105-2024 - page 3

3
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
của Đảng hiện nay và cả trong
phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực là không có vùng
cấm, không có ngoại lệ. Ta
có thể hiểu đó như ánh sáng
chiếu vào căn nhà bị đóng
kín sẽ làm lộ mặt những bụi
bặm, mảng bám, đó cũng là
điều bình thường.
Vậy nên việc Đảng đẩy
mạnh xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, loại khỏi bộ máy đội
ngũ cán bộ sai phạm, hư hỏng
vừa qua chắc chắn cũng làm
cho đội ngũ xao động. Một
bộ phận có tư tưởng không
tốt sẽ thấy sợ hãi, chùn tay;
cũng có một bộ phận dè dặt
hơn, cẩn trọng hơn và có
thể dẫn tới công việc trì trệ.
Thực ra những quy định
của Nhà nước hiện nay vẫn
còn nhiều kẽ hở, nhiều “cạm
bẫy” mà nhiều khi những
người tâm huyết với công
việc vẫn sợ sai khi thực hiện.
Tôi cho rằng ngoài việc xây
dựng Đảng, thanh lọc đội ngũ
cán bộ, đảng viên hiện nay
đang làm cần được tiến hành
đồng thời với việc xây dựng
và ban hành chính sách, loại
bỏ các chính sách trùng lặp,
khó hiểu, còn những kẽ hở
để những người thật sự tận
tâm an tâm thực thi nhiệm vụ.
Chọn người xứng đáng
vào bộ máy
. Đảng ta sắp chuẩn bị đội
ngũ nhân sự cho nhiệm kỳ
mới. Vậy bài toán đặt ra cho
công tác nhân sự của Đảng
trong nhiệm kỳ mới ra sao?
+ Các quy trình về công tác
cán bộ của Đảng hiện nay cơ
bản là đồng bộ và chặt chẽ.
Tất nhiên sẽ có câu hỏi đặt ra
là tại sao các quy định chặt
chẽ với các khâu, các bước
như vậy vẫn có nhiều cán bộ
sai phạm và bị kỷ luật như
thời gian qua.
Thực ra số cán bộ, đảng
viên bị kỷ luật vẫn chiếm số
nhỏ trong tổng số đảng viên
của Đảng và cùng một hiện
tượng nếu ta nhìn theo góc độ
tích cực sẽ khác nhìn theo góc
độ tiêu cực, trong câu chuyện
này cũng vậy.
Nếu nhìn ở góc độ tích cực
thì rõ ràng chúng ta cần phải
vui mừng, vui mừng vì Đảng
đã và đang thực hiện cam kết
củamình trước nhân dân bằng
những hành động mạnh mẽ
và thực chất.
Về bài toán đặt ra cho công
tác nhân sự của Đảng trong
nhiệm kỳ mới, tất nhiên cán
bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của mọi việc. Sinh
thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định “cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”, “muôn
việc thành công hoặc thất bại
đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Vì vậy, chắc chắn những
cán bộ, đảng viên chân chính
của Đảng vẫn đặt niềm tin,
kỳ vọng và mongmuốn Đảng
lựa chọn được những cán bộ
đủ tâm và tầm vào trong bộ
máy. Tất nhiên không ai dám
khẳng định tất cả lựa chọn
đều chính xác song ít nhất
là với sự sàng lọc mạnh mẽ
như thời gian qua, chúng ta
tin sẽ có được những gương
mặt xứng đáng.
Để chọn được người xứng
đáng vào trong bộ máy thì
nhất thiết các khâu, các bước
của công tác cán bộ cần phải
được tiến hành công khai,
dân chủ, minh bạch, cần chú
trọng trách nhiệm giải trình
và đặc biệt cần có sự cạnh
tranh cần thiết…
. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng có những cách dùng
người rất đặc biệt. Điều đó
đặt ra những bài học nào cho
công tác nhân sự cho Đảng
hiện nay?
+ Trước hết phải khẳng
định rằng chúng ta đang đẩy
mạnh việc học và làm theo
Bác Hồ, học và “làm theo”
chứ không phải học và “làm
y”, tức chúng ta học cái tinh
thần, tư tưởng của Bác Hồ.
Nguyên lý của triết học duy
vật biện chứng chỉ ra rằng tồn
tại xã hội sẽ quyết định ý thức
xã hội, nó tác động cả trong
công tác cán bộ.
Chẳng hạn những bộ trưởng
của buổi đầu khi nước Việt
NamDân chủCộng hòa ra đời
đều không có lương, họ làm
việc và cống hiến bằng chính
tinh thần, trách nhiệm trước
đất nước và dân tộc. Khi đất
nước trải qua các cuộc chiến
đấu gian khổ để giành độc lập,
chống ngoại xâm, thống nhất
Tổ quốc thì tất cả chí hướng
hướng về điều đó.
Hiện nay thì chúng ta không
thể đòi hỏi cán bộ phải khổ
hạnh như lớp cha anh thuở
trước nhưng trong những cái
“vạn biến” thì vẫn còn nguyên
đó giá trị “bất biến”. Mỗi đảng
viên khi vào Đảng đều tuyên
thệ trung thành với mục đích,
lý tưởng của Đảng mà mục
đích lý tưởng của Đảng là vì
nước, vì dân.
Vậy nên tôi cho rằng những
ai còn yêu đất nước mình,
dân tộc mình, những ai còn
đau đáu trước vận mệnh đất
nước, số phận của dân tộc,
hạnh phúc của nhân dân chắc
chắn sẽ luôn “tự soi, tự sửa”,
luôn tự điều chỉnh chínhmình
để tránh xa cái xấu, cái sai,
hướng tới làm những điều tốt
đẹp ích nước, lợi dân.
. Xin cảm ơn ông.•
Thời sự -
ThứBảy18-5-2024
Chủ tịchHĐNDTP.HCMNguyễn Thị Lệ trao bằng khen đến c
ác tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập
và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh,
giai đoạn 2021-2024. Ảnh: THUẬNVĂN
nếu còn đau đáu
Chủ tịchHồ Chí Minh
(giữa),
Đại tướng, Tổng tư lệnh
VõNguyênGiáp
(bìa phải)
và các đồng chí
trong Bộ Chỉ huy chiến dịchĐiện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Ý Kiến
GS-TS
MẠCH QUANG THẮNG
,
giảng viên cao cấp
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh:
Dùng cán bộ theo cách của Bác
Bác Hồ dùng người là chọn cho đúng, muốn chọn
đúng thì nhiều cách, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
của từng việc, từng người.
Bác Hồ ngày xưa chọn người là tự mình quan sát, tự
mình nghe người ta nói, tự mình đi kiểm tra, giới thiệu.
Nhờ vậy mà Bác chọn ông Trần Duy Hưng làm chủ
tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội, chọn ông Nguyễn Văn
Huyên làm bộ trưởng Bộ Giáo dục đều trúng cả.
Theo tôi, học Bác, việc thứ nhất là chọn cho trúng,
mình tự mà nhìn, dựa vào quan sát, dựa vào người này
nói, người kia thông tin, dựa vào kiểm tra trực tiếp chứ
nghe báo cáo không là không được.
Cách thứ hai để đề bạt mà bố trí cho đúng là không chỉ
dựa vào bằng cấp. Bác tìm hiểu từng người, cả hiện tại
và quá khứ và triển vọng sắp tới.
Người ta làm vào vị trí đó rồi phải kiểm tra, động viên,
kiểm soát. Kiểm tra mà có sai sót thì tùy từng mức độ
mà sửa cho người ta theo hướng nhân văn.
Cách phê bình của Bác, chúng ta cũng phải học tập.
Mục đích của phê bình là để cho “phần tốt trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần
đi”. Phê bình phải có văn hóa. Năm 1966 Bác bổ sung
vào di chúc câu “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau”.
Dùng cán bộ, đề bạt cán bộ theo cách của Bác là
được cả.
Cử tri
TRẦN VIỆT TRUNG
,
TP Thủ Đức:
Cần có tinh thần cầu tiến
Tôi nhớ Bác Hồ từng có lời răn rằng cán bộ mà không
biết thì phải hỏi, không nên tự ti và tôi cho rằng cán bộ
ngày nay cần học Bác như thế. Ta cứ mạnh dạn hỏi và
làm, với tinh thần học hỏi và cầu tiến thực sự. Khi có đủ
niềm tin và tri thức, bản lĩnh được rèn giũa thì tự khắc sẽ
tự soi rọi con đường đi của mình.
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có lẽ là vấn đề
của mọi thời đại. Làm sai thì phải trả giá là điều đương
nhiên. Nhưng tôi mong rằng chúng ta sẽ không phải xử
lý nhiều cán bộ cấp cao như thời gian vừa qua nữa.
Tôi luôn kỳ vọng cán bộ có tố chất, bản lĩnh, có tâm và
có tài.
Cử tri
TRẦN CANH
,
TP Thủ Đức:
Phải đặt đạo đức lên trên hết
Vừa qua hàng loạt cán bộ cấp cao bị xử lý liên quan
đến tham nhũng, chứng tỏ sự cương quyết trong xử lý
cán bộ nhưng về lâu dài cần một giải pháp cụ thể hơn để
phòng ngừa tệ nạn tham nhũng, tiêu cực ngay từ đầu.
Đạo đức và trách nhiệm của cán bộ vẫn là câu chuyện
dài, không chỉ ở cấp cơ sở mà nay còn ở cấp lãnh đạo,
quản lý.
Trong bối cảnh như hiện nay, có lẽ đạo đức và cái tâm
của mỗi người cán bộ cần được đặt lên trên hết. Phải lấy
đó để tự soi rọi lại mình…
V.THỊNH - T.TUYỀN
ghi
càng phải bỏ qua tư lợi chủ nghĩa cá nhân, không để bị
lôi kéo bởi những lợi ích riêng gắn liền với những công ty
“sân sau”, làm tổn hại đến những nguồn lực phát triển của
đất nước.
Không chỉ vậy, tinh thần “dĩ công vi thượng” còn phải
trở thành nguyên tắc để người cán bộ, đảng viên đưa ra
những quyết sách đối với ngành, lĩnh vực, địa phương mà
mình phụ trách.
Một chính sách, một quyết định nào đó khi ban hành phải
xét đến đầu tiên là lợi ích của nhân dân được đáp ứng đến
đâu, bị ảnh hưởng như thế nào chứ không phải là mình được
gì, nhóm lợi ích của mình được gì, gia đình của mình được
gì.
Chỉ khi đó thì người cán bộ mới có thể phục vụ nhân dân
hết mình, khai thác hết các nguồn lực, không có chuyện tính
toán tư lợi để bòn rút nguồn lực quốc gia, công quỹ, sức
mạnh của tập thể vào túi riêng.
“Dĩ công vi thượng” còn là yếu tố quyết định để hình
thành phong cách lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên. Vì
chỉ khi lấy việc công làm trọng, người cán bộ mới thực sự
chấp hành và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trong lãnh
đạo, quản lý như nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình
và phê bình.
Từ đó sẽ tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết, ổn định, ngăn
chặn được lợi ích nhóm, chủ nghĩa cá nhân đan xen, lồng
ghép vào các quyết định của cấp ủy, chính quyền cũng như
phát huy được trí tuệ tập thể và sự đồng lòng của đội ngũ
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
“Dĩ công vi thượng”, đó là vì hạnh phúc chung của
người dân, của quốc gia, của tập thể để cùng nhau làm
việc, tạo ra công bằng và cùng nhau phát triển; đưa đất
nước ngày một phồn vinh, hạnh phúc…
TS
THẠCHKIMHIẾU
, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng
Học viện Cán bộ TP.HCM
HỒ CHÍ MINH (19 - 5 - 1890 – 19 - 5 - 2024)
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook