105-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy 18-5-2024
Chuyên gia hiến kế ổn định thị
trường vàng, phục hồi tăng trưởng
Các chuyêngiađã cónhiềuýkiếnđónggópnhằmổnđịnh thị trường vàng, giữvững vĩmô, phụchồi tăng trưởng.
MINHTRÚC
N
gày 17-5, phát biểu tại “Tọa
đàm chính sách: Ổn định thị
trường vàng, giữ vững vĩ mô
tạo đà phục hồi trong bối cảnh bất
định”, PGS-TS Nguyễn Anh Thu,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh
tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận
định năm 2023 là một năm sóng
gió đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, bức tranh tăng trưởng
kinh tếViệt Nam2024 được kỳ vọng
sẽ chuyển biến tích cực, tiềm năng
phát triển trong trung dài hạn, bởi
GDP quý I tăng 5,66%, cao hơn tốc
độ tăng của các năm 2020-2023.
Để thị trường điều tiết
giá vàng
“Vàng không có gì ghê gớm nên
để thị trường điều tiết” - TS Lê
Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng
Tư vấn chính sách tài chính, tiền
tệ Quốc gia, phát biểu tại tọa đàm.
Theo ông Nghĩa, trên thế giới
coi vàng là một loại hàng hóa rất
bình thường. Trái với Việt Nam,
vàng trở nên “ghê gớm” và không
ít thời điểm chúng ta hoảng loạn vì
vàng. Trong khi nỗi lo “vàng hóa”
chỉ xảy ra khi vàng được gửi vào
các ngân hàng thương mại, khi đó
“tiền sẽ đẻ ra tiền”.
Trong giai đoạn trước đây, giá
vàng trong nước và thế giới không
có sự chênh lệch lớn, bao gồm cả
vàng miếng SJC. Tuy nhiên, từ năm
2020 đến nay, khoảng cách giá vàng
trong nước và thế giới ngày càng gia
tăng và hết sức vô lý. Ông Nghĩa
đặt vấn đề có phải do chênh lệch
cung cầu hay không? Hay do các
tác động khác khi vẫn còn chính
sách độc quyền vàng miếng SJC,
độc quyền xuất nhập khẩu vàng?...
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc
không có nguồn cung, phần nào đã
tạo ra sự chênh lệch giá. Bên cạnh
đó, trong bối cảnh các kênh đầu
tư trở nên khó khăn hơn, lãi suất
tiết kiệm thấp, việc đầu tư vàng là
kênh mà người dân lựa chọn, đẩy
nhu cầu tăng cao.
Đồng quan điểm, GS-TS Hoàng
Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy
viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách
của Quốc hội, cho rằng thị trường
vàng trong nước đang tách biệt quá
xa so với thị trường thế giới. Việc
Nhà nước độc quyền xuất nhập
khẩu, kinh doanh vàng miếng dẫn
đến sự tách biệt đó càng lớn hơn.
Theo ủy viên Ủy ban Tài chính -
Ngân sách của Quốc hội, việc nhãn
hiệu vàng SJC được Nhà nước độc
quyền, bảo hộ khiến người dân yên
tâm hơn nên việc lựa chọn giao
dịch loại vàng này là điều dễ hiểu,
trong khi nguồn cung hạn chế dẫn
đến giá tăng.
Ông Cường cũng nêu nghịch lý
là dù Ngân hàng Nhà nước tổ chức
đấu thầu nhưng giá vàng vẫn tăng
vọt. Từ kết quả này, vị đại biểu
này cho rằng giải pháp đấu thầu
đã không đạt mục tiêu hạ nhiệt giá
vàng trong nước.
Việc lấy giá thị trường trong nước
làm giá tham chiếu cho các phiên
đấu thầu là chưa phù hợp, bởi giá
vàng trong nước luôn cao hơn thế
giới. Do đó, khó có thể kéo giá
trong nước đi xuống.
Để việc đấu thầu đạt mục tiêu,
ông Cường cho rằng Ngân hàng
Nhà nước cần nghiên cứu để lấy
giá vàng thế giới, cộng với các loại
thuế, phí cho ra giá tham chiếu.
Doanh nghiệp gặp
khó khăn, ngân hàng
vẫn sinh lời
Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, trong bốn tháng đầu
năm 2024, số doanh nghiệp (DN)
rút khỏi thị trường là 86.400, tăng
12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Từ số liệu trên, tại tọa đàm đối thoại
chính sách, TS Nguyễn Quốc Việt,
nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu kinh tế và chính sách (VEPR),
nhấn mạnh sức khỏe của DN đang
rất đáng báo động, vì vậy số lượng
DN rút khỏi thị trường đang có xu
hướng gia tăng.
Trong khi đó, tín dụng có dấu
hiệu “đông cứng” khi tăng trưởng
tín dụng quý I thấp nhất trong 10
năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ
rất thấp. “Nhu cầu tín dụng của các
DN chưa tăng mạnh do hiệu suất
kinh doanh giảm, DN cắt giảm các
khoản vay” - nhóm nghiên cứu của
VEPR nêu.
Không chỉ những khó khăn từ
môi trường bên ngoài, nội lực của
DN Việt Nam cũng chưa được cải
thiện khi quy mô và tuổi thọ của
DN cũng giảm dần.
“Năng lực cạnh tranh của các
DN trong nước yếu kém, họ cũng
gặp khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn và thị trường. Đây là
những vấn đề đáng báo động, sẽ
tác động tiêu cực đến nền kinh tế
trong trung và dài hạn. Hơn thế,
nó phản ánh sự thiếu hụt các động
Tiếp tục giảm thuế VAT
VEPR đưa ra các khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tếViệt Nam
từ nay tới cuối năm. Đó là tăng cường giải ngân đầu tư công để bảo đảm
đúng tiến độ và tập trung; ưu tiên các chính sách và cải cách nhằm tháo
gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho các DN.
Do động lực tiêu dùng nội địa còn yếu, cần tiếp tục giảm thuế VAT
trong năm2024 và cân nhắcmở rộng thêmđối tượng áp dụng, bảo đảm
hài hòa, hiệu quả trong mục tiêu tăng trưởng tín dụng hỗ trợ sản xuất,
kinh doanh. Đồng thời, nâng caomức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế
và của các DN Việt Nam. Hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia,
thúc đẩy các yếu tố tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế số.
Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các doanh nghiệp,
hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn TP.HCM về tiếp tục
đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính
tiền năm 2024.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Cục phó Cục Thuế TP.HCM,
cho biết Cục Thuế sẽ chủ trì phối hợp với các sở, ban
ngành để thực hiện tốt một số nhiệm vụ khi triển khai hóa
đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Cục Thuế TP.HCM sẽ phối hợp với các cơ quan liên
quan để triển khai các giải pháp nhằm chống thất thu
ngân sách nhà nước. Trong đó, tập trung vào khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh, trọng tâm là lĩnh vực kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng
bán lẻ ít lấy hóa đơn như ăn uống, nhà hàng, khách sạn,
kinh doanh vàng bạc…
Cục Thuế TP sẽ triển khai chuyên đề rà soát, xử lý vi
phạm đối với các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn
điện tử kịp thời cho người mua theo quy định.
“Theo đó, đơn vị kinh doanh vàng bạc hay các lĩnh vực
trên nếu vi phạm không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt
hành chính hoặc thu hồi giấy phép, tùy mức độ vi phạm
theo quy định của pháp luật” - ông Nguyễn Tiến Dũng
chia sẻ thêm.
QUANG HUY
lực tăng trưởng mạnh mẽ, nếu kéo
dài sẽ có nguy cơ suy thoái” - ông
Việt lưu ý.
“ViệtNamcần cónhữngbiệnpháp
mạnh mẽ để kích thích đầu tư, tiêu
dùng trong nước, đồng thời nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, hướng đến phát triển kinh
tế bền vững trong tương lai” - nhóm
nghiên cứu của VEPR nhấn mạnh.
Theo báo cáo của VEPR, có một
nghịch lý là trong khi DN và người
dân khó khăn thì bức tranh ngân
hàng lại rất khác biệt khi vẫn duy
trì mức sinh lời cao từ hoạt động
cho vay.
Khi đại dịch COVID-19 ập đến
vào năm 2020, gần như ngay lập
tức chính sách tiền tệ được nới
lỏng bằng định hướng hạ lãi suất
nhằm hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên,
các ngân hàng lại giảm lãi suất
huy động nhanh hơn so với lãi suất
cho vay khiến cho biên lãi thuần
(NIM - thước đo mức sinh lời của
hoạt động cho vay) tăng.
Hai năm sau dịch COVID-19,
NIMcủa các ngân hàng vẫn còn cao
hơn so với khoảng thời gian trước
dịch. Một lý do mà các ngân hàng
giải thích cho việc này là các hợp
đồng cho vay thường có kỳ hạn dài
hơn hợp đồng tiền gửi tiết kiệm nên
biến động lãi suất sẽ có ảnh hưởng
chậm hơn tới lãi suất cho vay.
“Xét về bản chất kỳ hạn thì điều
này đúng. Tuy nhiên, đến giờ đã
qua bốn năm kể từ khi lãi suất được
định hướng giảm thì có lý do gì mà
lãi suất cho vay chưa giảm tương
xứng với mức giảm lãi suất huy
động” - TS Nguyễn QuốcViệt nhấn
mạnh rất cần có sự mổ xẻ sâu hơn.•
Các chuyên gia cho rằng trong khi DN khó khăn chồng chất, ngân hàng vẫn báo lãi làmột nghịch lý. Ảnh: MINHTRÚC
“Vàng không có gì ghê
gớm nên để thị trường
điều tiết” - TS Lê Xuân
Nghĩa, thành viên Hội
đồng Tư vấn chính sách
tài chính, tiền tệ Quốc gia,
phát biểu tại tọa đàm.
Cục Thuế TP.HCMsẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát,
xử lý vi phạmđối với các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn
điện tử kịp thời cho người mua hàng. Ảnh: QH
Kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook