110-2024 - page 16

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Sáu24-5-2024
DƯƠNGKHANG
C
hiến sự Nga - Ukraine
những ngày gần đây “đỏ
lửa” khắp mọi mặt trận
song đáng chú ý nhất là tại
tỉnh Kharkiv - nơi Moscow
mở cuộc tiến công từ hôm
10-5 và chiếm thêm nhiều
khu định cư tại đây.
Để đối phóNga, Tổng thống
UkraineVolodymyr Zelensky
tiếp tục nỗ lực dài hơi kêu gọi
phương Tây viện trợ thêm vũ
khí để tạo bước đột phá trên
chiến trường.
Giằng co quyết liệt
ở Kharkiv
QuânNgahoạtđộngrấtmạnh
ởmặt trậnKharkiv. Hôm21-5,
ông Vitaly Ganchev, lãnh đạo
cơ quan quản lý quân sự - dân
sự tỉnh Kharkiv do Nga bổ
nhiệm, nói rằng quân Nga đã
tiến khá sâu vào tuyến phòng
thủ của Ukraine, đặc biệt là
giànhđược40%TPVovchansk,
vốn là điểm giao tranh nóng ở
tỉnh này, hãng thông tấn
TASS
dẫn lời ông Ganchev.
PhíaUkraine thừa nhận tình
hình rất giannansongvềcơbản
vẫn nằm trong tầm kiểm soát
của các lực lượng Kiev. Hãng
thông tấn
Ukrinform
dẫn lời
ông Oleh Syniehubov - người
đứngđầu cơquanquản lýquân
sự khu vực Kharkiv rằng các
lực lượng Ukraine đang “cố
gắng giành lại từng ngôi nhà,
từng con phố”.
Trận đánh ởKharkiv diễn ra
giữa thời điểm Ukraine đang
thiếu hụt vũ khí và nhân lực
nghiêm trọng, trong khi đó
Nga lại áp đảo quân số và khí
tài gấp 10 lần trên chiến tuyến.
Trước tìnhhình trên, chia sẻvới
tờ
The New York Times
ngày
21-5, Tổng thống Zelensky
kêu gọi Mỹ và châu Âu thực
hiện “những bước đi táo bạo
Nhà lãnh đạo
Ukraine nhấn
mạnh đây chỉ là một
chiến thuật phòng
thủ thuần túy và sẽ
không tạo ra nguy cơ
giao tranh trực tiếp
giữa Mỹ và NATO
với quân đội Nga.
Ông Zelensky muốn NATO
bắn hạ tên lửa Nga, liệu có xảy ra?
Trước sự tấn công từNga, ông Zelensky đề nghị Washington cho phép sử dụng tên lửa củaMỹ bắn
các mục tiêu quân sự bên trong Nga vàmuốnNATO bắn tên lửa Nga bay vào Ukraine.
Phương Tây nhiều lần cảnh
báo nếu một nước NATO trở
thànhbên thamchiến, toànbộ
khối buộc phải kích hoạt Điều
5 Hiệp ước NATO về phòng
thủ tập thể, làmtăng khả năng
bùngnổxungđột quân sựgiữa
NATO và Nga.
Điện Kremlin: Kiev đã rơi vào trạng thái
"hoảng loạn hoàn toàn"
Tờ
The New York Times
ngày 22-5 đưa tin rằng giới chức Mỹ
đang thảo luận về khả năng cho phép Ukraine dùng vũ khí
Mỹ tấn công các địa điểm quân sự trên đất Nga - những nơi
Nga phóng tên lửa và lựu pháo đi tấn công Ukraine.
Đề xuất do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra sau
chuyến thăm Ukraine hồi tuần trước. Đề xuất hiện vẫn đang
trong giai đoạn hoàn thiện và không rõ có bao nhiêu quan
chức Mỹ tán thành.
Các quan chức thạo tin cho biết đề xuất vẫn chưa được
chính thức trình lên Tổng thống Mỹ Joe Biden - người luôn
giữ lập trường thận trọng và cho rằng việc cho phép này sẽ
có nguy cơ bùng phát “Thế chiến thứ ba”.
