14
Bạn đọc -
ThứNăm16-5-2024
“Lúc cô nhân viên ngân hàng
hướng dẫn, tôi mới dần tỉnh ra. Tôi
rất cảm ơn nhân viên ngân hàng đã
giúp đỡ người lớn tuổi như tôi tránh
được những trò lừa đảo. Nếu không
có cô nhân viên đó, tôi đã mất hết
những đồng lương ít ỏi mà tôi tích
cóp lâu nay” - bà C nhớ lại.
Một trường hợp khác, anh TS
(ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho
biết do có nhu cầu vay vốn nên
anh lên mạng tìm hiểu, vào các hội
nhóm vay tiền. Tại đây, đối tượng
lừa đảo tiếp cận anh, giả là cán bộ
ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn.
Trong quá trình đó, đối tượng yêu
cầu anh phải chuyển khoản các loại
phí, số tiền anh đã chuyển là hơn
500 triệu đồng.
“Lúc đầu họ cung cấp những giấy
tờ chứng minh là nhân viên ngân
hàng nên tôi mới tin tưởng. Trong
lúc làm hồ sơ, các đối tượng thao
túng tâm lý khiến tôi liên tục chuyển
tiền, đến khi số tiền chuyển quá lớn,
tôi mới thắc mắc vì sao hồ sơ vẫn
chưa được hoàn thành. Lúc này, đối
tượng lại đưa ra lý do hồ sơ bị trục
trặc. Tôi yêu cầu trả lại số tiền trên
nhưng các đối tượng kia cho rằng
số tiền trên không thể lấy lại vì đây
là các khoản phí tôi bắt buộc phải
đóng. Sau khi các đối tượng nhận
thấy không thể lấy thêm tiền từ tôi
thì đã chặn mọi liên hệ” - anh S kể.
Chị NA(ngụ TP.HCM) cũng cho
biết vừa qua có một số điện thoại lạ
gọi đến, tự xưng là nhân viên ngân
hàng mà chị sử dụng thẻ. Đối tượng
thông báo thẻ của chị đang gặp một
số vấn đề nên yêu cầu chị đọc mã
OTP. Sau đó tài khoản của chị bị
trừ gần 100 triệu đồng mà không
hiểu lý do vì sao.
“Đối tượng đọc được tất cả thông
tin của tôi nên tôi không nghi ngờ
và cho rằng đây là nhân viên ngân
hàng thật. Đến khi tài khoản bị trừ
tiền, tôi mới tá hỏa gọi vào số điện
thoại mà đối tượng đã dùng để gọi
cho tôi thì không được. Ngay sau
đó tôi gọi đến số tổng đài của ngân
hàng hỏi thăm thì biết mình bị lừa”
- chị A nói.
Không cung cấp mật khẩu,
mã OTP cho bất kỳ ai
Trao đổi với PV, lãnh đạomột ngân
hàng cho biết khi phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần
tham khảo và tìm hiểu thông tin về
sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp bảo
vệ được thông tin cá nhân, thông
tin thẻ tín dụng trước và trong quá
trình sử dụng.
Đồng thời không truy cập và
cài đặt ứng dụng thông qua đường
link do các đối tượng lạ cung
cấp; không cung cấp hình ảnh cá
nhân, thông tin CCCD, thông tin
tài khoản ngân hàng… dưới bất
kỳ hình thức nào.
Trước những vụ việc lừa đảo xảy
ra trong thời gian gần đây, một số
ngânhàngnhưVietinBank,Agribank,
VIB... cũng đã đưa ra khuyến cáo
đối với khách hàng nhằm tránh bị
các đối tượng lừa đảo đến ngân
hàng rút tiền hoặc mất tiền online.
Đơn cử, Ngân hàng VietinBank
khuyến cáo khách hàng tuyệt đối
không cài đặt phần mềm giả mạo
HUỲNHTHƠ- THẢOHIỀN
P
hảnánhđến
PhápLuậtTP.HCM
,
một số bạn đọc cho biết mình
bị các đối tượng lừa đảo dụ
ra ngân hàng rút tiền với mục đích
chiếm đoạt tài sản. Đáng nói là các
nạn nhân bị nhắm đến có thể là bất
kỳ ai, đặc biệt với người lớn tuổi.
Nhắm vào đối tượng
là người già
Liên quan đến tình trạng lừa đảo
nạn nhân đến ngân hàng rút tiền,
bà NBC (74 tuổi, ngụ Khánh Hòa)
cho biết cách đây vài tháng bà nhận
được cuộc gọi từmột người đàn ông
tự xưng tên Phong, giới thiệu là
trung tá của một đơn vị trực thuộc
Bộ Công an.
Người này cho biết bà C đang nợ
ngân hàng 520 triệu đồng, yêu cầu
chuyển vào tài khoản ngân hàng
của đối tượng 1/3 số tiền (khoảng
175 triệu đồng) để đối tượng xác
minh và xóa khỏi danh sách nợ
xấu. Đồng thời, đối tượng yêu
cầu bà C giữ bí mật, không được
thông báo vụ việc cho con cái và
yêu cầu bà đến ngân hàng chuyển
tiền cho đối tượng.
Đến chiều cùng ngày, đối tượng
lừa đảo tiếp tục gọi điện thoại hối
thúc bà C nhanh chóng đến ngân
hàng chuyển tiền vì nếu để lâu thì
số tiền lãi sẽ tăng lên. Vì quá lo sợ,
bà C đồng ý sáng hôm sau sẽ đến
ngân hàng.
“Sáng hôm sau, người này liên
tục gọi điện thoại cho tôi suốt dọc
đường đi. Khi xác nhận tôi đã đến
ngân hàng, người này liền đọc thông
tin số tài khoản của người nhận
tiền để tôi điền vào thủ tục chuyển
tiền” - bà C nói.
Thấy bà C run rẩy, liên tục
nghe điện thoại, bằng nghiệp vụ
ngân hàng, nhân viên tại đây đã đến
bắt chuyện, hỏi han để thăm dò tình
hình. Sau khi bà C kể lại sự việc,
nhân viên ngân hàng đã xác nhận
đây là chiêu trò lừa đảo nạn nhân
đến ngân hàng rút tiền và đã ngăn
chặn kịp thời.
Chiêu trò lừa đảo nạn nhân đến ngân hàng rút tiền nhằmchiếmđoạt tài sản.
Ảnh: THẢOHIỀN
dịch vụ công (BộCông an,VNeID...)
từ các trang web, đường link, QR
Code lạ hoặc file APK. Tuyệt đối
không click vào các đường link
lạ được gửi qua email, tin nhắn.
Ngoài ra, không cung cấp thông
tin bảo mật như tên truy cập, mật
khẩu, mã OTP... cho bất kỳ ai dưới
bất kỳ hình thức nào, kể cả người
xưng là công an hay nhân viên
ngân hàng.
Đồng thời, khách hàng chỉ nên cài
đặt phần mềm trên ứng dụng App
Store, Google Play, CH Play. Khi
cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người
dùng nên đọc kỹ thông tin trước khi
đồng ý tất cả điều khoản, kiểm tra
thông tin tác giả (nhà phát triển) và
đọc các bài đánh giá về ứng dụng.
Thường xuyên cập nhật các
phương thức, thủ đoạn của tội phạm
trên các phương tiện thông tin đại
chúng và website, ứng dụng của
ngân hàng. Nếu có dấu hiệu nghi
ngờ lừa đảo nên liên hệ ngay với
ngân hàng và cơ quan công an để
được hỗ trợ kịp thời.•
Để sử dụng thẻ tín dụng
an toàn, người dùng tuyệt
đối không nên nghe và
làm theo hướng dẫn của
các đối tượng mạo danh,
tự xưng là công an, nhân
viên ngân hàng dưới bất
kỳ hình thức nào.
VẠCH TRẦN CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO QUA MẠNG - BÀI 2
Thao túng tâm lý, dụ người già
đếnngânhàng chuyển tiền
Quảng cáo
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA 13 CHƯƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO THẠC SĨ LUẬT BẰNG TIẾNG PHÁP
Thời gian đào tạo:
01 năm, học vào các buổi tối thứ hai đến thứ sáu
(18h-21h) và ngày thứ bảy.
Bằng cấp:
Bằng Thạc sĩ luật chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế và
so sánh do trường Đại học Jean Moulin Lyon 3 (CH Pháp) cấp. Bằng có giá
trị quốc tế.
Các trường thamgia liên kết:
ĐH Luật TP.HCM, ĐH Jean Moulin Lyon 3,
ĐH Bordeaux, ĐHToulouse Capitole và ĐHTự do Bruxelles.
Họctại:
TrườngĐHLuậtTP.HCM, cơ sở02NguyễnTấtThànhQ.4,Tp. HCM.
Đối tượng tuyển sinh:
Cử nhân ngành Luật, Kinh tế, Quản trị, Ngoại
thương, Ngoại ngữ (tiếng Pháp)….
Hồsơđăngký
tạiWebsite:www.hcmulaw.edu.vn.
Hạncuốinhậnhồsơ:
15/7/2024.
Dựkiếnkhaigiảng:
9/2024.
