16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Hai 13-5-2024
Trongmộtbáocáovàotháng
4, Liên đoàn Chống phỉ báng
(trụ sở tại Mỹ) cho biết số vụ
tấn công, phá hoại và quấy rối
chốngDoThái ởMỹ trongnăm
2023 đã tăng hơn gấp đôi, lên
mức cao kỷ lục trong bối cảnh
tâm lý bài DoThái tăng vọt sau
xung đột Israel - Hamas.
Các chuyên gia
khuyến nghị cần theo
dõi chặt chẽ các mối
đe dọa khủng bố tiềm
ẩn, nhất là khi Mỹ
sắp bước vào cuộc
bầu cử tổng thống.
Lo ngại làn sóng khủng bố có
yếu tố cực đoan đe dọa nước Mỹ
FBI và các quan chứcMỹ liên tục cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng bố tại nước này tương tự vụ ởMoscow
trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông ngày càng phức tạp.
THẢOVY
H
ơn 20 năm trước, tướng
JohnAbizaid - khi đó là
chỉ huy lực lượng Mỹ
ở Trung Đông - đã cảnh báo
rằng Mỹ phải đối mặt với
một “cuộc chiến lâu dài”
hàng thập niên chống lại chủ
nghĩa cực đoan.
Gần đây, mối đe dọa khủng
bố có dấu hiệu gia tăng với
các căng thẳng ở Trung Đông
khiến các quan chức cấp
cao ở Mỹ liên tục bày tỏ sự
quan ngại.
Báo động nguy cơ
tấn công khủng bố
Chỉ trong cuối tuần qua, ít
nhất ba giáo đường Do Thái
và một bảo tàng ở bang New
York đã bị dọa đánh bom dù
phía cảnh sát cho rằng không
có trường hợp nào đáng tin
cậy. Thống đốc bang New
York Kathy Hochul cho biết
các quan chức bang này đang
“tích cực theo dõi” những
địa điểm đã bị đe dọa, theo
hãng tin
AP.
Trong phiên điều trần trước
Ủy ban Thẩm định Hạ viện
Mỹ hôm 11-4, Giám đốc Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI)
Christopher Wray cũng nói
rằng cơ quan này lo ngại về
nguy cơ xảy ra hiện tượng tấn
công có tổ chức ở Mỹ tương
tự vụ tấn công khủng bố do
nhóm ISIS-K - một nhánh của
tổ chức khủng bố Nhà nước
Hồi giáo tự xưng (IS) - thực
hiện tại Nhà hát Crocus City
Hall ở thủ đô Moscow (Nga)
hồi tháng 3.
Ông Wray cho biết ông lo
lắng những cá nhân cực đoan
Đầu tháng này, hãng
Reuters
dẫn các nguồn tin rằng
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã làm việc với các nhân viên
y tế ở Dải Gaza để điều tra tội ác chiến tranh của Israel ở
Dải Gaza.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh xung đột Israel
- Hamas đã khiến khoảng 35.000 người Palestine ở Dải
Gaza thiệt mạng và 75% dân thường phải di dời và sống
trong nạn đói toàn diện.
Trên thực tế, từ tháng 3-2021, ICC đã phát động cuộc
điều tra về hành vi của Israel ở Dải Gaza, Bờ Tây và
Đông Jerusalem dưới sự chỉ đạo của công tố viên ICC khi
đó là ông Fatou Bensouda.
Tháng 11-2023, khi xung đột Israel - Hamas tròn một
tháng, Bangladesh, Bolivia, Comoros, Djibouti và Nam
Phi đã đưa hành vi của Israel ra tòa một lần nữa. Động
thái này dẫn đến việc công tố viên đương nhiệm của ICC
Karim Khan tuyên bố sẽ điều tra tội ác của cả Israel và
Hamas tại Dải Gaza và Bờ Tây kể từ khi Hamas tấn công
vào Israel (ngày 7-10-2023).
Giới lãnh đạo Israel được cho là đang đề nghị Mỹ gây
áp lực ngăn ICC phát lệnh bắt các quan chức Israel, bao
gồm Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, với cáo buộc
vi phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở
Dải Gaza.
Theo trang
Foreign Policy,
Israel không phải là bên ký
kết Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC và do đó nước
này không công nhận thẩm quyền của ICC. Tuy nhiên,
quyền tài phán của ICC mở rộng đối với các tội ác do một
quốc gia thành viên của ICC thực hiện hoặc trên lãnh thổ
của một trong các quốc gia thành viên. Palestine là thành
viên của ICC từ năm 2015.
Đài
Al Jazeera
dẫn lời các chuyên gia pháp lý rằng các
cáo trạng trong xung đột Israel - Hamas mà ICC có thể
đưa ra nhiều khả năng nhắm vào chính sách của Israel
trong việc vũ khí hóa lương thực với người dân Dải Gaza
và quyết định của Hamas trong việc bắt các con tin Israel.
Cũng theo các chuyên gia, lệnh truy nã của ICC với các
quan chức Israel có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ
giữa nước này với các đồng minh châu Âu.
Bởi tháng 3-2023, ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga
Vladimir Putin vì vi phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine
dù Nga không là thành viên của ICC. Động thái của ICC
khi đó đã được Mỹ và các đồng minh phương Tây ủng hộ
mạnh mẽ. Theo các chuyên gia, nếu làm ngơ với lệnh bắt
của ICC với quan chức Israel, phương Tây sẽ khó tránh
khỏi lời chỉ trích “tiêu chuẩn kép”.
T.VY
Thế khó của Israel nếu ICCphát lệnhbắt ôngNetanyahu
Thủ tướng
Israel
Benjamin
Netanyahu.
Ảnh: AP
Cảnh sát bang
Chicago (Mỹ)
theo dõi các
cuộc biểu tình
phản đối xung
đột Israel -
Hamas hôm
3-5. Ảnh: THE
NEWYORK
TIMES
Nga tiếp tục phát hiện âm mưu
khủng bố mới
Đến nay, Nga đã bắt giữ tổng cộng 12 nghi phạm liên quan
đến vụ tấn công khủng bố tại Nhà hát Crocus City Hall ở thủ
đô Moscow, theo hãng thông tấn
TASS.
Nghi phạm thứ 12, cũng là một công dân Tajikistan, bị bắt
hôm 27-4 và sẽ bị tạm giam đến ngày 22-5.
Vụ tấn công khủng bố tại Moscow hôm 22-3 đã cướp đi
sinh mạng của 144 người và khiến 551 người bị thương. Dù
nhóm ISIS-K đã đứng ra nhận trách nhiệm nhưng Nga cho
rằng Ukraine đứng sau vụ việc.
Mới đây, ngày 5-5, CơquanAnninh LiênbangNga (FSB) cho
biết đãngănchặnmột âmmưukhủngbốở tỉnhTambov (Nga).
Theo FSB, nghi phạm làmột người đàn ông Nga, được cho
là đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công theo lệnh từ
“các cơ quan đặc biệt của Ukraine”.
Ukraine chưa bình luận về thông tin.
hoặc các nhóm nhỏ có thể
được truyền “cảm hứng lệch
lạc” từ các sự kiện ở Trung
Đông, làm gia tăng nguy cơ
xảy ra một vụ tấn công khủng
bố có tổ chức.
Cộng đồng tình báoMỹ đặc
biệt lo ngại nguy cơ khủng bố
từ nhóm ISIS-K. Theo các
quan chức Mỹ, ISIS-K có thể
lợi dụng cộng đồng nhập cư
người Trung Á để thực hiện
các vụ tấn công khủng bố ở
châuÂu vàMỹ, tương tự cách
nhóm này đã sử dụng người
Tajikistan trong vụ tấn công
ở Moscow.
Một quan chức tình báoMỹ
nói với tờ
TheWashingtonPost
rằng ISIS-K “đang định hình
lại hoạt động tuyên truyền để
tiếp cận mục tiêu” là người
di cư. Tướng Michael Erik
Kurilla, người đứng đầu Bộ
Tư lệnh Trung tâmMỹ, hôm
7-3 đã cảnh báo rằng “việc
thiếu áp lực từ bên ngoài đã
cho phép ISIS-K hồi sinh và
củng cố mạng lưới nhằm chỉ
đạo, kích hoạt và truyền cảm
hứng cho các cuộc tấn công”.
Một nguy cơ khác đối với
an ninh Mỹ khiến giới chức
ở Washington lo lắng đó là
“trục kháng chiến của Iran”,
vốn là mối đe dọa hàng thập
niên với Mỹ và đang được
đẩy lên cao do những căng
thẳng gần đây ở Trung Đông.
Mối lo ngại lớn đến mức
Ủy ban An ninh nội địa Hạ
việnMỹ hôm 20-3 đã tổ chức
phiên điều trần với chủ đề
“xem xét tình hình hiện tại
của trục kháng chiến của Iran
và những tác động đối với an
ninh nội địa và lợi ích Mỹ”.
“Các mối đe dọa an ninh
từ Iran và các lực lượng ủy
nhiệmcủaTehran thậmchí còn
lan rộng hơn. Những mối đe
dọa này bao gồm âmmưu ám
sát các cựu quan chức chính
quyền Tổng thống Donald
Trump, nhắmmục tiêu và tấn
công lực lượng Mỹ ở nước
ngoài, cũng như làm gián
đoạn thương mại Mỹ” - Chủ
tịch Ủy ban An ninh nội địa
Hạ viện Mỹ Mark Green nói
tại phiên điều trần.
Giải pháp ứng phó
với mối đe dọa
khủng bố
Trong bối cảnh ngày càng
xuất hiện nhiều lời kêu gọi
cảnh giác, ngày 5-5, lãnh đạo
phe đa số Dân chủ tại Thượng
việnMỹ Chuck Schumer cho
biết sẽ bổ sung thêm 400 triệu
USDvàoquỹ liênbangđể đảm
bảo an ninh tại các địa điểm
tôn giáo trên toàn nước Mỹ.
Về lâu dài, các chuyên gia
khuyến nghị Mỹ theo dõi chặt
chẽ các mối đe dọa khủng bố
tiềm ẩn, nhất là khi Mỹ sắp
bước vào cuộc bầu cử tổng
thống, dự kiến sẽ có nhiều sự
kiện tập trung người.
Theo bà Catrina Doxsee,
thành viên của Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và quốc
tế (CSIS), để giải quyết nguy
cơ khủng bố, các nhà hoạch
định chính sách ởMỹ nên tập
trung xemxét sự lan rộng toàn
cầu của các hệ tư tưởng cực
đoan cực hữu, sự hồi sinh của
các tổ chức thánh chiến cũng
như khả năng các tổ chức này
áp dụng công nghệ mới vào
hoạt động khủng bố và cũng
cần lưu tâm đến mối đe dọa
khủng bố đến từ những kẻ cực
đoan trong nước.
“Kể từ vụ tấn công ngày
7-10-2023 của Hamas vào
Israel, chúng ta đã chứng kiến
một làn sóng bạo lực cực đoan
nhắmvàongườiDoThái,người
Hồi giáo và người Palestine
ở Mỹ và các quốc gia khác.
Điều quan trọng là phải hiểu
phản ứng của quốc tế đối với
cuộc xung đột này có thể làm
trầm trọng thêm một số thái
độ cực đoan bạo lực dựa trên
chủng tộc và sắc tộc ở Mỹ.
Đây cũng không phải là
hiện tượng độc nhất hay riêng
biệt mà đã xuất hiện trong các
khủng hoảng quốc tế trước
đây. Sau sự bùng phát của
đại dịch COVID-19, chúng ta
đã chứng kiến một làn sóng
tấn công bạo lực và phân biệt
chủng tộc nhắmvào ngườiMỹ
gốcÁ” - bàDoxsee nói thêm.•