3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai13-5-2024
dự án
70
triệum
3
là tổngnhu cầuvật liệu
đắp nền đường cho 16 dự án ở
khu vực ĐBSCL và Đông Nam
Bộ giai đoạn 2021-2025.Trong
đó, đất đắp khoảng 7 triệum
3
,
cát khoảng 63 triệu m
3
.
hiện nay trữ lượng được
xác định chỉ đáp ứng
khoảng 45% nhu cầu, còn
thiếu 55% thì địa phương
cũng rất lo lắng. Nhưng
nay phó Thủ tướng kết
luận cho sử dụng cát biển
thay thế thì vấn đề đã được
giải quyết.
Ông
TRẦN VĂN LÂU
,
Chủ tịch UBND
tỉnh Sóc Trăng:
Sóc Trăng cam kết cung ứng cát
sông cho cao tốc đi qua bốn tỉnh
Tỉnh Sóc Trăng cam kết cung ứng đầy đủ
nguồn cát sông cho dự án
thành phần 4 đi qua địa bàn
tỉnh. Đối với cát biển, tỉnh
không có nhu cầu sử dụng
mà chỉ cung cấp cát biển cho
các tỉnh. Theo đó, trên địa bàn
tỉnh có sáu mỏ với trữ lượng
hơn 13 tỉ m
3
. Tuy nhiên, theo
quy định, ranh giới, khoảng
cách, thẩm quyền cấp phép
thì không đủ thẩm quyền. Đồng thời, tỉnh cũng
không đủ khả năng quản lý việc khai thác ngoài
khơi nên kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc
phòng giao Cảnh sát biển quản lý.
HẢI DƯƠNG
mục như đào đất hữu cơ, thi
công đường công vụ, các cầu
và nút giao hai cao tốc. Còn tại
gói thầu xây lắp số 2, nhà thầu
cũng đã triển khai 12 mũi thi
công các cầu Nàng Mau, Hòa
Mỹ, Lái Hiếu, Hậu Giang 3.
Theo thống kê đến nay, tổng
giá trị thực hiện toàn dự án đạt
khoảng 325/6.292 tỉ đồng, đạt
5,1% giá trị hợp đồng, chậm
56% so với kế hoạch. Trong
đó, giá trị của gói thầu số1 thực
hiện được khoảng 300 tỉ đồng,
chậm 25% so với kế hoạch.
Còn gói thầu số 2 thực hiện đạt
khoảng 25 tỉ đồng, chậm 93%
so với kế hoạch.
Nguyên nhân chậm tiến độ
dự án là do thiếu nguồn vật liệu
cát. Sở GTVT tỉnh Hậu Giang
cho biết dự án thành phần 3
cần khoảng 6 triệum
3
cát, hiện
mới chỉ xác định được nguồn
khoảng 2,6 triệu m
3
cát.
Cụthể,dựánđãđượcUBND
tỉnh An Giang cấp phép khai
thác một mỏ cát với trữ lượng
khai thác khoảng 2,6 triệu m
3
,
công suất theo hồ sơ là 3.750
m
3
/ngày.Tuynhiên,thựctếhiện
chỉ đangkhai thácvới côngsuất
khoảng 1.500m
3
/ngày (chỉ đạt
15% so với nhu cầu). Lý do
là tỉnh An Giang chỉ mới cấp
phép cho một trong số xáng
cạp hoạt động.
Đốivớiviệccònthiếukhoảng
3,4triệum
3
cát,UBNDtỉnhHậu
Giang đã chỉ đạo chủ đầu tư,
nhà thầu thi công nỗ lực phối
hợpchặtchẽvớicácđịaphương
để rà soát, tìmkiếm.Đồng thời,
UBNDtỉnhHậuGiangcũngđã
có văn bản gửi UBNDcác tỉnh
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Bến Tre để xem xét hỗ
trợ nguồn vật liệu cát cho dự
án. Đến nay, các địa phương
đang rà soát, chưa thể phân bổ
cho dự án.
Tỉnh Hậu Giang kiến nghị
Chính phủ giao hai tỉnh Hậu
Giang,BếnTrephối hợpđểcập
nhật mỏ cát trên sông Ba Lai
vào hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu
để được ápdụng cơchế đặc thù
theo đề xuất của Bộ TN&MT.
Bên cạnh đó, Hậu Giang đề
nghịtỉnhAnGiangchophéplập
hồ sơ nâng công suất mỏ thêm
50%theo nghị quyết củaQuốc
hội, Chính phủ. Ngoài ra, Hậu
Giang cũng đề nghị hai tỉnh
VĩnhLong vàĐồngTháp xem
xét, rà soát hỗ trợdự án khoảng
1 triệu m
3
cát trong năm 2024
để tháo gỡ khó khăn về tiến độ.
Theobáo cáo củaBộGTVT,
tổngnhu cầu cát cho toàndựán
cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ -
Sóc Trăng là 29 triệu m
3
. Hiện
nay, cácđịaphươngxãxácđịnh
nguồn cung 18,5 triệu m
3
cát,
còn thiếu khoảng 10,5 triệum
3
cát để thực hiện dự án.
Cần Thơ tìm nguồn cát
san lấp dự án cao tốc
từ Campuchia
Tại TP Cần Thơ có hai dự
án thành phần 1 và 2 thuộc
dự án Châu Đốc - Cần Thơ -
Sóc Trăng với tổng chiều dài
94kmcũngđanggặpkhókhăn
vì thiếu cát.TheoSởGTVTTP
Cần Thơ, dự án cao tốc Châu
Đốc-CầnThơ-SócTrăngđoạn
đi qua địa bàn TP nhu cầu cát
san lấp là 5,3 triệum
3
, hiện cân
đối được 2,4 triệum
3
từmỏ cát
BìnhPhướcXuân ởAnGiang.
Khối lượng còn lại TP Cần
Thơchưa cânđối đượcvàđang
phối hợpvới hai tỉnhAnGiang,
Đồng Tháp để xem xét nguồn
cung từ cácmỏ cát trên địa bàn
hai tỉnh này.
Tại cuộc họp giao ban báo,
đài quý I-2024, ôngDươngTấn
Hiển, PhóChủ tịch thường trực
UBND TP Cần Thơ, cho biết:
TPđã liên hệ với các tỉnh trong
khu vực như An Giang, Đồng
Tháp và Vĩnh Long.
Cùng đó, tổ chức đoàn công
tác làmviệcvới tỉnhSócTrăng,
nơi cónguồn cát biểnvừa được
cho phép tiến hành thực hiện
các thủ tục để khai thác, nhằm
tìm kiếm nguồn cát san lấp dự
án cao tốc đi qua địa bàn là dự
án cao tốc Châu Đốc - Cần
Thơ - Sóc Trăng.
HiệnnayphíaSócTrăngngoài
nguồn cát biển, tỉnh này thông
tin là trữ lượng cát cácmỏ trên
sông Hậu đoạn qua thủy phận
của tỉnh trước đây theo khảo
sát, đánh giá là khoảng 8 triệu
tấn. Nếu vận hành khai thác sẽ
cung cấp choCầnThơ khoảng
5 triệu tấn nhưng để đánh giá
trữ lượng chính xác cần đánh
giá và khảo sát lại.
“TP đã giao Ban quản lý dự
ánđầutưxâydựngphốihợpvới
SởTN&MT tỉnh SócTrăng để
tiến hành rà soát và nếu được
nguồn cát này sẽ bổ sung cho
dự án cao tốc Châu Đốc - Cần
Thơ-SócTrăng”-ôngHiểnnói.
Cũng theo ông Hiển, ngày
17-4 vừa qua, TP đã có buổi
tiếp và làm việc với phía đại
diện Đại sứ quán Vương quốc
Campuchiavàđơnvịcóliênquan
vềviệccungứngcát san lấpcho
dự án đầu tư trên địa bàn TP.
Chất lượng cát củaCampuchia
rất tốt, nguồncungcấpquaViệt
Namkhông thiếu nhưng giá cả
chưa thống nhất được.•
Ngày 11-5, Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà đã có buổi làm việc với các
tỉnh ĐBSCL và TP.HCM về việc giải
quyết vật liệu san lấp cho các dự án
giao thông trọng điểm phía Nam.
Sau khi nghe Bộ GTVT và các địa
phương báo cáo, Phó Thủ tướng chỉ
đạo: Việc bảo đảm vật liệu san lấp là
điều kiện quyết định đến tiến độ của
các dự án giao thông trọng điểm quốc
gia, kết nối liên vùng, đang được triển
khai trên cả nước.
Các địa phương phải nhận thức rõ
trách nhiệm chính trị trong bảo đảm
cung cấp cát san lấp cho những tuyến
đường huyết mạch trọng điểm vì sự
phát triển của cả vùng.
“Chúng ta phải giải quyết câu
chuyện đã bàn mãi, nói mãi, đưa ra
phương án nhưng cuối cùng vẫn có lý
do khách quan, chủ quan. Chính phủ
đã nỗ lực tháo gỡ cơ chế, chính sách
nhưng khi tổ chức thực hiện thì đâu
đó có một số vấn đề về nhận thức, sự
đồng thuận trong cấp ủy Đảng, chính
quyền. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống
của nhân dân” - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng gợi mở cho một
số địa phương như Bến Tre, Vĩnh Long
nghiên cứu phương án nạo vét các bãi
bồi, cồn cát đang làm cản trở dòng chảy
trên các sông, nằm ở vị trí không ảnh
hưởng đến dân cư, công trình hạ tầng
để bổ sung nguồn cát san lấp.
Đáng chú ý, lãnh đạo Bộ TN&MT
đã trao đổi cụ thể với tỉnh Sóc Trăng
về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp
phép, quản lý hoạt động khai thác cát
biển; đơn giá, định mức kỹ thuật, công
nghệ khai thác, đánh giá tác động môi
trường… Phó Thủ tướng đề nghị các
chủ đầu tư, nhà thầu đăng ký nhu cầu
cát biển sử dụng làm vật liệu san lấp
bù đắp cho nguồn cát sông còn thiếu.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ
tướng giao Bộ GTVT lên kế hoạch
cụ thể về nhu cầu vật liệu san lấp của
từng dự án giao thông trọng điểm, kết
nối liên vùng ở phía Nam theo tiến độ
thi công, trữ lượng và công suất khai
thác hiện nay của các mỏ cát; nghiên
cứu phương án mở rộng thí điểm sử
dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho
một số dự án giao thông trọng điểm.
Các địa phương khẩn trương chuẩn
bị phương án, thủ tục liên quan để có
thể thực hiện ngay sau khi Chính phủ
ban hành nghị định mới về phân cấp
thẩm quyền, điều kiện thực hiện và
giám sát đối với hoạt động nạo vét
luồng lạch bảo đảm giao thông thủy an
toàn. Đồng thời bổ sung nguồn vật liệu
nạo vét này phục vụ san lấp.
Phó Thủ tướng yêu cầu gắn trách
nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành,
từ Trung ương tới địa phương trong
việc triển khai phương án, kế hoạch
bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác
định, thủ tục ở cấp nào phải chủ động
ở cấp đấy.
“Các địa phương phải cung cấp
thông tin đầy đủ, lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi cho bà
con, các hộ dân bị ảnh hưởng và huy
động người dân tham gia giám sát hoạt
động khai thác cát sông” - Phó Thủ
tướng lưu ý.
H
.
DƯƠNG
Phó Thủ tướng:
Dứt khoát khôngđể
các dự ángiao thông
thiếu cát
Phó Thủ tướng TrầnHồngHà thị sát khu vực khai thác cát tại huyện TràÔn, tỉnh Vĩnh Long
vào ngày 11-5. Ảnh: HẢI DƯƠNG