Liênhệ:
Ms.Phương-PhòngA212TrườngĐHLuật
TP.HCM–02NguyễnTấtThành–Q.4
ĐT:
(08)3940.0989(nhánh:120)/0913115078,
email:
TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN - SỞ TƯ PHÁP TP.HCM - THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Quyềnsửdụngđấtvàtàisảngắnliềnvới
đấttạithửaphânchiếtsố289-1và290-1,tờ
bảnđồsố09 (theo tài liệunăm1998), nay
thuộc thửa phân chiết số 135-1 và 146-1,
tờ bản đồ số 35 (theo tài liệu năm 2005),
tổ 22, ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, huyện
HócMôn,TP.HCM.
DT:100,3m
2
.MụcđíchSD:Thổvườn.Hình
thức SD riêng. Tổng DTSXD: 58,6 m
2
. Cấp: 4.
Kết cấu: Tường gạch, mái ngói, sàn BTCT.
Quyhoạch: Khuđất trên thuộcquyhoạch
đất khu nhà ở hiện hữu cải tạo, chỉnh trang;
đường (hẻm) H(Đ)-BĐ-186 lộ giới 10 m.
ToànbộQSDĐcóDT100,3m
2
vàtàisảngắn
liền với đất DT 58,6 m
2
đã kê khai năm 2005
và chưa được cấp giấy chứng nhận. Thực tế
hiện trạng công trình xây dựng trên đất có
tên gọi là chùa Minh Phước.
Giá khởi điểm:
2.424.623.000đồng
.Tiền
đặt trước: 20% so với giá khởi điểm.
Người có tài sản: Chi cục Thi hành án dân
sự huyện Hóc Môn. Địa chỉ: 33/7B Trưng Nữ
Vương, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn.
Xem tài sản: Ngày 30 và 31/5/2024 (giờ
hành chính) tại nơi có tài sản. Liên hệ: CHV
Cường - Điện thoại: 0908.059.738.
Thời hạn xem hồ sơ, bán và tiếp nhận hồ
sơ thamgia đấu giá: Từ ngày 16/5/2024 đến
ngày4/6/2024(giờhànhchính).Thờihạnnộp
tiền đặt trước: Ngày 4, 5 va 6/6/2024.
Thời gian tổ chức đấu giá: 15 giờ ngày
7/6/2024.
Cá nhân và tổ chức đăng ký tham
gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ
tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt
trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo
quy định của Luật Đấu giá tài sản và
quy định khác của pháp luật có liên
quan. Trong trường hợp pháp luật có
quy định về điều kiện khi tham gia đấu
giá thì người tham gia đấu giá phải đáp
ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu
giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho
người khác thay mặt mình tham gia
đấu giá. Người đăng ký tham gia đấu
giá nộp trực tiếp hồ sơ tại trung tâm,
19/5 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân
Bình. Điện thoại: 38.115.845.
Các đối tượng lừa đảo ngày càng sử dụng nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi để chiếmđoạt tài sản của người dân.
Để thực hiện các giải pháp phòng, chống lừa đảo
trong lĩnh vực ngân hàng, cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với các bộ, ngành
liên quan. Mục đích để hoàn thiện hành lang pháp lý,
xây dựng kịp thời các quy chế quản lý để truy vết nhanh
các đối tượng lừa đảo và bảo vệ người dùng.
Tháng 4-2023, NHNN cùng với Bộ Công an ký Kế
hoạch 01 triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu
về dân cư, định danh và xác thực điện tử nhằm đảm
bảo an toàn kết nối cơ sở dữ liệu dân cư trong triển khai
hệ thống dịch vụ ngân hàng.
NHNN đang tiến hành tổng hợp kho thông tin
về những tài khoản thanh toán, ví điện tử nghi ngờ
gian lận. Từ đó, cảnh báo đến các tổ chức tín dụng
để tăng cường xác thực khi các tài khoản này thực
hiện giao dịch.
Từ ngày 1-7 tới, tất cả giao dịch ngân hàng trên 10
triệu đồng phải xác thực sinh trắc học nhằm đảm bảo
chủ tài khoản và thực hiện giao dịch không bị giả mạo
giấy tờ tùy thân, gópphầnngăn chặn lừađảo trực tuyến.
Thời gian tới, NHNN sẽ tăng cường phối hợp với
các bộ, ngành đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên
truyền văn bản pháp luật, chú trọng truyền thông,
quảng cáo, hướng dẫn tới cán bộ và khách hàng nhằm
nâng cao nhận thức, kỹ năng để phòng, chống lừa đảo
qua không gian mạng.
Ông
PHẠMTIẾNDŨNG
,
Phó ThốngđốcNHNN
Việt Nam, PhóChủ tịchHiệphội Anninhmạngquốc gia
Giải pháp phòng, chống lừa đảo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam