7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 13-5-2024
BÙI TRANG
M
ới đây,TAND
TPHàNội đã
quyết định
hoãn phiên tòa xét
xử bị cáo Hoàng
Văn Thành, Nguyễn
Quang Hải trong vụ
án trục lợi chính sách
chuyển đổi đất tại
thị trấn Trâu Quỳ
(huyện Gia Lâm,
Hà Nội) do có hai
bị cáo bị ốm.
Từ một phóng
sự...
Trongvụ ánnày, bị
cáoHoàngVănThành
bị xét xử về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài
sản và lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ.
Cùng vụ án, bị cáo Nguyễn Quang Hải
và nhóm bị cáo là cán bộ huyện Gia Lâm
gồmLươngVăn Thành (cựu trưởng Phòng
TN&MT), LýDuyKhoa (cựu cán bộ Phòng
TN&MThuyệnGia Lâm), NguyễnBáHoán
(cựu phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND
thị trấn Trâu Quỳ), Phan Thế Long (cán bộ
địa chính) bị xét xử về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần (cựu
phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm) bị
xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 12-2021, Đài
Truyền hình Việt Nam phát sóng phóng sự
về việc một số đối tượng lợi dụng từ chính
sách người có công với cách mạng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp
sang đất ở, miễn, giảm tiền sử dụng đất
65%-100% tại huyện Gia Lâm.
Cơ quan CSĐT Công an TPHà Nội vào
cuộc điều tra làm rõ nguồn tin về tội phạm
trên. Cùng với đó, cơ quan điều tra cũng
nhận được đơn tố giác bị cáo Hoàng Văn
Thành có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản thông qua việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất.
Kết quả điều tra xác định năm 2011,
HoàngVăn Thành và Ngô Thị Thanh Thủy
(đã chết năm 2021) góp tiền mua chín
thửa đất nông nghiệp, diện tích 5.233 m
2
ở tổ dân phố Cửu Việt, thị trấn Trâu Quỳ.
Do đây là đất nông nghiệp trồng lúa,
không được phép chuyển nhượng cho người
không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên
UBND huyện Gia Lâm có văn bản yêu
cầu các bên hủy bỏ giao dịch. Tuy nhiên,
chín hộ dân không trả lại tiền nên Hoàng
Văn Thành và Thủy vẫn là người sử dụng
khu đất trên.
Đến năm 2015, 2016, Hoàng Văn Thành
Nhóm cán bộ huyện
Gia Lâm tiếp tay trục lợi
chính sách
Các bị cáo câu kết với nhóm cán bộ huyệnGia Lâm (Hà Nội) trục lợi
từ chính sách chuyển đổi đất, gây thiệt hại hơn 20 tỉ đồng.
Theo cáo buộc, các bị cáo đã
thuê 26 người có công với cách
mạng đứng tên 26 thửa đất,
những người này ký hợp đồng
ủy quyền cho Hoàng Văn
Thành, Thủy và Hải làm thủ
tục chuyển đổi đất.
Đối với những thương binh được mượn tư cách đứng tên trong giấy xác nhận người
có công với cách mạng trong hồ sơ chuyển đổi đất, cơ quan điều tra xác định họ bị lợi
dụng và bản thân không nhận thức được việc đứng tên trên giấy xác nhận là hành vi
phạm tội nên không đề cập xử lý trong vụ án.
Chuyện vừa xảy ra tại Quảng Ngãi lại
lần nữa cho thấy việc chạy bệnh (biến từ
không có bệnh thành có bệnh hoặc bệnh nhẹ
thành bệnh nặng) để công nhiên tránh né
trách nhiệm hình sự không còn là đồn đoán
mà là hoàn toàn có thật. Nếu trước đây là
chạy bệnh tâm thần (thường gắn với những
trường hợp tội nặng để không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hay để thoát án tử hình)
thì giờ là chạy bất chấp (với đủ thứ bệnh áp
dụng cho nhiều tội để người bị kết án được
hoãn ngày tháng bóc lịch…).
Vụ án này cho thấy mức độ táo tợn của
sai phạm. Đó là từ năm 2016 đến 2022,
cựu giám đốc nêu trên đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn nhiều lần nhận tiền qua trung gian
để làm nhiều bản kết luận giám định pháp y
về bệnh tật giả.
Đơn cử, một bị án phạm tội cố ý gây
thương tích đã có được hai bản kết luận
“ma”, lúc đầu là lao phổi mạn tính, lúc sau
là lao phổi mạn tính đa kháng thuốc, cần
điều trị lâu ngày. Căn cứ vào đó, bị án được
tòa tỉnh cho phép hoãn chấp hành án trong
thời hạn một năm. Đến khi gần hết thời hạn
được hoãn thi hành án lần đầu, bị án này lại
chạy tiếp các bản kết luận giám định bị bệnh
nặng để xin hoãn chấp hành án các lần hai,
ba, bốn.
Tương tự, nhiều bị án khác cũng được xác
định giả là suy tim độ II, độ III, suy thận độ
IV… để được hoãn thi hành án tù.
Còn nhớ vào năm 2018, dân tình từng
thảng thốt kêu trời khi Công an TP Hà Nội
chính thức cho biết họ đã điều tra, phát hiện
đường dây chạy bệnh tâm thần cho hàng
chục đối tượng hình sự nhằm trốn tránh việc
xử lý của các cơ quan pháp luật.
Trong đó có một đối tượng cộm cán, cầm
đầu vụ án cố ý gây thương tích có tính chất
côn đồ, băng nhóm thanh toán lẫn nhau.
Vậy mà sau khi gây án, thủ phạm lại chìa ra
giấy xác nhận “tâm thần phân liệt thể hoang
tưởng”…
Hóa ra bệnh tâm thần đó là giả và 85 triệu
đồng là số tiền mà thủ phạm đã lo lót cho
những người ngụy tạo (!).
Kết cục, một cựu phó khoa tâm thần bị xử
phạt tám năm tù về tội nhận hối lộ; một cựu
kỹ thuật viên trưởng khoa dinh dưỡng bị xử
phạt hai năm tù về tội môi giới hối lộ…
Ngoài vụ án cụ thể này, cơ quan công an
đã không thông tin thêm về việc xử lý các
đối tượng hình sự khác bị tâm thần giả cùng
những người khác tiếp tay cho cái ác. Vì lẽ
này, khi nghĩ đến ở đâu đó, nếu có những
đường dây chưa bị lộ hay đã có những kẻ
mua bán trái phép chất ma túy, giết người,
tham nhũng… thoát tội nhờ “kim bài miễn
trừ” là giấy xác nhận tâm thần giả, nhiều
người đã rùng mình…
Đây cũng là lý do mà trong một số vụ án,
khi có ý kiến đề nghị xem xét lại kết luận
bệnh tâm thần do đối tượng trước giờ không
có biểu hiện bất thường (đối tượng đang là
chủ quán karaoke, chủ tiệm cầm đồ; trong
suốt thời gian bị tạm giam, bản thân và thân
nhân của đối tượng không đề cập tới bệnh
tật…) nhưng tòa án lại nhanh chóng bác bỏ,
dư luận cứ thấy bán tín bán nghi.
Trở lại vụ án ở Quảng Ngãi, dẫu là vụ
chạy giấy bệnh tật giả bị lật tẩy đếm trên đầu
ngón tay nhưng việc chịu phanh phui của địa
phương để những người làm sai phải trả giá
vẫn gieo thêm được niềm tin vào lương tâm
và lẽ công bằng.
Luật sư
NGUYỄN THỊ THU TÂM,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Khi có thêmphi vụ
“chạy án” bị lật tẩy
và Thủy nhờ người đứng tên nhận ủy
quyền định đoạt các thửa đất trên và xin
tách thành 29 thửa đất nông nghiệp. Sau
đó, Hoàng Văn Thành bán cho Nguyễn
Quang Hải 2/29 thửa đất.
Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
ở đô thị và xin miễn, giảm tiền sử dụng đất
70%-90%, Hoàng Văn Thành và Nguyễn
Quang Hải bàn nhau thuê các thương binh
đứng tên các thửa đất trên.
Cáo buộc thể hiện các bị cáo đã thuê 26
người có công với cách mạng đứng tên 26
thửa đất, những người này ký hợp đồng ủy
quyền cho Hoàng Văn Thành, Thủy và Hải
làm thủ tục chuyển đổi đất. Do vướng quy
hoạch nên có ba thửa đất không chuyển
đổi mục đích sang đất ở.
Có sự tiếp tay của cán bộ
Tiếp đó, nhóm Hoàng Văn Thành, Hải
câu kết với nhóm cán bộ thuộc UBND thị
trấn Trâu Quỳ, UBND huyện Gia Lâm, để
chuyển đổi mục đích sử dụng đất và miễn,
giảm số tiền phải nộp.
Mặc dù biết 26 thửa đất là của HoàngVăn
Thành nhưng Phan Thế Long (cựu cán bộ
địa chính) và Nguyễn Bá Hoán (cựu chủ
tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ) vẫn thụ lý
và thẩm định hồ sơ.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Hoán đã ký
hai tờ trình gửi UBND huyện Gia Lâm đề
nghị cho phép 26 hộ dân được chuyển đổi
mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được
giao xen kẹt sang đất ở đô thị.
Ở cấp huyện, bị cáo Lý Duy Khoa (cán
bộ của Phòng TN&MT) đã hoàn thiện
hồ sơ và Lương Văn Thành (cựu trưởng
Phòng TN&MT huyện Gia Lâm) ký tờ
trình để chuyển đổi mục đích sử dụng đất
cho 26 hộ dân.
Còn Nguyễn Ngọc Thuần (phó chủ tịch
UBND huyện Gia Lâm) không kiểm tra,
xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ về tiêu chuẩn,
điều kiệnmiễn, giảmnhưng vẫn ký 26 quyết
định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng
đất và miễn, giảm tiền đất trái pháp luật.
Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho
Nhà nước hơn 20,4 tỉ đồng.
Ngoài ra, ở hành vi lừa đảo, bị cáo Hoàng
Văn Thành biết rõ 470 m
2
đất ở thị trấn
Trâu Quỳ của năm hộ gia đình nằm trong
chỉ giới đường đỏ, không thể chuyển đổi
nhưng vẫn khẳng định với anh Bùi Trung
S có thể chuyển đổi sang đất ở.
Hoàng Văn Thành đã nhận của anh S
hơn 9 tỉ đồng với hứa hẹn sẽ chuyển đổi
mục đích sử dụng đất cho anh S trong thời
hạn bốn tháng. Tuy nhiên, bị cáo không
thực hiện và đã sử dụng chi tiêu cá nhân
hết số tiền này.•