13
N
gày 17-5, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về những hiện tượng
gần đây như hiện tượng “sư
Thích Minh Tuệ” hay phát
ngôn của Thượng tọa Thích
Chân Quang, TS Hoàng
Đình Chung, Trưởng phòng
Nghiên cứu lý luận và chính
sách tôn giáo, Viện Nghiên
cứu tôn giáo, lo ngại nhiều
người chưa thật sự hiểu giáo
pháp của Phật một cách đúng
đắn và sâu sắc.
Cần giữ gìn hình ảnh
tăng sĩ
Cụ thể, liên quan đến phát
ngôn của Thượng tọa Thích
Chân Quang, TS Chung cho
rằng thầy Thích Chân Quang
hơi có sự lạm dụng và đã đi
xa quá, cần thận trọng hơn.
“Thầy Thích Chân Quang
nói rằng biểu hiện như vậy
hoặc nghiệp báo, nhân quả
dẫn đến kết quả kia kiểu 1-1.
Chúng ta không thể biết chắc
điều đó được, dựa vào đâu
mà kiểm chứng được. Trong
kinh Phật có hướng dẫn cụ
thể vậy đâu mà nói. Là người
có uy tín mà nói như vậy ảnh
hưởng đến cộng đồng xã hội
và Phật tử là không nên” - TS
Chung nói.
Riêngvề trườnghợp của “sư
Thích Minh Tuệ”, TS Chung
có bình luận về văn bản mới
đây của giáo hội. Theo ông,
giáo hội chỉ nên lên tiếng khi
người ta nhận nhầm ông ấy
với một tu sĩ trong hệ thống
mà giáo hội quản lý.
Hoặc từ trường hợp nàymà
có người quay phim, chụp ảnh
đưa ra thông điệp trái chiều
mà ảnh hưởng đến dư luận xã
hội thì cần lên tiếng.
“Miễn là người ta tin và
tu hành theo Phật giáo thì
người ta có quyền của người
ta, không nhất thiết có chứng
nhận của Giáo hội Phật giáo
(GHPG) thì ông ấy mới là tu
sĩ Phật giáo. Phật giáo không
phải của riêng ai, không phải
của riêng GHPG Việt Nam
(VN)” - TS Chung bày tỏ.
“Theo tôi, văn bản của giáo
hội cần phải có nhìn nhận
khách quan, giữ khoảng cách
tốt hơn chút nữa. Những vấn
đề liên quan đến dư luận, giáo
hội phải liên tục giữ gìn và
chấn chỉnh hình ảnh của tăng
sĩ trong giáo hội của mình” -
TS Chung nói.
Mê tín lãng phí
thời gian và tiền bạc
TS Chung cũng nhìn nhận
thực tế hiện nhiều người
chưa thật sự hiểu giáo pháp
của Phật một cách đúng đắn
và sâu sắc, có xu hướng dựa
vào tha lực, tức là dựa vào
ban phát quyền năng từ bên
ngoài mình, kể cả quyền năng
để hiểu về kinh Phật, quyền
năng để đạt được hiệu quả của
Hình ảnh “sư ThíchMinh Tuệ” trênmột trangmạng xã hội. Ảnh: MXH
Giáo hội tiếp tục chấn chỉnh việc
thuyết giảng trên mạng xã hội
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký
Hội đồng trị sự GHPG VN, đã có trao đổi với báo
Giác Ngộ
về quan điểm của giáo hội liên quan đến hai hiện tượng
trên mạng xã hội gần đây, đó là ông Lê Anh Tú bộ hành
xuyênViệt với danh xưng“pháp danhMinhTuệ”và những
nội dung tự suy luận tương quan nhân quả được cho là
của Thượng tọa Thích Chân Quang (tỉnh Bà Rịa-VũngTàu).
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, GHPG VN tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như quyền bày tỏ
niềmtin tínngưỡng, tôngiáo; thực hành lễ nghi tínngưỡng,
tôn giáo của tất cả người dân; đồng thời có trách nhiệm
xử lý các tổ chức, cá nhân có những phát ngôn, thông tin
truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu
khách quan liên quan đến Phật giáo và GHPG VN.
Đối với trường hợp bộ hành của ông Lê AnhTú đã bị các
TikToker, YouTuber lợi dụng đẩy hình ảnh câu view và đưa
ra nhiều bình luận xúc phạm tới đạo Phật và GHPG VN.
Đây đang là vấn nạn câu view lợi dụng hình ảnh Phật giáo
rất cần chấn chỉnh hiện nay nên Giáo hội có thông báo để
tránh biến tướng đồng hóa với Phật giáo.
Về những phát ngôn củaThượng tọaThích Chân Quang
gần đây, giáo hội đã giao Ban hoằng pháp Trung ương và
Văn phòng II Trung ương GHPG tổ chức buổi làm việc vào
ngày 19-4 tại Thiền viện Quảng Đức (TP.HCM) để kiểm
điểm, chấn chỉnh các nội dung dẫn dụ theo luật nhân quả
trong giáo lý Phật giáo làm hoang mang xã hội, không
đúng với tôn chỉ.
Giáo hội đang tập hợp thông tin, sẽ xử lý theo quy định
tăng sự khi có đủ cơ sở; đồng thời tiếp tục làmviệc và chấn
chỉnh việc thuyết giảng của tăng ni, nhất là trên không
gian mạng xã hội.
Sư Minh Tuệ (xin gọi theo cách của đại chúng, dù ông
chưa nhận mình là sư) đi con đường của sư ấy.
Cho đến giờ này chưa có dấu hiệu nào cho thấy sư
Minh Tuệ có điều gì vi phạm pháp luật, đạo đức lẫn giới
luật. Cho dù ông không phải là thành viên giáo hội thì
việc tu tập theo một tín ngưỡng, không vụ lợi, không làm
điều gì trái lương tâm và đạo đức là quyền công dân của
ông, được pháp luật bảo vệ.
Nhưng việc hành trì của ông lại thu hút sự quan tâm
của dư luận. Từ đó đã có sự chia rẽ, so sánh việc tu của
sư Minh Tuệ với những người khác, có sự quy chụp và
tranh cãi.
Cùng ngày 16-5-2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN) và Ban Tôn giáo Chính phủ có hai văn bản
liên quan đến hành trình tu tập của sư Minh Tuệ.
Với chức năng và trách nhiệm của mình, Ban Tôn giáo
Chính phủ đề nghị các địa phương có sự trao đổi với
GHPGVN ở địa phương hướng dẫn tăng ni, Phật tử tu
học theo đúng chính pháp của Đức Phật, tôn trọng quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của
mọi người; không cản trở, làm ảnh hưởng đến việc tu
học đúng chính pháp nhưng cần đảm bảo thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
Ban cũng đề nghị vận động chức sắc, tín đồ và quần
chúng nhân dân không tập trung đông người nơi công
cộng, gây cản trở, ách tắc giao thông và an ninh trật tự
trên địa bàn, không để các đối tượng thiếu thiện chí có
cơ hội lợi dụng tuyên truyền, kích động gây mất ổn định
xã hội.
Trong văn bản của mình, cùng ngày, GHPGVN cũng
đề cập những quan ngại về việc những người thiếu thiện
chí lợi dụng hình ảnh sư Minh Tuệ (dù theo giáo hội và
cả sư Minh Tuệ, ông không nhận mình là nhà sư, chỉ
nhận là người học tu).
Tuy nhiên cũng cần công bằng và thấu đáo. Việc hình
ảnh sư Minh Tuệ được lấy ra so sánh với một số nhà sư
gây dư luận bất lợi, khởi nguồn từ những điều không hay
về các nhà sư này được lan truyền bấy lâu nay.
Giá mà giáo hội cùng với yêu cầu cơ quan chức năng
quan tâm và xử lý những người làm mất uy tín của
giáo hội, cũng có văn bản nhận định, đánh giá và chấn
chỉnh tình trạng giảng pháp của một số nhà sư gần đây
khi giải thích về cúng dường, phước báu, quả báo...
Nhiều ý kiến cho rằng những phát biểu đó có xu hướng
dẫn dụ cúng dường; có màu sắc mê tín; ngầm ý đe dọa
bằng quả báo; dùng những lợi lạc vật chất ở thì tương
lai để lôi kéo cúng dường. Điều đó ảnh hưởng đến sự
thanh cao của Phật giáo và ảnh hưởng đến uy tín của
giáo hội, uy tín của người tu hành nói chung.
Có thể nêu ra hàng loạt ví dụ rằng liên tục trong một
thời gian, rất nhiều năm nay có những người trong giáo
hội đã giảng pháp có dấu hiệu lan truyền sự mê tín và
có dấu hiệu làm người nghe sợ hãi quả báo… nhằm mục
đích cúng dường. Giáo hội cũng đã chấn chỉnh những
việc mê tín và tư tưởng thực dụng ấy nhưng hình như
chưa đủ mạnh mẽ.
Có thể có những người có ý đồ xấu luôn muốn làm mất
uy tín của giáo hội và ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc,
đất nước và họ lợi dụng việc học tu khổ hạnh của ông
Minh Tuệ. Nhưng một phần khách quan khác ảnh hưởng
đến uy tín của giáo hội là do người ta so sánh việc hành
xác, tu khổ hạnh của ông Minh Tuệ với những hình ảnh
không hay ở thiểu số nhà sư.
Phật tử, những người mến mộ đạo Phật và người dân
nói chung luôn tôn trọng GHPGVN. Cùng với sự tôn
trọng đó, họ có mong muốn và có quyền đòi hỏi giáo hội
quản lý và chấn chỉnh để việc tu hành luôn đúng pháp
giới, ngày càng ít đi những lời giảng pháp có thể khiến
dân chúng hiểu sai về đạo Phật và giáo hội.
Khi đó sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc ai đó lợi
dụng hình ảnh của sư Minh Tuệ.
MINH VŨ
Đời sống xã hội -
ThứBảy 18-5-2024
Nhiều người đang nghiêng
về mê tín hơn chính tín
TS Hoàng Văn Chung lo ngại nhiều người chưa hiểu giáo pháp của Phật một cách đúng đắn và sâu sắc,
nghiêng về mê tín nhiều hơn chính tín.
tu hành, thành ra cứ thấy tăng
thấy sư là đồn thổi, tìm cách
tiếp cận, tìm cách hỗ trợ, cúng
dường và nghĩ mình nhận lại
được phước báu.
“Đây là nghiêng về mê tín
nhiều hơn chính tín. Mê tín
lãng phí thời gian và tiền bạc.
Nên dành thời gian đómà đọc
kinh, tĩnh tại tự tu hành, tĩnh
tại cúng dường cho người
thân của mình, cha mẹ mình
chẳng hạn” - TS Chung đưa
ra lời khuyên.•
Để ngănngừaviệc lợi dụnghìnhảnhsưThíchMinhTuệ
Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tôn trọng
quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo;
cũng như quyền
bày tỏ niềm tin
tín ngưỡng, tôn
giáo; thực hành lễ
nghi tín ngưỡng,
tôn giáo của tất cả
người dân.
VIẾT THỊNH
Sổ tay