103-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm16-5-2024
TP.HCMtổ chức
triển lãmquốc tế
ngành lương thực,
thực phẩm
Ngày 15-5, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài
Gòn (SECC) ở quận 7, Trung tâm Xúc tiến thương
mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), Hội Lương thực Thực
phẩm TP.HCM tổ chức lễ khai mạc “Triển lãm quốc
tế ngành lương thực, thực phẩm TP.HCM lần thứ ba
năm 2024” (HCMC FOODEX 2024).
HCMC FOODEX thu hút hơn 400 doanh nghiệp
(DN) là những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực
lương thực, thực phẩm của TP.HCM, các tỉnh/thành
cùng các đơn vị quốc tế.
Với quy mô 500 gian hàng, các DN trưng bày, giới
thiệu sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm lương thực,
thực phẩm dạng thô, sơ chế như nông sản, thủy hải
sản, gia vị…
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng
cho biết kinh tế TP những tháng đầu năm tiếp tục đà
phục hồi. Lũy kế bốn tháng, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của TP ước tính đạt 15,05 tỉ USD, tăng
18,1% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của TP vẫn
còn nhiều thách thức.
Trước những khó khăn của DN, lãnh đạo TP đã
cam kết đồng hành, triển khai nhiều giải pháp thiết
thực và quyết liệt để hỗ trợ DN như đẩy mạnh các
hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối nguồn vốn hỗ
trợ…
Theo ông Dũng, TP.HCM nhận thức rõ rằng để góp
phần phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững
cần phải tăng cường hỗ trợ cộng đồng DN phát triển
lớn mạnh bằng cách tạo điều kiện để DN sản xuất các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và có
tính cạnh tranh.
TP cần tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
giúp DN quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu
thụ trong nước và quốc tế.
“UBND TP.HCM đánh giá cao sự chủ động của
ITPC, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, các đơn
vị liên quan tổ chức triển lãm. Đây là hoạt động thiết
thực để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp
phần giới thiệu tổng thể sự phát triển năng động của
ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
TP.HCM, đồng thời quảng bá các sản phẩm có chất
lượng, DN có thương hiệu uy tín trong ngành lương
thực, thực phẩm, thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh
doanh và thu hút nguồn lực đầu tư hiệu quả” - ông
Dũng nói.
Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc ITPC, cho
biết triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm
TP.HCM năm 2024 với khẩu hiệu “Kết nối giá trị
cùng phát triển” được đầu tư nghiêm túc, khẳng định
là sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế uy tín, tiêu
biểu, thường niên của TP.HCM.
“Chúng tôi cam kết không ngừng đổi mới các hoạt
động hỗ trợ trong khuôn khổ triển lãm nhằm tăng
cường hiệu quả quảng bá, góp phần mang lại hiệu quả
thiết thực cho DN tham gia, phấn đấu đưa HCMC
FOODEX trở thành điểm đến lý tưởng cho các địa
phương, DN sản xuất, kinh doanh, tạo ra môi trường
thuận lợi thúc đẩy ngành lương thực, thực phẩm
TP.HCM phát triển nhanh, bền vững” - ông Chánh nói.
TÚ UYÊN
Một gian hàng thamgia triển lãmmời khách thamquan
dùng thử sản phẩm. Ảnh: TÚUYÊN
Doanh nghiệp Việt cần đặt
câu hỏi vì sao sầu riêng của
Thái Lan lại được coi như
hoa hậu, còn sầu riêng của
Việt Nam (VN) thì không?
Tới mùa thu hoạch, sầu riêng
của Thái Lan vẫn lấn lướt sầu
riêng của VN dù giá cao?
Điều này, theo TS Thành,
nằmởviệc quảngbá, xâydựng
thương hiệu và sự kết nối với
thị trường. “Một thực tế tôi
nhận ra khi tham gia các hội
chợ của TQ là sự kết nối của
doanh nghiệpViệt với các tập
đoàn phân phối lớn của TQ
còn khá lỏng lẻo, thua cách
Thái Lan đang làm. Điều này
sẽ hạn chế tính cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt” - TS
Thành đề cập.
Một trong những rào cản
khác được TS Thành đặt ra
là tốc độ tăng trưởng thương
mại điện tử của TQ quá lớn.
“Hiện tại giao dịch thương
mại điện tử chiếm tới 60%
tổng giao dịch tại TQ, chưa
kể TQ còn xây dựng các tổng
kho sát biên giới VN. Điều
này tạo ra thách thức và bài
toán cho doanh nghiệp về khía
cạnh tiếp cận thị trường” - TS
Thành lưu ý.
Lối đi cho
doanh nghiệp Việt
Trước áp lực từ nguồn
hàng TQ, theo TS Đào Việt
Anh, doanh nghiệp Việt cần
chú trọng xây dựng thương
hiệu, bảo vệ thương hiệu và
nghiên cứu kỹ nhu cầu phát
triển của thị trường.
