6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy18-5-2024
GĐTP Sài Gòn (hoạt động trong
lĩnh vực tài chính). Ngoài ra còn
có sáu tổ chức GĐTP theo vụ việc
trong lĩnh vực xây dựng, xe cơ giới,
khoa học và công nghệ.
Qua thống kê cho thấy từ ngày
1-1-2018 đến ngày 30-6-2023, tổng
số vụ việc giám định trong các trong
lĩnh vực là 124.280 vụ việc. Năm
2023, TP.HCM đã chi bồi dưỡng
cho người làm công tác GĐTP gần
2,5 tỉ đồng.
Phó giám đốc Sở Tư pháp
TP.HCM cho biết thông qua công
tác quản lý nhà nước về GĐTP,
UBND TP nhận thấy có những
khó khăn, vướng mắc: Phạm vi
các lĩnh vực được phép thành lập
văn phòng GĐTP còn hẹp, điều
kiện thành lập văn phòng GĐTP
không khả thi. Cụ thể, không
cho giám định viên tư pháp là
cán bộ, công chức, viên chức, sĩ
quan quân đội, sĩ quan Công an
nhân dân…
Quy định về các trường hợp miễn
nhiệm giám định viên tư pháp chưa
phù hợp với thực tế (giám định viên
tư pháp nghỉ hưu, nghỉ việc thì miễn
nhiệm, muốn thành lập văn phòng
phải thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại).
Điều này dẫn đến khó khăn không
có nguồn giám định viên để thực
hiện chủ trương xã hội hóa hoạt
động GĐTP…
Cần chính sách đãi ngộ để
thu hút chuyên gia giỏi
Từ những thực tế nêu trên, UBND
TP.HCM có một số đề xuất, kiến
nghị. Theo đó, UBND TP.HCM
kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp
với các bộ, ngành nghiên cứu, bổ
sung, hoàn thiện các quy định về
việc thành lập văn phòng GĐTP,
việc miễn nhiệm giám định viên
tư pháp.
Đồng thời, ban hành các quy
trình thống nhất trong thực hiện
giám định, bổ sung quy định về
cơ chế phối hợp giám định của các
cơ quan chuyên môn đối với các
vụ việc yêu cầu giám định nhiều
lĩnh vực.
UBND TP.HCM cũng kiến
nghị Bộ Tài chính phối hợp với
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành
nghiên cứu, có cơ chế ưu đãi để
khuyến khích các nguồn lực xã
hội đầu tư vào hoạt động GĐTP;
xây dựng chế độ đãi ngộ tương
xứng để thu hút chuyên gia giỏi
trên các lĩnh vực tham gia vào
hoạt động GĐTP.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây
dựng cơ chế cho phép các cơ quan,
tổ chức, giám định viên tư pháp thuê
các doanh nghiệp thẩm định giá để
thực hiện GĐTP…
Hội nghị đã đánh giá toàn diện
kết quả, tồn tại, hạn chế, xác định
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,
từ đó đưa ra chín giải pháp, ba kiến
nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung Luật GĐTP.
NGUYỄNHIỀN
N
gày 17-5, Bộ Tư pháp tổ chức
Hội nghị toàn quốc tổng kết
thi hành Luật Giám định tư
pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục
đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động GĐTP theo hình thức trực
tuyến tại 64 điểm cầu.
Điều kiện thành lập
văn phòng giám định
không khả thi
Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM,
ông Phan Thanh Tùng (Phó Giám
đốc Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết
hằng năm số lượng án phải giải
quyết của TP.HCM nhiều nhất cả
nước, tính chất và mức độ của từng
loại án cũng rất phức tạp. Điều này
dẫn đến nhu cầu trưng cầu GĐTP
để phục vụ cho việc điều tra, truy
tố, xét xử, giải quyết các vụ án trên
địa bàn là rất lớn.
Cũng theo ông Tùng, tại TP.HCM
hiện có Trung tâm Pháp y thuộc Sở
Y tế TP, Phòng Kỹ thuật hình sự
thuộc Công an TP và Văn phòng
Ông Phan Thanh Tùng (PhóGiámđốc Sở Tư pháp TP.HCM) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NH
Giámđịnh
tư pháp còn
nhiều bất cập
Thông qua công tác quản lý nhà nước về
giámđịnh tư pháp, UBNDTP.HCMnhận
thấy còn nhiều khó khăn, vướngmắc cần
tháo gỡ.
Đồng thời, Bộ Tư pháp có năm
đề xuất, kiến nghị Chính phủ đối
với Đề án 250, nhằm tiếp nối, phát
huy những kết quả đã đạt được
trong việc đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động giám định đáp
ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố
tụng trong thời gian tới.•
Luật GĐTP được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20-6-2012, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1-1-2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật GĐTP có hiệu lực từ ngày 1-1-2021.
Thực hiện Luật GĐTP, trong thời gian qua các bộ, ngành, địa phương
đã tăng cường bổ nhiệmgiámđịnh viên tư pháp. Đến nay cả nước có 580
tổ chức GĐTP, đã thực hiện 1.039.615 vụ việc ở các lĩnh vực chủ yếu theo
trưng cầu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
VKS rút kinh nghiệm 1 vụ lừa đảo
chiếm đoạt hơn 96 tỉ đồng
VKSND Cấp cao tại Hà Nội vừa ban hành thông báo rút
kinh nghiệm vụ án Nguyễn Lê Giang và Đàm Thị Quyên
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, Giang đưa ra thông tin về việc bản thân
mình có thể mua được đất tại các mặt bằng quy hoạch trên
địa bàn TP Thanh Hóa với giá thấp hơn giá thị trường để
nhiều môi giới bất động sản và các cá nhân tin tưởng, đưa
tiền đặt cọc mua đất.
Trên thực tế, Giang không có khả năng mua được đất tại
các mặt bằng quy hoạch như đã hứa nhưng vẫn làm hợp
đồng và nhận tiền, sử dụng vào mục đích tiêu dùng và trả
nợ cá nhân với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 96 tỉ đồng.
Để thực hiện hành vi của mình, Giang đã liên kết với
Đàm Thị Quyên, Lê Thị Hồng (mẹ Giang) và hai người
nữa làm hợp đồng mua bán đất và thu tiền của những
người có nhu cầu mua đất...
Xử sơ thẩm hồi tháng 2-2023, TAND tỉnh Thanh Hóa
đã tuyên phạt Giang tù chung thân về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức; Quyên 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc Giang trả tiền cho bị
cáo Quyên, người liên quan và bị hại trong vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND Cấp cao tại
Hà Nội đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra
lại liên quan tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do có dấu hiệu
bỏ lọt tội phạm và được HĐXX chấp nhận.
Theo VKSND Cấp cao tại Hà Nội, bà Hồng có dấu hiệu
đồng phạm với Giang
để chiếm đoạt tiền của
các bị hại... Tòa sơ thẩm
đã nhiều lần trả hồ sơ để
điều tra bổ sung và kiến
nghị trong bản án làm
rõ vai trò của bà Hồng
nhưng cơ quan điều tra,
VKS chưa điều tra, giải
quyết theo pháp luật.
Bên cạnh đó, một số
người trực tiếp bị thiệt
hại bởi hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại được tòa sơ
thẩm xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Những người này phải được xác định là bị hại theo khoản
1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự để giải quyết vấn đề
bồi thường thiệt hại trong cùng vụ án.
Trong quá trình điều tra, những người bị thiệt hại khai
còn có hai người đưa ra thông tin gian dối, cung cấp hồ sơ
quy hoạch tại các mặt bằng trên địa bàn TP Thanh Hóa,
còn dẫn những người nộp tiền đến xem mặt bằng.
Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm chưa điều tra
làm rõ hành vi nhận tiền của hai người này có yếu tố đồng
phạm giúp sức hay không mà lại tách ra để giải quyết khi
có tin báo tố giác tội phạm là trái quy định về tách vụ án.
Bên cạnh đó, vụ án có 31 bị hại và 47 người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan bị chiếm đoạt hơn 96 tỉ đồng, là số
tiền đặc biệt lớn. Bị cáo Giang khai đã trả nợ và tiêu xài
hết số tiền này.
Tuy nhiên, quá trình điều tra không làm rõ Giang đã sử
dụng tiền để trả nợ cho ai, tiêu xài vào việc gì để có biện
pháp thu hồi tài sản là điều tra chưa đầy đủ, xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
YẾN CHÂU
Bắt người giả danh trung úy quân đội
lừa đảo
Ngày 17-5, VKSND TP Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết đã
phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh
bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng (22
tuổi, ngụ TP Tuy Hòa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra ban đầu, để có tiền tiêu xài cá
nhân, Dũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người
khác bằng cách tự giới thiệu mình là trợ lý quân lực thuộc
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên.
Dũng “nổ” quen biết với lãnh đạo các đơn vị, có thể làm
hồ sơ thủ tục chuyển những thanh niên tham gia nghĩa vụ
quân sự ở các đơn vị ngoài tỉnh Phú Yên về các đơn vị
trong tỉnh.
Để tạo lòng tin, Dũng lên mạng xã hội đặt mua đồ sĩ
quan quân đội, cấp bậc hàm trung úy, bảng tên Nguyễn
Văn Dũng và mặc đồ sĩ quan khi gặp mọi người.
Sáng 7-5, Dũng hẹn gặp bà PTC tại quán cà phê ở TP
Tuy Hòa để nhận làm hồ sơ thủ tục chuyển con trai bà
này đang thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Quảng Nam về
thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Phú Yên với số tiền 15
triệu đồng.
Dũng đang nhận tiền thì bị công an bắt quả tang. Dũng
khai nhận trước đó đã thực hiện trót lọt bảy vụ lừa đảo,
chiếm đoạt 119 triệu đồng.
XUÂN HOÁT
BịcáoNguyễnLêGiangtạiphiêntòaxét
xửsơthẩm.Ảnh:ĐT
UBND TP.HCM kiến
nghị có cơ chế ưu đãi để
khuyến khích các nguồn
lực xã hội đầu tư vào hoạt
động giám định tư pháp,
xây dựng chế độ đãi ngộ
tương xứng để thu hút
chuyên gia giỏi trên các
lĩnh vực tham gia.