu
nên bây giờ gặp một hệ lụy là máy thì cũ,
phần mềm lạc hậu nên phải cải tổ cái này
lại. Mong TP thúc đẩy nhanh việc này vì
với quy mô kinh tế, con người, nhân sự như
TP, nếu không đẩy nhanh việc này sẽ rất
khó khăn” - Phó Thủ tướng nói.
ĐỨC MINH
tử khó kiểm soát. Hai nữa là yêu cầu phải
nộp sổ gốc, hồ sơ gốc nên cần có nguồn
lực, biên chế công chức trong việc thực
hiện và số hóa cái này.
Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành
cần hướng dẫn giải pháp đối với trường
hợp có kết quả điện tử đặc thù như giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất cũng như các giấy phép
liên vận quốc tế…
Ngoài ra, kiến nghị bộ, ngành Trung
ương rà soát, ban hành danh mục TTHC,
số hóa kết quả, cấp kết quả điện tử hoặc
ban hành danh mục TTHC không thể cấp
kết quả điện tử, không thể số hóa để áp
dụng thống nhất trên toàn quốc và phục
vụ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.
Đề nghị ban hành văn bản quy phạm
pháp luật làm cơ sở pháp lý thực thi
phương án phân cấp giải quyết TTHC.
Cùng với đó là kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ
liệu, hồ sơ một cửa đối với những TTHC
tiếp nhận, giải quyết trực tiếp trên các ứng
dụng của bộ, ngành và hệ thống của TP
để quản lý thống nhất về dữ liệu số hóa.
Đồng thời quan tâm thực hiện đồng bộ
dữ liệu cung cấp trên hệ thống dịch vụ
công quốc gia đối với những TTHC thực
hiện trên hệ thống của bộ, ngành.
ĐỨC MINH