11
Kinh tế -
ThứSáu 24-5-2024
Xuất khẩu sang Trung Quốc bằng
đường sắt: Ổn định hơn, rẻ hơn
Nhiều doanh nghiệp nông sản đang hướng đến phương án xuất khẩu bằng đường sắt bởi các lợi thế về
chi phí rẻ hơn, thời gian nhanh và tính ổn định cao hơn so với đường bộ.
ANHIỀN
T
rung Quốc (TQ) là thị
trường xuất khẩu lớn
nhất của nông sản, trái
cây Việt Nam, trong đó chủ
yếu xuất khẩu bằng vận tải
đường bộ. Đây là phương án
vận tải truyền thống và tối
ưu nhất đối với xuất khẩu
nông sản trong thời gian qua.
Thế nhưng thời gian gần
đây, nhiều doanh nghiệp (DN)
xuất khẩuđang hướng đếnmột
phương thức vận tải mới, đó là
xuất khẩu nông sản, hàng hóa
sang TQ bằng đường sắt. Sự
chuyển hướng này bắt nguồn
từ việc những nămqua, ngành
đường sắt Việt Nam liên tục
cải thiện, nâng cấp, đầu tư, đưa
vào vận hành những tuyến tàu
liên vận quốc tế.
Thuận lợi hơn, chi phí
rẻ hơn so với đường bộ
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều công ty cho
biết họ khá bất ngờ về tính
hiệu quả khi bán hàng sang
TQ bằng đường sắt. Ông
Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ
tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh
Long An, cho biết: “Chúng
tôi đang thuyết phục bạn hàng
TQ chuyển sang xuất khẩu
thanh long bằng đường sắt.
Lý do là hiện việc xuất khẩu
bằng đường sắt đã có nhiều
cải thiện theo hướng thuận lợi
và chi phí cũng rẻ hơn so với
đường bộ. Quan trọng nhất là
tính ổn định cao hơn”.
Theo ông Trịnh, tính ổn
định cao hơn ở đây chính là
việc giá cả xuất khẩu bằng
đường sắt thường ổn định
hơn. Thời gian vận chuyển
của đường sắt nhanh hơn so
với đường bộ. Bởi khi vận
chuyển trong nội địa, vận tải
đường bộ đi nhanh hơn nhưng
đến cửa khẩu phải tốn nhiều
thời gian chờ làm thủ tục
thông quan, nhất là khi cửa
khẩu xảy ra ùn tắc. Trong khi
đó, vận chuyển bằng đường
sắt thì khâu thông quan diễn
ra rất nhanh.
“Chi phí vận chuyển bằng
đường sắt sang TQ rẻ hơn so
với đường bộ 10%-15%, con
số này không nhiều nhưng có
ưu thế rõ rệt là tính ổn định
cao hơn. Tuy nhiên, do đối
tác TQ của chúng tôi chưa
sử dụng bao giờ nên vẫn còn
lúng túng, cần thêm thời gian
để thuyết phục” - ông Trịnh
chia sẻ.
Ông Nguyễn Duy Toàn,
Giám đốc Công ty TNHH
Giải pháp vận tải Ratraco
(viết tắt là Công ty Ratraco),
cho hay công ty đang nhận
chở hàng hóa, nông sản cho
nhiều DN TQ. Các hàng hóa
này đều xuất khẩu theo hình
thức chính ngạch. Trong số
đó có nhiều DN đặt tàu đều
là những DN lớn, mỗi lần đặt
đều yêu cầu 10-20 container
chở nông sản, trái cây như
thanh long, sầu riêng.
“Đa số DN lớn của TQ đều
chọn phương án vận chuyển
bằng đường sắt. Còn DNViệt
Nam một phần vì chỉ quen
đường bộ, phần khác họ là
người bán tại vườn nên không
chủ động được việc lựa chọn
phương tiện nào nên lượng
xuất khẩu qua đường sắt còn
hạn chế” - ông Toàn cho hay.
Nghiên cứu công
nghệ về container
lạnh trên tàu
Ông Đặng Phúc Nguyên,
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau
quảViệt Nam, đánh giá đường
sắt cũng là một phương án
lựa chọn, giúp hoạt động
vận chuyển hàng hóa xuất
khẩu sang TQ và các nước
đa dạng hơn, nhất là khi xảy
ra ùn tắc trên biên giới. Tuy
nhiên, lo ngại việc hàng hóa
phải bốc dỡ, chuyển tải nhiều
lần sẽ bị hư hại và số lượng
container lạnh của đường sắt
còn hạn chế.
“Ví dụ, với đườngbộ, xe chở
rau quả đang đi giữa đường
mà máy lạnh có trục trặc gì
còn dừng lại sửa ngay được,
còn đường sắt chạy liên tục,
không thể dừng giữa đường
để sửa chữa, như thế hàng
hóa sẽ hỏng” - ông Nguyên
băn khoăn.
Đáp lại những băn khoăn
của DN, ông Nguyễn Duy
Toàn thông tin hiện công ty
đã có đội container lạnh phục
vụ vận chuyển nông sản, trái
cây từ Việt Nam sang TQ.
Sau đó, những container
này được kéo về Ga Sóng
Thần rồi cẩu lên tàu, tàu
chạy một mạch sang TQ
mà không cần chuyển tải.
Người mua TQ cũng nhận
hàng rất tiện tại ga đường
sắt Bằng Tường, ở trung tâm
TP Bằng Tường...
Thông tin về thời gian và
chi phí vận chuyển, tổng
giám đốc Công ty Ratraco
cho hay: “Chi phí xuất khẩu
bằng đường sắt sẽ rẻ hơn.
Thời gian xuất khẩu nhanh
hơn. Một đoàn tàu chạy từ
Bình Dương (Việt Nam)
sang TQ, tính cả thời gian
thông quan và giao hàng hết
Thêm nhiều tuyến tàu liên vận quốc tế
Đầu tháng 5, ngành đường sắt đã cho ra mắt tuyến tàu
liên vận xuất phát từ Ga Cao Xá (huyện Cẩm Giàng, Hải
Dương) để xuất khẩu sang TQ.
Trước Ga Cao Xá, từ đầu năm 2023, ga đường sắt liên vận
quốc tế Kép (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã được đưa
vào khai thác. Trong đó, phương án khai thác giai đoạn 1
của ga này là lập tàu liên vận quốc tế bình quân 1,5-2 đôi/
ngày tuyến Kép (Bắc Giang) - Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng
Tường (TQ) để xuất khẩu sang TQ hoặc quá cảnh TQ đi các
nước thứ ba như Nga, Mông Cổ, Kazakhstan và châu Âu...
Đối với phíaNam, từ tháng 9-2023, tại Ga SóngThần (Bình
Dương) đã có chuyến hàng nông sản đầu tiên xuất khẩu
sangTQ. Lộ trình của chuyến đi là hàng hóa từGa SóngThần
đến Ga Yên Viên (Hà Nội). Từ Ga Yên Viên, lô hàng tiếp tục
được vận chuyển đến Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) để xuất
khẩu sang TQ và các nước.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết quả đấu
thầu vàng miếng vào ngày 23-5. Theo đó, trong tổng số
16.800 lượng vàng SJC mà nhà điều hành sẵn sàng tung ra
thị trường, đã có 13.400 lượng vàng được 11 đơn vị đấu
thầu thành công.
Sáng cùng ngày, trước khi phiên đấu thầu diễn ra, giá
vàng SJC niêm yết ở mức 87,8 - 89,8 triệu đồng/lượng,
theo hai chiều mua vào - bán ra, giảm 1,1 đồng so với
chiều 22-5.
Diễn biến này dường như không tác động nhiều vào
phiên đấu thầu. Kết quả, giá trúng thầu cao nhất là 88,73
triệu đồng/lượng, thấp nhất là 88,72 triệu đồng/lượng, vẫn
bám sát hơn với giá vàng trên thị trường trong nước chiều
22-5, chứ không phải sáng 23-5.
Đấu thầu vàng miếng ngày 23-5, NHNN đẩy ra thị
trường được 13.400 lượng trong số 16.800 lượng vàng
được chào bán.
Phiên đấu thầu vàng miếng gần nhất do NHNN tổ chức
là vào sáng 21-5. Tổng cộng 79 lô, tương đương 7.900
lượng vàng miếng SJC đã được chín thành viên đấu thầu
thành công với cùng mức giá trúng thầu là 89,42 triệu
đồng/lượng.
Như vậy, sau chín phiên đấu thầu được tổ chức với sáu
phiên đấu thầu thành công, từ ngày 19-4 đến nay, NHNN
đã đưa ra thị trường 48.500 lượng vàng với các mức giá
trúng thầu cơ bản sát với mức giá vàng miếng SJC cuối
ngày 22-5.
MINH TRÚC
khoảng sáu ngày. Nếu xuất
khẩu từ phía Bắc, tuyến Hà
Nội - Nam Ninh chạy hằng
ngày, thời gian chạy rất nhanh,
chỉ 13 giờ”.
Về vấn đề container lạnh,
hiện Việt Nam và TQ đều đã
đầu tư các container lạnh tự
hành. Đây là container lạnh
chuyêndụng chođường sắt, dù
tách rời tàu vẫn tự hoạt động
bình thường. Các container
lạnh này khác với container
lạnh trên các phương tiện vận
tải đường bộ phải gắn liền với
xe, container nằm đâu thì xe
phải nằm đó.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu
bằng đường sắt vẫn còn tồn tại
một số hạn chế. Ông Nguyễn
Duy Toàn cho hay hiện các
DN xuất khẩu nông sản vẫn
còn e ngại vì đặc thù trong
quá trình vận chuyển phải
dùng container lạnh, mà
hiện số lượng container lạnh
chuyên dụng cho đường sắt
chưa dồi dào.
Ông Đinh Thanh Sơn, Phó
Tổng Giám đốc Tổng Công
ty Cổ phần Bưu chính Viettel
(Viettel Post), cho biết đơn vị
đang hợp tác với Tổng Công
tyĐường sắtViệt Nam, chiếm
75%năng lực đường sắt Bắc -
Nam, khai thác tuyến liên vận
Việt Nam - TQ với mục tiêu
4.000-5.000 container/tháng.
Dự báo được nhu cầu cao
về xuất khẩu nông sản, trái
cây bằng đường sắt trong thời
gian tới, hiện công ty này
đang nghiên cứu công nghệ
về container lạnh trên tàu
hỏa, đồng thời xây dựng hệ
thống tổng kho ở Nam Ninh
(TQ) để thuận tiện cho xuất
nhập khẩu, phân phối hàng
hóa ở TQ.
“Qua khảo sát các DN trái
cây, các DN rất mong chờ có
giải pháp mới. Vì họ rất đau
đầu với việc hàng hóa sang
TQ bị ách tắc, đội chi phí
nhiều” - ông Sơn nói.•
ChuyếntàuhànghóađầutiênxuấtpháttừGaCaoXá(HảiDương)thamgiahànhtrìnhliênvậnquốctế.
Ảnh: CMSC
Chi phí vận chuyển
bằng đường sắt
sang Trung Quốc
rẻ hơn so với đường
bộ 10%-15% và ưu
thế rõ rệt là tính ổn
định cao về giá cả
xuất khẩu.
11 đơn vị đã trúng thầu 13.400 lượng vàng tại phiên đấu thầu
sáng 23-5. Ảnh: TL
NgânhàngNhànước đãđưa ra thị trườnghơn48.000 lượngvàng