103-2024 - page 9

9
Sáng 15-5, Trường ĐH Việt Đức và Sở GTVT TP.HCM
đã tổ chức tọa đàm về xu hướng giao thông thông minh,
cách tiếp cận thúc đẩy giao thông bền vững.
TS Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt
Đức, cho biết ở nhiều quốc gia đang phát triển, hạ tầng
giao thông công cộng phát triển không kịp, gây khó
khăn và bắt đầu ùn tắc giao thông, tai nạn, ô nhiễm môi
trường... Đây là vấn đề quan tâm toàn cầu, có tính xu
thế. Theo ông Viên, giải quyết vấn đề này phải có giao
thông thông minh. Đây là công cụ để kết nối đa phương
thức, các giải pháp công nghệ thông minh, phát triển
giao thông bền vững.
Từ đó, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện quy hoạch, ứng
dụng khoa học công nghệ để triển khai. Đồng thời, Việt
Nam cũng cần phải đào tạo ra cả một thế hệ kỹ sư mới để
đáp ứng, giải quyết bài toán giao thông thông minh.
PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
GTVT Việt Đức, Trường ĐH Việt Đức, nhấn mạnh: Giao
thông thông minh là một cách tiếp cận thúc đẩy giao thông
bền vững, đảm bảo sự kết nối liền mạch các phương thức
vận tải cho con người. Lúc này, con người sẽ là trung tâm
trong giao thông thông minh.
Tuy nhiên, khi xuất hiện một giải pháp, hệ thống mới
cần được ứng dụng rộng rãi, được xã hội chấp nhận với
các khung pháp lý, quy hoạch đô thị phù hợp và hỗ trợ giải
pháp giao thông thông minh. Lúc này, giao thông thông
minh sẽ tập trung vào các giải pháp công nghệ thông tin và
chuyển đổi năng lượng để thúc đẩy các hệ thống giao thông
xanh, bền vững và thông minh.
Điều này đòi hỏi các công tác quy hoạch và quản lý phát
triển đô thị, hạ tầng giao thông, hạ tầng liên quan phải có sự
thay đổi để tạo nền tảng phát triển giao thông thông minh.
Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ cam kết Việt
Nam là nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Việt Nam cần chuyển đổi
phương tiện giao thông.
Hiện Vingroup cũng đã phát triển hệ sinh thái giao thông
điện để chuẩn bị cho chiến lược từ nay đến năm 2050,
đặc biệt nhu cầu tuyển dụng của họ cũng rất lớn với hơn
100.000 lao động trong tương lai. Dự kiến từ nay đến năm
2030, Việt Nam sẽ có khoảng 30% lượng xe điện được bán
ra và tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Các xe sử dụng
điện sẽ bảo vệ môi trường, giảm phát thải ra môi trường.
ĐÀO TRANG
Giao thông tại nhiều TP lớn ở Việt Namcũng như nhiều nước
trên thế giới thường xuyên ùn tắc. Ảnh: ĐT
Sáu tổ chức có dấu hiệu vi phạm hành chính
Trong số 39/268 tổ chức trên địa bàn TP hoạt động đo đạc bản đồ được
kiểm tra, đa số các tổ chức duy trì đủ điều kiện hoạt động đo đạc và bản
đồ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, 6/39 tổ chức được kiểm tra
(chiếm15%) códấuhiệuvi phạmhành chính tronghoạt độngđođạcbảnđồ.
Kiểm tra tại chi nhánh các quận
3, Phú Nhuận, Sở TN&MT nhận
thấy việc lựa chọn, bố trí nhân sự
phụ trách công tác kiểm tra kỹ thuật
bản đồ có năng lực chuyên môn còn
hạn chế, chưa phù hợp, chưa nắm
bắt đầy đủ, chính xác những quy
định của pháp luật liên quan đến
lĩnh vực chuyên môn được giao, ít
kinh nghiệm thực tiễn.
“Những tồn tại, hạn chế này dẫn
đến chất lượng bản đồ phục vụ lập
hồ sơ kém, phải sửa chữa nhiều lần,
làm trễ thời gian giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính; gây phiền hà và ảnh
hưởng đến quyền lợi của người sử
dụng đất; ảnh hưởng đến công tác cải
cách hành chính, chất lượng quản lý
nhà nước” - Sở TN&MT nêu.
Ngoài ra, kiểm tra tại 12 chi nhánh
của các quận, huyện 3, 5, 7, 10, 11,
12, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân,
Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Sở
TN&MT đánh giá việc cập nhật dữ
liệu bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính chưa được quan tâm đúng
mức, chưa thực hiện đầy đủ, đúng
trách nhiệm theo quy định.
“Tồn tại, hạn chế này dẫn đến việc
thiếu đồng bộ về thông tin, tài liệu
của hồ sơ địa chính theo quy định
của pháp luật, gây khó khăn trong
công tác quản lý, dễ sai sót khi giải
quyết hồ sơ và tiềm ẩn phát sinh việc
khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp...”
- Sở TN&MT đánh giá.
Ngoài ra, chi nhánh các quận 3,
12, Phú Nhuận còn yêu cầu người
dân đo vẽ lại hiện trạng thửa đất
và kiểm tra bản đồ đối với những
hồ sơ thực hiện quyền của người
sử dụng đất trọn thửa mà thửa đất
đó đã được cấp sổ hồng theo bản
đồ địa chính, góc ranh thửa đã
được ghi nhận tọa độ tại sổ hồng.
Sở TN&MT cho rằng việc này là
không đúng quy định.
