103-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm16-5-2024
Giám định tư pháp và Đề án 250,
đến nay các bộ, ngành đã ban hành
tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn
bản hướng dẫn, hệ thống các quy
định về giám định tư pháp liên tục
được hoàn thiện.
Hệ thống tổ chức giám định tư
pháp được củng cố và phát triển.
Hiện có ba tổ chức pháp y ở Trung
ương, 55/63 tỉnh, TP hoạt động theo
mô hình trung tâm pháp y; bảy tổ
chức pháp y tâm thần được thành
lập; 66 tổ chức giám định kỹ thuật
hình sự; một văn phòng giám định
tư pháp.
Ngoài ra có 580 tổ chức giámđịnh
tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực:
Tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài
nguyên môi trường, thông tin truyền
thông, văn hóa, giao thông vận tải,
kế hoạch đầu tư, nông nghiệp và
phát triển nông thôn, bí mật nhà
nước, tư pháp, BHXH...
Đội ngũ người làm giám định
tư pháp tiếp tục tăng cường cả về
số lượng và chất lượng, cả nước
có 7.135 giám định viên tư pháp
và 2.621 người giám định tư pháp
theo vụ việc.
Từ năm 2018 đến 30-6-2023, hệ
thống tổ chức, người giám định tư
pháp ở các lĩnh vực đã thực hiện
hơn 1 triệu vụ việc. Việc trưng cầu
và thực hiện giám định tư pháp cơ
bản đáp ứng được yêu cầu, nhất
là trong các lĩnh vực truyền thống
(pháp y, pháp y tâm thần và kỹ
thuật hình sự).
Bốn hạn chế cần giải
pháp khắc phục
Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng
cao chất lượng hoạt động giám định
tư pháp nói chung, đặc biệt là phục
vụ cho công cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, kinh tế trong
tình hình mới thì công tác giám định
tư pháp đã bộc lộ một số bất cập.
Theo Bộ Tư pháp, có bốn hạn
chế cần có giải pháp khắc phục.
Thứ nhất, Luật Giám định tư pháp
có quy định về phạm vi xã hội hóa
còn hạn chế, thiếu quy định mang
tính nguyên tắc phân cấp trong tiếp
nhận trưng cầu và thực hiện giám
định giữa cấp Trung ương và địa
phương. Cùng với đó, chi phí giám
định tư pháp có nhiều tồn tại, bất
cập, gây khó khăn, vướng mắc cho
hoạt động giám định tư pháp.
Thứ hai, số lượng tổ chức giám
định tư pháp theo vụ việc tương đối
nhiều nhưng vẫn còn thiếu các tổ
chức chuyên môn thực sự có năng
lực phù hợp với nhu cầu của hoạt
động tố tụng, nhất là lĩnh vực công
nghệ tin học, công nghệ cao.
Việc lựa chọn, lập, điều chỉnh danh
sách người giám định tư pháp chưa
thực sự căn cứ, bám sát vào nhu cầu
thực tế; một số lĩnh vực người giám
định tư pháp theo vụ việc đa phần
là kiêm nhiệm nên chưa thực sự tập
trung cho việc thực hiện giám định.
Thứ ba, một số cơ quan điều tra
tập trung trưng cầu về bộ, cơ quan
chuyên môn cấp Trung ương gây
quá tải cho các cơ quan đó và làm
kéo dài thời gian giám định, ảnh
hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.
Thứ tư, công tác phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước có
BÙI TRANG
C
ó thể nói trong hoạt động tố
tụng, nhất là tố tụng hình sự,
kết luận giám định có vị trí,
vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả điều tra, truy
tố, xét xử các vụ án và được quy
định là một nguồn chứng cứ.
Thực tế trong hoạt động tố tụng,
kết luận giám định là yếu tố giúp
cơ quan điều tra có cơ sở xác định
được thủ phạm gây án, công cụ,
phương tiện phạm tội cũng như thủ
đoạn thực hiện tội phạm... là cơ sở
để áp dụng các biện pháp điều tra
phù hợp, có hiệu quả.
Phát triển mạnh tổ chức
giám định, giám định viên
Năm 2012, lần đầu tiên Quốc
hội đã ban hành Luật Giám định
tư pháp và sau đó được sửa đổi, bổ
sung vào năm 2020. Cùng với đó,
năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động giám
định tư pháp (Đề án 250).
Sau hơn 11 năm thi hành, Bộ Tư
pháp đang phối hợp với các cơ quan,
địa phương tổng kết thi hành Luật
Giám định tư pháp và Đề án 250.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tư
pháp, qua thời gian thực hiện Luật
Bộ Tư pháp cho rằng cần sửa đổi, bổ sung Luật Giámđịnh tư pháp. Ảnh: CTV
Cần phân cấp
giámđịnh
tư pháp để
tránh quá tải
Một số cơ quan điều tra tập trung trưng
cầu về bộ, cơ quan chuyênmôn cấp Trung
ương gây quá tải, làmkéo dài thời gian
giámđịnh…
lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, lúng
túng, thiếu giải pháp đồng bộ nên
hiệu quả chưa cao.
Những bất cập, hạn chế của công
tác giám định tư pháp đã làm ảnh
hưởng phần nào đến chất lượng của
hoạt động điều tra, truy tố và xét
xử, nhất là hoạt động tố tụng phục
vụ cho công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong
bối cảnh hiện nay.•
Những bất cập, hạn chế
của công tác giám định
tư pháp đã làm ảnh
hưởng phần nào đến
chất lượng của hoạt động
điều tra, truy tố và xét xử,
nhất là hoạt động tố tụng
phục vụ cho công tác đấu
tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực trong bối
cảnh hiện nay.
Vụbạohànhcụgià tạiQuỹTrăngKhuyết:VKSnêulýdokhôngxửlýngười quayvideo
Ngày 15-5, TAND quận 12 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Giỏi một năm sáu tháng tù
về tội hành hạ người khác.
Theo cáo trạng, ông Giỏi là quản lý, trông coi các cụ
già neo đơn được nuôi dưỡng tại Quỹ Trăng Khuyết cơ
sở quận 12. Hằng ngày ông Giỏi có nhiệm vụ dọn dẹp vệ
sinh, lo ăn uống cho khoảng 14 cụ già đang cư trú tại đây.
Trong thời gian từ ngày 26 đến 31-3-2023, ông Giỏi đã
nhiều lần có hành vi dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào
vùng chân và dùng tay đánh vào vùng đầu của cụ bà T
(86 tuổi, bị bệnh sa sút trí tuệ nặng do tuổi già, bị mất khả
năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
Do bức xúc, ông Lưu Mạc Phong (cư trú tại Quỹ Trăng
Khuyết) đã sử dụng điện thoại quay lại hành vi hành hạ
người khác của ông Giỏi.
Sau đó, ông Phong đăng bài viết kèm năm đoạn video
lên tài khoản Facebook “Kỹ Sư Tâm Hồn” của mình để
cộng đồng mạng lên tiếng về hành vi bạo hành của ông
Giỏi. Bài viết thu hút nhiều sự quan tâm, chia sẻ, bình
luận của cộng đồng mạng.
Đến ngày 23-5-2023, bà Trần Thị Tuyết Hồng sau khi
được người khác chia sẻ bài viết trên đã đến Công an
phường Thạnh Lộc, quận 12 trình báo vụ việc.
Theo VKSND quận 12, hành vi của bị cáo Giỏi đã
phạm vào tội hành hạ người khác thuộc trường hợp “đối
với người già yếu”, “ốm đau” và “không có khả năng tự
vệ” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 BLHS
năm 2015.
Đối với ông Phong, đăng các đoạn video lên Facebook
nhằm kêu gọi cộng đồng mạng lên án, phản ánh đến cơ
quan chức năng xử lý bị cáo Giỏi. Hành vi, mục đích của
ông Phong là chính đáng nên không xem xét xử lý.
Người quản lý Quỹ Trăng Khuyết cơ sở quận 12 không
biết bị cáo Giỏi thực hiện hành vi phạm tội nên không
xem xét xử lý.
Tại tòa, bị cáo Giỏi thừa nhận trong quá trình chăm sóc cụ
T, do bức xúc nên đã có những hành vi kéo lê, đánh cụ T...
Một người con của cụ T nói rất đau lòng khi mẹ bị hành
hạ như vậy và đề nghị bị cáo Giỏi bồi thường 10 triệu
đồng.
Tại tòa, đại diện Quỹ Trăng Khuyết bày tỏ rất tiếc về sự
việc xảy ra tại trung tâm. Thời điểm đó đang có dịch, phía
trung tâm đã có sai lầm khi sắp xếp cụ T (thuộc diện chăm
sóc đặc biệt) vào chi nhánh tại quận 12 không phải là cơ
sở chăm sóc đặc biệt.
Theo Quỹ Trăng Khuyết, ông Giỏi là người làm việc tại
trung tâm và không có tài sản hay thu nhập nên Quỹ Trăng
Khuyết đã bồi thường 10 triệu đồng thay cho bị cáo...
HĐXX nhận định bị cáo phạm tội hai lần trở lên nhưng
thành khẩn khai báo, phạm tội lần đầu và thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng nên tuyên án như trên.
YẾN CHÂU
BịcáoHuỳnhVănGiỏitạitòa.Ảnh:YC
Để cải cách và đổi mới hoạt động giámđịnh tư pháp,
BộTưphápđề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát,
chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả
các nhiệm vụ được quy định trong Luật Giám định tư
pháp và Đề án 250.
Bộ Tư pháp nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về
giám định tư pháp, trong đó có việc sửa đổi Luật Giám
định tư pháp như các vấn đề liên quan đến mở rộng
phạmvi xã hội hóa, phân cấp thực hiện giámđịnh, thời
hạn giám định và trách nhiệm của người trưng cầu,
người thực hiện giám định; trách nhiệm của các bộ,
ngành và địa phương.
Cùng với đó là việc sửa đổi quy định về chi phí giám
định tư pháp, chế độ bồi dưỡng giámđịnh tư pháp; sửa
đổi, bổ sung BLTTHS, trong đó có một số quy định về
giám định tư pháp cho phù hợp với thực tế.
Đồng thời tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp
thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
giám định tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ
quan, tổ chức thực hiện giám định từ Trung ương đến
địa phương; nhậndiện vướngmắc, khó khăn tronghoạt
động giám định tư pháp để tháo gỡ kịp thời.
Cải cách hoạt động giám định tư pháp
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook