7
TAND tỉnh Đồng Nai đã trả hồ sơ vụ án
nhóm “cò” lấy tiền tỉ để bảo kê xe quá tải
qua Trạm CSGT Suối Tre cho VKSND tỉnh
Đồng Nai để điều tra bổ sung.
Trước đó, VKSND tỉnh Đồng Nai đã truy tố
các bị can Trương Công Quang, Trần Quang
Tân, Nguyễn Đăng Khoa, Đặng Văn Út, Trần
Thị Diệu Hoa, Nguyễn Văn Hậu, Ngô Văn
Đạm, Lê Bảo Ngọc về tội môi giới hối lộ.
Đồng thời, truy tố các bị can Lê Bảo Ngọc,
Hoàng Thị Việt Hà, Hoàng Hiệp, Hoàng
Thanh Sỹ, Tạ Thị Thu Trà về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Đây là nhóm “cò” lấy tiền tỉ để bảo kê cho
xe quá tải qua Trạm CSGT Suối Tre mà báo
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh qua trong
loạt bài phóng sự điều tra.
Tại quyết định trả hồ sơ, TAND tỉnh Đồng
Nai yêu cầu VKS cùng cấp điều tra bổ sung,
làm rõ nhiều nội dung.
Thứ nhất, điều tra làm rõ việc nguyên trạm
trưởng CSGT Suối Tre Lê Ánh Dương có
dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ hay không.
Đây là mấu chốt quan trọng để giải quyết
vụ án một cách toàn diện và cần xử lý trong
cùng một vụ án.
Tòa đánh giá trong lời khai của ông Dương
có nhiều điểm thiếu trung thực, mâu thuẫn
với lời khai của Trương Công Quang (người
lập đường dây thu tiền bảo kê) và Trần Quang
Tân (người Quang đưa tiền để đi lo lót với
CSGT).
Cụ thể, ông Dương khai không quen biết
Quang nhưng quá trình điều tra xác định tài
sản là bộ bàn ghế, iPad, iPhone, xe Lexus,
nhà của ông Dương đều do Quang chuyển
khoản cho người bán.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, TAND tỉnh
xác định khi thì ông Dương khai bộ bàn ghế
mua giá 200 triệu đồng, bức tượng mua giá
20 triệu đồng; khi thì mua bộ bàn ghế giá
180 triệu đồng và mua tượng quan công giá
30 triệu đồng.
Trong khi Quang lại khai bộ bàn ghế của
ông Dương là Quang nhờ Tân mua giúp với
giá 110 triệu đồng, còn bức tượng Quang
tặng cho ông Dương không lấy tiền. Riêng
người bán bộ bàn ghế khai bán cho Quang
giá 100 triệu đồng.
Quang cũng khai quen biết với ông Dương
khoảng 10 năm và có đi TP.HCMcoi xe cùng.
Thứ hai, yêu cầu VKS điều tra, đối chất số
tiền 400 triệu đồng mà Quang khai Tân còn
nợ Quang là Tân nợ hay ông Dương nợ. Bởi
Tân khai: Ông Dương có quen biết với Quang
và ông Dương còn nợ Quang 400 triệu đồng.
Thứ ba, yêu cầu VKS làm rõ số tiền bị can
Nguyễn Văn Hậu nhận từ các chủ xe, tài xế
khi nhận “bảo kê” xe quá tải là bao nhiêu và
thu lợi bất chính là bao nhiêu. Đồng thời làm
rõ 1,5 triệu đồng Hậu thu của hai xe chưa
kịp đưa cho Quang, cơ quan điều tra có thu
giữ hay không.
Bởi theo cáo trạng, bị can Hậu nhận từ các
đối tượng đưa hối lộ là 42 triệu đồng nhưng
theo hồ sơ lời khai bị can thì số tiền trên là
được hưởng phần trăm từ môi giới của 525
xe với 80.000 đồng/xe.
Riêng số tiền 1,5 triệu đồng, Hậu khai đã
thu từ hai xe nhưng chưa kịp đưa cho Quang.
Theo lời khai của Hậu, số tiền trên đã nộp
cho cơ quan điều tra.
Thứ tư, điều tra làm rõ Út nhận tiền của
các tài xế xe tổng cộng bao nhiêu và thu lợi
bất chính bao nhiêu.
Thứ năm, tòa yêu cầu xử lý, kết luận dứt
điểm, lấy lời khai đối chất và kết luận các
trường hợp Nguyễn Đăng Khoa và Trương
Công Quang đưa cho cán bộ CSGT tên là
Dũng và Toàn lần lượt 65 triệu đồng và 70
triệu đồng.
Bởi Khoa khai đưa cho một cán bộ CSGT
thuộc tổ tuần tra đặc biệt tên Dũng 65 triệu
đồng, còn Quang khai đưa cho một cán bộ
CSGT tổ tuần tra đặc biệt tên Toàn 70 triệu
đồng và cơ quan điều tra đã cho Quang, Khoa
nhận dạng được hai người này.
Thứ sáu, tòa yêu cầu xem xét lại tội danh
truy tố đối với một số bị can. Các bị can Ngọc,
Hà, Hiệp, Sỹ, Trà bị truy tố tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nhưng tòa cho rằng các chứng cứ
có tại hồ sơ chưa đủ điều kiện, cơ sở pháp lý
để xử lý. Các bị can này có dấu hiệu phạm vào
tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi theo quy định tại
Điều 366 BLHS…
TỰ SANG - BIÊNHÒA
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm9-5-2024
THANHNHẬT
N
gày 8-5, TAND tỉnh Quảng
Ngãi tuyên phạt bị cáo Phạm
Ngọc Phượng (cựu giám đốc
Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng
Ngãi) bốn năm sáu tháng tù về tội
nhận hối lộ.
Các bị cáo Nguyễn Bá Nhật (cựu
chánh Tòa Lao động TAND tỉnh
Quảng Ngãi), Đỗ Văn Thương
lãnh án hai năm tù cùng về tội môi
giới hối lộ; Hà Trần Vũ ba năm tù;
Mai Văn Học, Nguyễn Thành Tín
một năm sáu tháng tù cùng về tội
đưa hối lộ.
Nhận tiền để làm giả
Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến
2022, bị cáo Phạm Ngọc Phượng
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn,
nhiều lần nhận tiền qua trung gian
từ các bị cáo Nhật, Thương để làm
nhiều bản kết luận giám định pháp
y về bệnh tật giả, giúp cho các đối
tượng đã bị kết án có đủ điều kiện
được TAND xét hoãn chấp hành
án phạt tù.
Cụ thể, Hà Trần Vũ phải chấp
hành hình phạt hai năm tù về tội
cố ý gây thương tích. Sau khi có
quyết định thi hành án (THA), do
muốn được hoãn chấp hành án phạt
tù, Vũ đã nhờ bị cáo Nhật là chánh
Tòa Lao động TAND tỉnh Quảng
Ngãi giúp đỡ.
Bị cáo Nhật nói với Vũ rằng sẽ
tìm người làm giúp bản kết luận
giám định pháp y về bệnh tật giả,
thể hiện Vũ bị bệnh nặng, đủ điều
kiện xin hoãn chấp hành án nhưng
phải đưa tiền để cảm ơn người giúp.
Sau đó Nhật đã trao đổi và nhờ
Phượng làm bản kết luận giám định
pháp y giả cho Vũ. Cựu giám đốc
trung tâm pháp y đồng ý và soạn
thảo một bản kết luận giám định
pháp y giả với nội dung Vũ bị bệnh
lao phổi mạn tính.
Khi nhận bản kết luận giám
định, Nhật ứng tiền cá nhân đưa
cho Phượng 10 triệu đồng để cảm
ơn. Nhật yêu cầu Vũ đưa 20 triệu
đồng để nhận bản kết luận giám
định này.
Vũ nhận và mang bản kết luận
giámđịnh pháp y giả nộp choTAND
TP Quảng Ngãi. Tuy nhiên, qua
thẩm định, xét thấy tình trạng bệnh
tật của Vũ chưa đủ điều kiện được
hoãn THA nên TAND TP Quảng
Ngãi đã ra quyết định trưng cầu
giám định lại.
Ngày 16-11-2016, Phượng làm lại
bản kết luận giám định pháp y, kết
luận Vũ bị bệnh lao phổi mạn tính
đa kháng thuốc, bệnh cần điều trị
lâu ngày. Do đó, TAND TP Quảng
Ngãi ra quyết định cho Vũ được
hoãn chấp hành án trong thời hạn
một năm.
Được hoãn THA ba lần
nhờ làm giả giám định
Với cách làm này, khi gần hết
thời hạn được hoãn THA lần đầu,
Vũ lại gặp cựu chánh Tòa Lao động
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HĐ
Nguyễn Bá Nhật, nhờ làm các bản
kết luận giám định pháp y giả thể
hiện mình bị bệnh nặng để tiếp tục
xin hoãn chấp hành án các lần sau.
Kết quả điều tra, từ năm 2017 đến
2019, Vũ đã ba lần đưa cho Nhật
tổng cộng 60 triệu đồng và Nhật
đưa cho Phượng 30 triệu đồng để
làm giúp ba bản kết luận giám định
pháp y về bệnh tật, giúp Vũ được
hoãn THA ba lần.
Tương tự, Phạm Ngọc Tiên là
người phải chấp hành hình phạt
hai năm tù về tội trộm cắp tài sản
vào năm 2016. Sau khi được xét
hoãn chấp hành án một năm, tháng
3-2017, Tiên đến nhà gặp Nhật nhờ
giúp để được hoãn THA lần hai.
Nhật đồng ý nhưng yêu cầu Tiên
phải chuẩn bị chi phí để cảm ơn
người giúp. Tiên đưa đơn thuốc
đang điều trị bệnh thận của mình
cho Nhật. Nhật đến gặp Phượng
nhờ làm giúp bản kết luận giám
định pháp y về bệnh tật giả.
Bị cáo Phượng đã làm giả bản
kết luận giám định pháp y, kết luận
Tiên bị bệnh suy thận độ IV, nguy
hiểm đến tính mạng cần điều trị
dài ngày.
Tiên đã đưa cho Nhật số tiền 13
triệu đồng, Nhật đưa cho Phượng
10 triệu đồng, còn lại 3 triệu đồng
Nhật sử dụng cá nhân.
Với phương thức trên, Phượng
lại làm giả bản kết luận giám định
pháp y về bệnh tật giúp Tiên tiếp
tục được hoãn THA một năm.
Từ năm 2019 đến 2021, Tiên đã
nhờ Phượng làm giúp các bản kết
luận giám định pháp y bệnh tật và
được TAND huyện Tư Nghĩa cho
hoãn THA tiếp đến ngày 8-4-2022.
Ngoài ra, Phượng đã làm các bản
kết luận giám định pháp y bệnh tật
giả cho Duy bị bệnh suy tim độ II;
Học bị suy tim độ III; Tín bị suy
thận mạn tính độ IVđể những người
này được hoãn THA.•
Bị cáo Phượng nhiều lần
nhận để làm các bản kết
luận giám định pháp y về
bệnh tật giả, giúp cho các
đối tượng bị kết án có đủ
điều kiện được xét hoãn
chấp hành án phạt tù.
Tài xế sau khi liên lạc với Quang (“cò” Tuấn)
thì đượcQuang hướng dẫn đưa tiền
cho cácmắt xích dọc quốc lộ. Ảnh: PV
Tòa trảhồ sơ vụbảokê xe quá tải quaTrạmCSGTSuối Tre
Cựu giám đốc trung tâm pháp y
nhận hối lộ lãnh 4,5 năm tù
Cựu giámđốc Trung tâmPháp y tỉnhQuảng Ngãi PhạmNgọc Phượng và cựu chánh Tòa Lao động
Nguyễn Bá Nhật bị phạt tù vì nhận hối lộ vàmôi giới hối lộ.