Theo nhận định của sở này, yêu
cầu nêu trên của các chi nhánh đã
làm tốn thời gian giải quyết hồ sơ, sai
về nghiệp vụ, chậm giải quyết hồ sơ
thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến
quyền lợi của người sử dụng đất và
công tác cải cách hành chính.
Tiếp tục sai sót sẽ phải
chịu trách nhiệm trước
giám đốc Sở TN&MT
Để chấn chỉnh, khắc phục những
hạn chế, tồn tại nêu trên, Sở TN&MT
TP đã đưa ra những biện pháp cụ
thể. Đối với hệ thống VPĐKĐĐ,
giám đốc Sở TN&MT TP yêu cầu
hệ thống VPĐKĐĐ và các đơn vị
liên quan thực hiện việc chấn chỉnh,
khắc phục hạn chế, tồn tại.
Theo đó, giám đốc VPĐKĐĐ
TP.HCM tổ chức kiểm tra, rà soát
trong toàn hệ thống về bố trí nhân
sự cùng với nghiệp vụ chuyên môn,
việc phân công và tổ chức thực hiện...
Đối với công tác đo đạc, lập bản trích
đo địa chính thửa đất, lập và quản lý
chất lượng sản phẩm địa chính, tài
KIÊNCƯỜNG
S
ở TN&MT TP.HCM vừa có
báo cáo về kết quả kiểm tra
việc chấp hành pháp luật đo
đạc và bản đồ năm 2023 trên địa
bàn TP ở các chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) và
các tổ chức khác. Đáng chú ý theo
báo cáo, trong hệ thống chi nhánh
VPĐKĐĐ, nhiều đơn vị đã có những
sai sót trong quá trình hoạt động.
Nhiều hạn chế, tồn tại
Báo cáo của Sở TN&MT cho biết
qua việc kiểm tra 17/22 chi nhánh
VPĐKĐĐ quận, huyện, TPThủ Đức
(5/22 chi nhánh đã được thanh tra,
kiểm tra ở các năm 2022, 2023) thì
nhiều ưu điểm được ghi nhận nhưng
cũng có một số tồn tại, thiếu sót.
Cụ thể, một số tồn tại, thiếu sót
như hầu hết các chi nhánh khi giải
quyết hồ sơ không kiểm tra ranh
thửa đất với ranh pháp lý của thửa
đất liền kề. Việc này dẫn đến tình
trạng chồng lấn, hở ranh thửa đất.
Vì vậy, chất lượng hồ sơ địa chính
không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật,
dễ làm phát sinh khiếu nại, tranh
chấp về sau.
“Tại một số chi nhánh, điển hình
là hai chi nhánh VPĐKĐĐ quận 3
và quận Phú Nhuận, công tác tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, chấp hành các
quy định của pháp luật về bản đồ địa
chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính còn có một số hạn chế, tồn
tại” - Sở TN&MT nêu.
Về tổ chức thực hiện, việc phân
công nhiệm vụ chuyên môn tại các
chi nhánh được phân thành hai tổ.
Tuy nhiên, tại những chi nhánh của
các quận 3, 4, 12, Phú Nhuận, việc
phối hợp giữa hai tổ nghiệp vụ chưa
chặt chẽ, hỗ trợ nhau chưa tốt, chưa
đồng bộ về năng lực.
Nhiều ưu
điểmcủa
các chi
nhánh
Văn phòng
Đăng ký
đất đai tại
TP.HCM
được ghi
nhận
nhưng
cũng còn
hạn chế,
tồn tại cần
khắc phục.
Ảnh: KIÊN
CƯỜNG
TP.HCM: Nhiều chi nhánhVănphòng
Đăng ký đất đai có sai sót
Một số chi nhánh có sai sót trong tổ chức thực hiện nhiệmvụ, chấp hành các quy định của pháp luật về bản đồ
địa chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
liệu, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính. Việc này nhằm nắm bắt
thực trạng và chấn chỉnh kịp thời
những hạn chế.
Về việc giải quyết hồ sơ đối với
trường hợp thửa đất đã được cấp sổ
hồng theo bản đồ địa chính có tọa
độ góc ranh, Sở TN&MT chỉ đạo
VPĐKĐĐ yêu cầu các chi nhánh
chấm dứt việc kiểm tra, xác nhận bản
đồ để giải quyết hồ sơ đất đai (trọn
thửa) đối với các trường hợp thửa đất
đã được cấp sổ hồng như đã nêu trên.
“Yêu cầu giám đốc các chi nhánh
VPĐKĐĐ, đặc biệt là chi nhánh các
quận 3, Phú Nhuận tự rà soát thực
trạng nhân lực để kiện toàn, bố trí,
phân công nhiệm vụ sao cho đảm
bảo phù hợp, khoa học, hợp lý và
hiệu quả” - báo cáo đề xuất giải pháp.
Bên cạnh đó, sở này cũng đề nghị
khắc phục ngay những tồn tại, hạn
chế được nêu tại kết luận kiểm tra.
Nếu để tình trạng lặp lại, nhất là
những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng
đến thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục
hành chính đất đai và chất lượng hồ
sơ địa chính thì sẽ phải chịu trách
nhiệm trước giám đốc Sở TN&MT.•
Giao thông thôngminh làgiải phápphát triểngiao thôngbềnvững
“Yêu cầu giám đốc các
chi nhánh VPĐKĐĐ,
đặc biệt là chi nhánh các
quận 3, Phú Nhuận tự rà
soát thực trạng nhân lực
để kiện toàn, bố trí, phân
công nhiệm vụ sao cho
đảm bảo phù hợp, khoa
học, hợp lý và hiệu quả.”
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook