8
Đô thị -
ThứNăm16-5-2024
Sóc Trăng đề nghị 28 tỉnh, TP
đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có văn bản gửi 28 tỉnh, TP đề
nghị đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển phục vụ các dự án
được áp dụng cơ chế đặc thù theo nghị quyết của Quốc hội.
Theo đó, tỉnh Sóc Trăng cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã triển khai thực
hiện đề án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai
thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao
tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.
Đề án nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vật liệu xây
dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng
các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc ở ĐBSCL, vùng
Đông Nam Bộ và hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng
biển, cửa khẩu...
Đến nay, dự án đã có kết quả bước đầu là đánh giá được
tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 tỉnh Sóc Trăng có
trữ lượng khoảng 680 triệu m
3
. Trong đó có khoảng 145
triệu m
3
có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây
dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng
các cao tốc ở ĐBSCL.
“Bộ TN&MT đã bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết
quả đánh giá tài nguyên cát biển khu B1 cho tỉnh Sóc Trăng
quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định” - UBND tỉnh
Sóc Trăng nêu.
Để tổng hợp nhu cầu sử dụng cát biển tỉnh Sóc Trăng
phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường,
UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị 28 địa phương đăng ký cụ
thể về nhu cầu, địa điểm sử dụng cát biển đối với 21 dự án.
Tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị các tỉnh, TP gửi đề nghị về
đơn vị trước ngày 27-5. Từ đó, UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến các
bộ, ngành. Tỉnh cũng đề nghị nhà thầu thi công các dự án
liên hệ tỉnh Sóc Trăng để được hướng dẫn về thủ tục đăng
ký khai thác theo quy định.
Văn bản của UBND tỉnh Sóc Trăng gửi 28 địa phương
gồm: TP.HCM, TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Định, Cà Mau,
Cao Bằng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu
Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng,
Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi,
Quảng Trị, Tiền Giang, Thái Bình, Trà Vinh, Tuyên Quang.
CHÂU ANH
Lắp camera giám sát giao thông
khu vực Hải Vân Quan
Ngày 15-5, Khu quản lý đường bộ (QLĐB) III cho
biết đã gửi công văn về Cục Đường bộ Việt Nam liên
quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao
thông trên Quốc lộ 1 tại khu vực di tích Hải Vân Quan.
Theo đó, Văn phòng QLĐB III.1 (thuộc Khu QLĐB
III) đã cùng các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát các
vị trí cần bổ sung hệ thống biển báo, vạch sơn, vị trí lắp
camera giám sát giao thông…
Từ đó, thống nhất chưa lắp đặt bổ sung dải phân
cách trên đoạn tuyến qua di tích Hải Vân Quan. Vì
các dải phân cách không phù hợp với cảnh quan khu
vực di tích. Tuyến đường này là đường cong, khi lắp
đặt sẽ thu hẹp mặt đường, gây khó khăn cho các xe
quá khổ lưu thông.
Đối với việc lắp đặt camera giám sát giao thông,
đoàn kiểm tra thống nhất đề nghị Phòng CSGT Công
an tỉnh Thừa Thiên-Huế và Phòng CSGT Công an TP
Đà Nẵng xem xét đầu tư lắp đặt, quản lý, bảo trì để
theo dõi các xe vi phạm, thống nhất vị trí lắp đặt tại
Km904+804 bên phải tuyến trên trụ điện có sẵn.
Ngoài ra, Sở GTVT TP Đà Nẵng cũng đang triển
khai lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đến
việc xây dựng bãi đỗ xe cho du khách tham quan và sắp
xếp lại hộ kinh doanh ngoài hành lang an toàn đường
bộ khu vực này.
MINH TRƯỜNG
Đề xuất hệ thống giao thông công cộng
TP.HCMdự kiến đề xuất thêmhệ thống giao thông công cộng nhưmạng
lưới giao thông công cộng sức chở lớn (MRT); bổ sung ba tuyến LRT/BRT
gồm tuyến nối Củ Chi, tuyến nối Cần Giờ, tuyến vòng cung Tây Bắc.
Xe buýt sẽ được dùng để tạo tuyến khi metro chưa được xây dựng; bổ
sung ba depot metro gồm Bình Triệu, Long Trường và An Hạ bên cạnh bảy
depot đã được quy hoạch trước đó. Đồng thời đề xuất bỏ sáu tuyến BRT
đã quy hoạch do nhu cầu đã được đảm bảo bởi mạng lưới đường sắt mới.
ĐÀOTRANG
U
BND TP.HCM vừa có tờ
trình HĐND TP xem xét đồ
án điều chỉnh Quy hoạch
chung TP.HCM đến năm 2040, tầm
nhìn đến năm 2060. Đáng chú ý,
hệ thống hạ tầng giao thông được
TP.HCM quy hoạch, đưa ra kế
hoạch phát triển rõ ràng, có tính
toán đến việc kết nối với sân bay
Long Thành.
Chú trọng giao thông
đối ngoại
Theo UBND TP, quy hoạch hệ
thống giao thông dựa trên cơ sở bổ
sung quy hoạch phát triển giao thông
vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía
Namvới nămquyhoạchchuyênngành
giao thông quốc gia gồm đường bộ,
đường sắt, cảng biển, đường thủy,
cảng hàng không.
Theo đó, UBNDTPdựkiến bổ sung
kết nối đường bộ để củng cố vị trí trung
tâm của TP.HCM, kéo dài trục động
lực phía namNguyễnHữuThọ kết nối
với đường ven biển tại Tiền Giang.
Cụ thể, kết nối đường ven biển
từ Gò Công (Tiền Giang) đến Cần
Giờ và kéo dài đến cao tốc Bến Lức
- Long Thành (Đồng Nai) thông qua
đường vào cảng PhướcAn. Việc này
nhằm hỗ trợ các cụm cảng biển dự
kiến tại Cần Giờ và định hình hành
lang kinh tế ven biển mới.
TP.HCM sẽ có thêm
đường kết nối với
sân bay Long Thành
Trong tương lai, diệnmạo giao thông của TP.HCMsẽ được
bổ sung nhiều tuyến đường giao thông đối nội và đối ngoại.
Đồng thời, kết nối với sân bay Long
Thành từ quận 7 qua cầu Phú Mỹ 2;
kết nối với Đồng Nai đến Quốc lộ 20
để giảm tải cho Quốc lộ 1 và đường
cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
TP.HCM cũng dự kiến đề xuất kết
nối, khép kín các tuyến đường sắt
quốc gia qua địa bàn TP.HCM. Đơn
cử như kết nối đường sắt TP.HCM -
Cần Thơ với TP.HCM - Nha Trang
thông qua đoạn tuyến trên cao dọc
đường NguyễnVăn Linh; bổ sung ga
hành khách tại Phú Mỹ Hưng (quận
7), thúc đẩy vai trò trung tâm cho
phân vùng đô thị phía Nam.
Trong tương lai, đoạn tuyến Hòa
Hưng - Bình Triệu -An Bình chuyển
thành đường sắt đô thị; kết nối đường
sắt TP.HCM - Cần Thơ với đường
sắt TP.HCM - Tây Ninh tại ga Tân
Chánh Hiệp.
Đẩy mạnh giao thông
đối nội
UBND TP cũng dự kiến đề xuất
bổ sung, kéo dài các tuyến đường sắt
huyết mạch, giải quyết điểm nghẽn
ùn tắc giao thông cửa ngõ. Đơn cử
là năm tuyến đường giao thông tốc
độ nhanh, khác mức với hệ thống
đường sắt đô thị để kết nối trung
tâm TP đi các cửa ngõ.
Trong đó, ba tuyến Bắc - Nam phía
đông và phía tây có kết nối đường
cao tốc TP.HCM - Mộc Bài về trung
tâm TP và tuyến dọc theo Quốc lộ
13; tuyến đông tây kết nối qua sân
bay Tân Sơn Nhất; tuyến dọc đường
vành đai 2; kéo dài đường PhạmHùng
về phía nam để kết nối với nút giao
đường cao tốc Bến Lức - LongThành;
cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến
Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
TP.HCM cũng kéo dài đường Võ
Văn Kiệt về phía tây kết nối đường
Lương Hòa - Bình Chánh (LongAn)
về đường vành đai 4 và kết nối Đức
Hòa (LongAn). Bổ sung tuyến đường
ven sông kết nối từ Củ Chi đến cầu
Cần Giờ. Quy mô tuyến đường này
tối thiểu bốn làn xe cơ giới kết hợp
làn đường riêng dành cho xe đạp và
đường sắt đô thị nhẹ đoạn từ trung
tâm TP đi Củ Chi.
Ngoài ra, theo quy hoạch, TP.HCM
cũng tiến tới hạn chế xe cá nhân khu
vực trung tâm TP như thu phí xe
vào giờ cao điểm; số lượng chỗ đỗ
xe hạn chế dưới 50% quy chuẩn kết
hợp quản lý thu phí đỗ xe theo giờ.
Bên cạnh đó là mở rộng khu vực
thu phí kẹt xe đến vành đai metro
khi hệ thống metro khu vực trung
tâm đưa vào sử dụng các tuyến số
1, 4, 5, 2, 3, 6. Nghiên cứu phát triển
các bến xe liên tỉnh kết hợp thương
mại dịch vụ.
Song song đó, TP.HCM cũng phát
triển các nhà ga metro chính thành
các trung tâm giao thông xanh. Cụ
thể sẽ bố trí tiện ích các bãi đỗ xe
và điểm sạc cho phương tiện thân
thiện môi trường phục vụ cho các
hành trình đầu/cuối, bố trí điểm đỗ
xe cho các phương tiện chia sẻ...•
TP.HCMsẽ kết nối với sânbay LongThành từquận7quacầuPhúMỹ2, quận7. Trongảnh: CầuPhúMỹhiệnhữunhìn từ trêncao.
Ảnh: NGUYỄNTIẾN
ĐoạnthicôngthửnghiệmđắpcátbiểnthuộcdựáncaotốcCầnThơ
-CàMau,đoạnhoàntrảđườngtỉnh978.Ảnh:CHÂUANH
UBND TP dự kiến bổ
sung kết nối đường bộ để
củng cố vị trí trung tâm
của TP.HCM, kéo dài
trục động lực phía nam
Nguyễn Hữu Thọ kết nối
với đường ven biển tại
Tiền Giang.