Theo TS Anh, trước đây
thị trường TQ vốn nổi tiếng
ở lĩnh vực trà đạo thì hiện
nay cùng với sự trỗi dậy
của gen Z và thay đổi trong
thói quen mua sắm, cà phê
đang trở thành xu hướng của
TQ. “Đây cũng là lý do mà
Trung Nguyên đặt mục tiêu
lớn lao là vượt mặt Starbucks
tại thị trường TQ” - TS Anh
lấy ví dụ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ
CôngThương cho rằng doanh
nghiệp Việt cần tăng cường
ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất, chế biến và quảng
bá sản phẩm. Nghiên cứu kỹ
và tuân thủ các quy định về
tiêu chuẩn chất lượng, kiểm
nghiệm, kiểm dịch, bao bì
đóng gói, truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời đẩy mạnh xây
dựng đội ngũ nhân viên thông
thạo thị trường, ngôn ngữ để
duy trì quan hệ, hiểu tâm lý
của khách hàng. Cùng với đó,
doanh nghiệp Việt nên tận
dụng cơ hội từ thương mại
điện tử xuyên biên giới để
xuất khẩu hàng hóa, vào sâu
các khu vực nội địa của TQ.
“Hiệnnay, BộCôngThương
đã kết hợp với sàn Alibaba.
comxây dựng gian hàng quốc
gia nhằm đưa hàng Việt tiếp
cận sâu và rộng hơn đối với
TQ. Ngoài ra, doanh nghiệp
Việt cũng cần chú trọng khai
thác tuyến vận tải đường sắt
liên vận VN - TQ, điều mà ít
doanh nghiệp nào chú trọng
tới, trong khi hệ thống vận tải
này đang được TQ đầu tư đẩy
mạnh” - TS Anh khơi gợi.•
THUHÀ
“T
ình hình xuất khẩu
đang có những diễn
biến tích cực, trong
đó có thị trường Trung Quốc
(TQ). Đây vốn là thị trường
đầy tiềm năng cho doanh
nghiệp Việt nhưng cũng đặt
ra vô số thách thức về tính
cạnh tranh thương hiệu, chất
lượng và những rủi ro về nhận
thức” - các chuyên gia nhận
định tại hội thảo “Triển vọng
thị trường xuất nhập khẩu”
được tổ chức tại TP.HCM
vào ngày 15-5.
Thách thức
từ thị trường tỉ dân
Theo TS Đào Việt Anh,
Trưởng phòng Quan hệ quốc
tế Cục Xúc tiến thương mại
(Bộ Công Thương), có ba
thách thức mà doanh nghiệp
Việt đang phải đối mặt với
thị trường TQ.
Đầu tiên đến từ những điều
chỉnh về chính sách, quản
lý xuất nhập khẩu của TQ.
Hiện nay các luật định về
pháp lý đang được TQ liên
tục điều chỉnh, trong đó có
LuậtAn toàn thực phẩm. Các
chính sách quản lý về nhập
khẩu nông thủy sản cũng được
siết chặt khi chính quyền nước
này chỉ cho phép nhập khẩu
tại cửa khẩu chỉ định hay tăng
cường truy xuất nguồn gốc,
bao bì, nhãn mác. Ngoài ra,
TQ còn tăng cường thực thi
pháp luật như chủ trương
đưa hoạt động thương mại
vào chính sách để giám sát
và thực hiện.
Thứ hai là sự cạnh tranh lớn
từ các thị trường xuất khẩu
khác nhưThái Lan, Malaysia;
các tuyến vận chuyển mới từ
Lào, Thái Lan cho tới các
nguồn lực triển khai hoạt
động xúc tiến thương mại.
Thứ ba là sự chủ quan về
thị trường khi nhiều đơn vị
vẫn cho rằng TQ là thị trường
nhập khẩu dễ tính. Tuy nhiên,
hiện nay các chính sách về
xuất nhập khẩu của nước này
đã có sự thống nhất cao từ
Trung ương tới địa phương.
Ở khía cạnh này, TS Võ
Trí Thành, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu chiến lược thương
hiệu và cạnh tranh, chia sẻ:
Doanh nghiệp Việt
cần chú trọng xây
dựng thương hiệu,
bảo vệ thương hiệu
và nghiên cứu kỹ
nhu cầu phát triển
của thị trường.
Hội thảo “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” được tổ chức tại TP.HCMvàongày 15-5. Ảnh: THUHÀ
Doanh nghiệp Việt
giải bài toán
thị trường Trung Quốc
Theocác chuyêngia, để khai tháchết các cơhội từ thị trườngTrungQuốc
thì việcxâydựngthươnghiệu, chất lượngsảnphẩmđếnlộtrìnhxuấtkhẩu
vô cùng quan trọng.
Đối tác thương mại lớn
VN vàTQđều là đối tác thươngmại quan trọng của nhau.
Hai quốc gia đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng
trong lĩnh vực thươngmại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi
và nền tảng vững chắc cho việc tăng cường hợp tác kinh
tế và thương mại.
TQ làmột trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của
VN. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ VN sang TQ bao
gồmdệt may, giày dép, sản phẩmđiện tử, nông sản và thủy
sản. Ngoài ra, TQ cũng là nguồn cung lớn của các sản phẩm
nhập khẩu vào VN, bao gồm máy móc, thiết bị, hàng điện
tử, nguyên liệu và phụ liệu sản xuất.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa VN và TQ đã tăng
trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2023, kim
ngạch thương mại giữa VN và TQ tiếp tục duy trì sự tăng
trưởng ấn tượng, đạt mức 171,8 tỉ USD.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook