8
Đô thị -
ThứBảy18-5-2024
Gấp rút bổ sung cát chodựánvànhđai 3TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo định kỳ gửi Bộ GTVT
về các dự án giao thông ở TP.HCM. Đáng chú ý, các mốc
tiến độ dự án đường vành đai 3 TP.HCM, khó khăn của dự
án cũng được TP.HCM kiểm soát và đưa ra các kiến nghị.
Hiện nay, dự án đường vành đai 3 đã hoàn thành công
tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán 10/14
gói thầu xây lắp chính. Bốn gói thầu phục vụ vận hành khai
thác đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt, dự kiến bắt
đầu triển khai vào cuối năm 2024 theo tiến độ thực hiện các
gói thầu xây lắp chính.
Sở GTVT cho biết tổng nhu cầu vật liệu cát đắp nền
đường dự kiến khoảng 7,1 triệu m
3
, trong đó năm 2024
cần khoảng 4,7 triệu m³. Để đảm bảo nguồn vật liệu cho
dự án đường vành đai 3, TP.HCM đã có buổi làm việc với
các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang để thống nhất
danh sách và kế hoạch triển khai khảo sát, lấy mẫu thí
nghiệm, đánh giá chất lượng các mỏ, làm cơ sở để đề xuất
báo cáo UBND TP.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có
cuộc họp tại tỉnh Vĩnh Long, trong đó đề nghị các tỉnh
(Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre) đẩy nhanh tiến độ các
thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác khoáng sản và chủ
trương cung cấp cho dự án, hoàn thành trước ngày 15-6.
Sở GTVT cho biết tiến độ thực hiện hai dự án thành phần
đường vành đai 3 trên địa bàn TP.HCM cơ bản đáp ứng yêu
cầu của Chính phủ. Mặc dù các nhà thầu đã rất nỗ lực để
tìm kiếm các nguồn vật liệu cát đắp nền đường, tuy nhiên
khối lượng cát huy động về công trường chưa đáp ứng nhu
cầu của dự án.
Ban giao thông đang tiếp tục đôn đốc các nhà thầu tập
trung, khẩn trương tìm kiếm thêm các nguồn cát san lấp để
đưa về công trường phục vụ thi công trong tháng 5, tháng
6-2024 và các giai đoạn tiếp theo. Chủ đầu tư đang phối
hợp với tổ công tác vật liệu, tổ công tác liên ngành Chính
phủ và các địa phương đẩy nhanh tiến độ cung cấp cát san
lấp cho dự án đường vành đai 3 TP.HCM.
Đến nay tuy các địa phương Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến
Tre mặc dù đã có chủ trương hỗ trợ, cấp cát đắp nền đường
cho dự án đường vành đai 3. Tuy nhiên, khó khăn, vướng
mắc lớn nhất hiện nay là phải đẩy nhanh tiến độ triển khai
và hoàn thành các thủ tục liên quan để các địa phương có
thể sớm cung cấp cát đắp nền đường cho dự án.
Theo kế hoạch của các tỉnh, sớm nhất đến tháng 6 mới
hoàn thành xong các thủ tục liên quan. Khi đó các nhà thầu
mới có thể tiếp cận mua thương mại để cung cấp cát về cho
dự án đường vành đai 3.
Bên cạnh đó, việc khảo sát nguồn cát Campuchia vẫn cần
thêm thời gian mới có thể hoàn thành. Trước thực trạng trên,
Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT để đề nghị UBND các tỉnh
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang hỗ
trợ, chia sẻ nguồn vật liệu cát đắp nền đường từ các mỏ cát
của tỉnh để cung cấp cho dự án đường vành đai 3.
Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tre,
Tiền Giang) đẩy nhanh tiến độ các thủ tục gia hạn, cấp phép
khai thác khoáng sản và thực hiện các cơ chế đặc thù của
Chính phủ để kịp thời cung cấp vật liệu cho dự án vào tháng 5.
TP cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan
sớm ban hành quy trình, quy chuẩn sử dụng cát biển phục
vụ đắp nền đường các dự án đường vành đai 3, cao tốc để
góp phần tháo gỡ khó khăn trong vấn đề vật liệu cho các
dự án này.
ĐÀO TRANG - KIÊN CƯỜNG
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế
Tại buổi ra mắt, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân
hàng Nhà nước, đánh giá: Phương thức thanh toán an toàn, thuận tiện,
vượt trội cho người dùng.
Sựhiệndiện của phương thức thanh toán“một chạm- bốn không”trên xe
buýt vừa an toàn, vừa phù hợp với thói quen của đa số người dùng. Trong
tương lai sẽ phát triển sang các phương tiện giao thông công cộng khác.
“Với nhữngnỗ lựcđó, chúng tôimuốnkhuyếnkhíchngười dân tăngcường
sử dụng giao thông công cộng, đặc biệt xe buýt. Đây sẽ là trải nghiệmmới
mẻ, phù hợp với xu thế hiện đại, hy vọng sẽ thúc đẩy phương thức thanh
toán khôngdùng tiềnmặt, thuận tiện chongười dân”- ông LêAnhDũngnói.
NHƯNGỌC -ĐÀOTRANG
H
ành khách có thể “chạm” thẻ
ngân hàng, ví điện tử để trả tiền
vé khi đi ba tuyến xe buýt số
01, 43 và 64 ở TP.HCM. Đây là dự
án đầu tiên của TP.HCM trong việc
áp dụng công nghệ thanh toán thông
minh và đang được triển khai trên ba
tuyến xe buýt này. Sáng 17-5, công
nghệ thanh toán một chạm bằng thẻ
EMVContactless trên xe buýt tại Việt
Namđã chính thức ramắt tạiTP.HCM.
Xóa đi nỗi lo quên tiền mặt
Sự kiện ra mắt thanh toán tiền xe
buýt tự động sáng 17-5 đã thu hút
đông đảo người dân, học sinh, sinh
viên tham gia. Nhiều hành khách
bày tỏ sự háo hức khi trải nghiệm
thanh toán “một chạm - bốn không”
(không tiền mặt, không mua vé giấy,
không chờ đợi, không mở thẻ mới)
trên xe buýt.
Bạn Trần Ngọc Cát Phương, sinh
viên một trường ĐH tại TP.HCM,
tham dự sự kiện cho biết: Việc thanh
toán không tiềnmặt đã xóa đi “nỗi sợ”
quên chuẩn bị tiền lẻ của sinh viên
nói riêng và người dân nói chung.
Theo nữ sinh viên, công nghệ này
nên được áp dụng rộng rãi, phủ rộng
khắp TP để tạo sự thuận lợi, khuyến
khích người dân sử dụng phương tiện
giao thông công cộng.
Trong khuôn khổ lễ ra mắt, bà
Phan Thị Ngân, Giám đốc Công
ty TNHH OneFin Việt Nam, nhận
định hệ thống thanh toán tự động
trên xe buýt là giải pháp mở, linh
hoạt, có thể sử dụng bất kỳ phương
tiện thanh toán nào để thanh toán mà
không gặp trở ngại. Ngoài ra, công
nghệ này ứng dụng chip bảo mật, cải
thiện chất lượng, tốc độ, thuận tiện
tối đa cho người dùng.
Ngoài ra, việc ra mắt giải pháp
thanh toán giao thông công cộng mới
3 tuyến buýt ở
TP.HCM áp dụng
“1 chạm, 4 không”
Không tiềnmặt, khôngmua vé giấy, không chờ đợi, khôngmở thẻ
mới. “Bốn không” này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hành khách đi xe
buýt tại TP.HCM.
bằng thẻ ngân hàng gắn chip EMV
giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm
cho người dân. Từ đó mang đến giải
pháp thanh toán liền mạch, tinh gọn,
xuyên suốt từ giao thông - trường
học - mua sắm - tiêu dùng…
“Tôi kỳ vọng đây sẽ là bước tiến
quan trọng trong việc áp dụng các
giải pháp thanh toán hiện đại, an toàn
và tiện lợi. Từ đó góp phần thúc đẩy
nền kinh tế số và thương mại điện tử
tại Việt Nam nói chung và TP nói
riêng, từng bước tiến tới TP thông
minh trong một chạm” - bà Ngân
nhấn mạnh.
Theo bà Ngân, phương thức thanh
toán không tiền mặt mang nhiều
ưu điểm vượt trội so với hình thức
truyền thống như tự động vận hành,
tự động thanh toán theo chi phí cài
đặt trước. Điều này giúp người dân
thanh toán nhanh chóng chỉ trong
một chạm, không cần phát hành
thẻ mới.
“Giải pháp này chấp nhận rộng rãi
mọi hình thức thanh toán qua thẻ, ví
điện tử nhưApple Pay, Samsung Pay,
Google Pay và qua các thiết bị thông
minh. Điều này không chỉ tạo thuận
tiện tối đa cho người dùngmà còn góp
phần giảm thiểu các giao dịch tiền
mặt, hướng tới một cộng đồng xanh
hơn và hiện đại hơn” - bà Ngân nói.
Đã thí điểm trên 38/90
tuyến xe buýt trợ giá
Tại buổi ra mắt, ông Phan Công
Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT
TP.HCM, cho biết trong những năm
qua, TP.HCM đã triển khai đề án
xây dựng TP.HCM trở thành đô thị
thông minh giai đoạn 2017-2020,
tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó,
TP định hướng phát triển hệ thống
vận tải hành khách công cộng chất
lượng cao, xuyên suốt với vé điện
tử liên thông.
Bên cạnh đó, TP đang triển khai
vé thông minh trong hệ thống vận
tải hành khách công cộng, đảm bảo
áp dụng trên 100% số tuyến xe buýt
vào năm2025. Việc áp dụng hệ thống
vé điện tử là cơ sở để TP triển khai
các chính sách giá vé liên thông, linh
hoạt như chuyển tuyến, giảm giá…
Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị
liên quan thực hiện thí điểm thanh
toán tự động trên 38/90 tuyến xe
buýt trợ giá (chiếm tỉ trọng 42,2%
số tuyến xe buýt có trợ giá của hệ
thống), hoàn toàn sử dụng nguồn
vốn doanh nghiệp. Trung tâm Quản
lý giao thông công cộng TP đã phối
hợp với các đơn vị liên quan để triển
khai hệ thống thanh toán tự động trên
26 tuyến xe buýt với gần 500 xe.
Ở phạm vi lần này sẽ mở rộng ra
nhiều tuyến, số lượng xe áp dụng
nhiều hơn và hình thức thanh toán
mở rộng, có thể thanh toán qua điện
thoại dễ dàng. Đến nay, Công ty CP
OneFin Việt Nam đã triển khai chính
thức trên ba tuyến (01, 43, 65) với
38 xe. Dự kiến thực hiện tiếp cho hai
tuyến 65, 152 trong tháng 6-2024.•
Hành khách trải nghiệmthanh toán không tiềnmặt trên xe buýt ngày 17-5. Ảnh: ĐÀOTRANG
“TP.HCMđang triển khai
vé thôngminh trong hệ
thống vận tải hành khách
công cộng, đảmbảo áp
dụng trên 100% số tuyến
xe buýt vào năm2025.”
Tổngnhucầuvậtliệucátđắpnềnđườngdựkiếnkhoảng7,1triệum
3
,
năm2024cầnkhoảng4,7triệum
3
.Ảnh:HOÀNGGIANG