Trước đó, ngày 21-5, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry
Peskov nói rằng việc Ukraine yêu cầu phương Tây cho phép
sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất để tấn công
lãnh thổ Nga cho thấy Kiev đã rơi vào trạng thái “hoảng loạn
hoàn toàn” khi quân đội Nga tiếp tục tiến lên, đặc biệt ở
Kharkiv, theo đài
RT
.
Người phát ngôn điện Kremlin cho rằng vấn đề của quân
đội Ukraine là do phươngTây cung cấp vũ khí không ổn định.
Phía Ukraine chưa lên tiếng về bình luận của ông Peskov.
Binh sĩ
Ukraine
chuẩn bị
máy bay
không
người lái
khi chiến
đấu ở tỉnh
Kharkiv.
Ảnh:
GETTY
IMAGES
Ngày 22-5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
(TQ) Uông Văn Bân bình luận về vụ Philippines thay tư lệnh
liên quan cái gọi là thỏa thuận về “mô hình mới” giữa Manila
và Bắc Kinh ở bãi Cỏ Mây, theo cổng thông tin Bộ Ngoại
giao TQ (fmprc.gov.cn).
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Việc Philippines thay thế quan chức liên quan là bằng
chứng chính xác cho thấy TQ và Philippines đã đạt được
thỏa thuận về việc quản lý tình hình tại bãi Cỏ Mây” - ông
Uông nói. Đầu tháng này, Đại sứ quán TQ tại Manila công
bố một bản ghi âm cuộc gọi điện được cho là giữa Phó Đô
đốc Alberto Carlos, khi đó là chỉ huy Bộ Tư lệnh phía Tây
của Philippines, với một nhà ngoại giao TQ, tờ
South China
Morning Post
đưa tin.
Trong đoạn ghi âm, ông Carlos được cho là đã đồng ý với
thỏa thuận của nhà ngoại giao TQ liên quan nhiệm vụ tiếp tế
cho quân đội Philippines đóng tại chiến hạm cũ BRP Sierra
Madre ở bãi Cỏ Mây. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hoạt động
theo mô hình “1+1”, tức là Philippines sẽ chỉ triển khai một
tàu cảnh sát biển và một tàu tiếp tế cho chiến hạm này và TQ
cũng chỉ triển khai một tàu cảnh sát biển và một tàu đánh cá
tại khu vực.
Phía Philippines phủ nhận không có cái gọi là thỏa thuận
mô hình mới giữa hai bên ở bãi Cỏ Mây. Trước tình hình
trên, ngày 18-5, quân đội Philippines thông báo bổ nhiệm chỉ
huy mới cho Bộ Tư lệnh phía Tây. Theo đó, Chuẩn Đô đốc
Alfonso Torres Jnr sẽ thay thế ông Carlos giữ vị trí này.
DƯƠNG KHANG
TrungQuốc bình luậnvụPhilippines thay tư lệnh
liênquan“thỏa thuận” vớiBắcKinh
Phát ngôn viên
BộNgoại giao
TrungQuốcUông
Văn Bân trong
cuộc họp báo
ngày 22-5. Ảnh:
BỘNGOẠI GIAO
TRUNGQUỐC/X
hơn” để bảo vệ Kiev. Trong
đó, ông Zelensky đề nghị Mỹ
cho phép Ukraine sử dụng tên
lửa và các loại vũ khí khác của
Mỹ bắn các mục tiêu quân sự
bên trong Nga và đề xuất Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) đánh chặn
tên lửa Nga xâm nhập không
phận Ukraine. Nhà lãnh đạo
Ukraine nhấn mạnh rằng đây
sẽ chỉ làmột chiến thuật phòng
thủ thuần túy và sẽ không tạo
ra nguy cơ giao tranh trực tiếp
giữa Mỹ và NATO với quân
đội Nga.
Ông Zelensky cũng kêu gọi
liên minh NATO cung cấp
thêmmáy bay chiến đấu F-16,
hệ thống phòng không Patriot.
“Bắn hạ những gì đang bay
trên bầu trời Ukraine và cung
cấp cho chúng tôi vũ khí mà
chúng tôi có thể sử dụng để
chống lại lực lượngNga ở biên
giới” - tổng thốngUkraine nói
với tờ
The New York Times
.
Tiếp tục lập trường của
ông Zelensky, Ngoại trưởng
Ukraine Dmytro Kuleba kêu
gọi các nước phươngTây ủng
hộ Ukraine và đừng coi một
bước đi nhưvậy là “leo thang”.
“Không có lý lẽ pháp lý, an
ninh hay đạo đức nào cản trở
các đối tác của chúng tôi bắn
hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ
Ukraine. Nếu quý vị không
muốn làm điều đó thì chỉ cần
cung cấp cho chúng tôi tất cả
khí tài cần thiết. Chúng tôi
sẽ triển khai chúng trên lãnh
thổ Ukraine và tự mình đánh
chặn những tên lửaNga” - ông
Kuleba nói.
Phản ứng của
Mỹ và NATO
Về đề nghị từ ông Zelensky
muốn Mỹ cho phép Ukraine
sử dụng tên lửa và các loại vũ
khí khác của Mỹ bắn các mục
tiêu quân sự bên trong Nga,
Washington đã bác bỏ, theo
The New York Times
.
Về đề nghị NATO giúp
đánh chặn tên lửa Nga xâm
nhập không phận Ukraine,
theo trang Breaking Defense,
đây không phải lần đầu ông
Zelensky kêu gọi như vậy.
Hồi tháng 4, ông Zelensky đã
kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa
Nga lao về phíaUkraine. Tổng
thống Ukraine cho rằng hành
động này đơn giản là tương tự
những gì phương Tây đã thực
hiện với Israel, khi hỗ trợ Tel
Aviv bắn hạ các tên lửa vàmáy
bay không người lái của Iran.
Tuy nhiên, đại diện cấp cao
Liên minh châu Âu (EU) về
chính sáchđối ngoại và anninh
Josep Borrell nhấn mạnh hai
tình huống này là “hoàn toàn
khác nhau và không thể so
sánh được”.
“Các cuộc tấn công của Iran
nhằm vào các căn cứ không
quân của quân đội Pháp, Mỹ,
Anh và Jordan nên họ đã hành
động để tự vệ. Không có căn
cứ không quân nào của Anh,
Mỹ hay Jordan trên lãnh thổ
Ukraine, hay lãnh thổ mà tên
lửaNgabayqua.Vì vậy, không
thể đưa ra câu trả lời giống
nhauvì hoàncảnhkhônggiống
nhau” - ông Borrell giải thích.
Lên tiếng liên quan lời kêu
gọimới nhất của ôngZelensky
và ông Kuleba, Ngoại trưởng
ĐứcAnnalena Baerbock thừa
nhận tầm quan trọng của việc
cungcấphệthốngphòngkhông,
cho rằng sự chậm trễ trong
việc cung cấp hỗ trợ quân sự
choUkraine không chỉ tổn hại
cho an ninh Kiev mà còn cho
cả an ninh phương Tây, theo
tờ
Independent.
Các nhà lập pháp Đức cũng
quan ngại sâu sắc về việc sử
dụng sức mạnh của NATO để
bảo vệ không phận Ukraine.
Theo người phát ngôn chính
phủ Đức Steffen Hebestreit,
điều này sẽ vượt quá giới hạn
và khiến NATO trở thành bên
tham gia trực tiếp vào cuộc
xung đột đang diễn ra giữa
Kiev và Moscow.
Trước đó, hồi cuối tháng 3,
Ba Lan cho biết NATO đang
thảo luận về việc bắn hạ các
tên lửa Nga bay quá gần các
quốc gia NATO song chưa
thống nhất.
Trongbài bình luậnđăng trên
đài
RT
, nhà phân tích chính
trị và quân sự Nga Sergey
Poletaev cho rằng việc phương
Tây chần chừ trước những lời
kêu gọi của ông Zelensky là
vì họ không muốn bị kéo vào
cuộc xung đột Nga - Ukraine
và ngại đối đầu quân sự trực
tiếp với Moscow.
Theo ông Poletaev, việc
NATO bắn hạ tên lửa và máy
bay của Nga sẽ gây rủi ro cao
và có nguy cơ xảy ra xung đột
hạt nhân, hãng
Sputnik
đưa tin.
Nhìn chung, giới quan sát
cho rằng phương Tây vẫn khá
e dè về lời kêu gọi của ông
Zelensky, do đó có thể thấy
rõ khả năngNATO“động tay”
với tên lửaNga vẫn làmột viễn
cảnh khó xảy ra.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook