5
Thời sự -
ThứSáu24-5-2024
“Củi đưa vào lò hiện
nay toàn là loại gỗ
quý hiếm, rất xót xa.
Tôi nghĩ cán bộ làm
việc cầmchừng, sợ
sai, sợ trách nhiệm
cũng có lý do của họ.”
Đại biểu Quốc hội
Phạm Văn Hòa
NHÓMPHÓNGVIÊN
S
áng 23-5, Quốc hội
(QH) thảo luận tại tổ,
cho ý kiến về các báo
cáo liên quan đến kinh tế - xã
hội. Tại một số tổ, đại biểu
(ĐB) QH cho rằng tình trạng
sợ sai, né tránh trách nhiệm
trong đội ngũ cán bộ, công
chức chưa có chuyển biến.
Thành viên tổ giúp
việc cũng bị điều tra,
bắt giam
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng sau khi
phân tích, thông tin thêm tình
hình ngoài các báo cáo của
Chính phủ nói rằng: “Vấn đề
nổi lên hiện nay là niềm tin
của thị trường, tâm lý xã hội
và dámnghĩ, dám làmcủa cán
bộ, công chức đang trở thành
rào cản, thách thức. Nếukhông
giải quyết được thì rất khó”.
TheoôngDũng, thể chế phải
giải quyết những ách tắc hiện
hữu, đồng thời bổ sung, điều
chỉnh pháp luật cũng như tạo
điều kiện để cán bộ dám nghĩ,
dámlàm. Cùngvới đó, cải cách
hành chính và môi trường đầu
tưmạnh hơn nữa. Phải làmsao
được như ở Trung Quốc, một
nhà máy ô tô 5 tỉ USD từ khi
khởi công đến hoạt động chỉ
mất 11 tháng.
“Người ta làm như vũ bão,
còn ở ta cái gì cũng xin-cho,
đá lên đá xuống, vòng qua
vòng lại thì nhà đầu tư đi chỗ
khác thôi” -Bộ trưởngNguyễn
Chí Dũng nói và cho biết hiện
có năm tỉnh đã được tháo gỡ
vướng mắc tại các dự án.
Nếu việc này làm được thêm
Hay trong một vụ án hình
sự vừa khởi tố, ban đầu từ thất
thoát hơn 3.000 tỉ đồng, sau
chỉ còn hơn 670 tỉ đồng. “Rất
khó khăn, đây chính là yếu tố
dẫn đến việc anh em sợ sai,
không dám làm. Nhiều người
bị khởi tố về tội này dù không
chứng minh được yếu tố vụ
lợi trong này” - ông Sỹ nói.
Cũng theo ông Sỹ, hiện các
cơ quan chức năng vào cuộc
thanh tra, kiểm tra, điều tra
thì thành phần trong hội đồng
thẩm định giá đất, thậm chí
tổ giúp việc hội đồng cũng
thuộc diện xem xét điều tra,
một số bị bắt giam. Trong khi
đó, thẩm định giá đất thì công
ty tư vấn đi khảo sát, thẩm
định, hội đồng chỉ thẩm định
lại các bước làm có đúng quy
định không.
“Chủ tịch tỉnh là chủ tịch hội
đồng thẩm định giá đất có đi
Đại biểu mổ xẻ nguyên nhân cán bộ
sợ sai, không dám làm
thì sẽ giúp khơi thông nguồn
lực rất lớn.
ĐB Đặng Hồng Sỹ (đoàn
Bình Thuận) dẫn câu chuyện
từ địa phương mình và cho
hay ở Bình Thuận có vụ việc
lúc đầu tính giá đất hơn 4.000
tỉ đồng, tính lần thứ hai còn
2.900 tỉ đồng, lần thứ ba còn
2.200 tỉ đồng và đến lần thứ
tư thì chỉ còn 1.500 tỉ đồng.
Mà việc này do các cơ quan
Trung ương thực hiện.
khảo sát số liệu đâu, ông chỉ
căn cứ số liệu của đơn vị tư
vấn nhưng quy trách nhiệm thì
quy hết” - ông Sỹ nói.
“Gỗ quý vào lò,
xót xa lắm”
Còn ĐB Phạm Văn Hòa
(đoàn Đồng Tháp) cho rằng
nếu truy cứu các vụ việc trước
đây thì bất cứcá nhânnào cũng
phải “vào lò”. Những sai phạm
trước đây một phần cũng do
cơ chế, chính sách và mong
muốn phát triển của các địa
phương. Giờ lật lại thì ít nhiều
cũng sai phạmbởi khi kêu gọi
đầu tư thì ít nhiều cũng vượt
rào, không đúng quy định.
“Củi đưa vào lò hiện nay
toàn là loại gỗ quý hiếm, rất
xót xa. Nhiều quy định phát
huy người dámnghĩ, dám làm,
sáng tạo, chịu trách nhiệm, nêu
gương nhưng có làm có sai,
“Không có chủ tịch UBND tỉnh, tắc hết”
Lâm Đồng đã hơn 150 ngày không có chủ tịch UBND
tỉnh. Hiện chúng tôi chỉ có một phó chủ tịch phụ trách,
mà “phụ trách” thì trong luật không có.
Thi đua, khen thưởng hay trưởng ban chỉ đạo thi hành
án dân sự phải là chủ tịch tỉnh, chủ thể ủy quyền tố tụng
hành chính cũng phải là chủ tịch. Chúng tôi đang có trên
dưới 60 vụ án hành chính, kể cả sơ thẩm, phúc thẩm là gần
100 vụ nhưng vi phạmhết vì không có ai ủy quyền. Do đó,
cần tính toán để có thể giao quyền chủ tịch như trong luật.
Như Lâm Đồng bây giờ, chủ tịch không có mà quyền
chủ tịch cũng không. Không có chủ tịch tỉnh nên tắc hết.
Từ đầu nămđến nay chúng tôi không cómột dự án đầu tư
nào cả. Tôi tha thiết đề nghị các cơ quan có thẩmquyền có
giải phápkhắcphụcngay lỗhổngpháp lýnày.Trong trường
hợpkhôngcóchủ tịchkéodài docác cơchế, quy trình, chính
sách của Đảng và Nhà nước thì trong bao nhiêu ngày phải
có chế định quyền chủ tịch để thực hiện các vấn đề.
ĐBQH
NGUYỄN TẠO
(đoàn Lâm Đồng)
Đại biểuQuốc hội nhận định tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức
chưa có chuyển biến, thậm chí ngày càng trầm trọng.
không làm không sai, nếu sai,
cơ quan chức năng vào cuộc
thì bị xử lý. Tôi nghĩ cán bộ
làm việc cầm chừng, sợ sai,
sợ trách nhiệm cũng có lý do
của họ” - ông Hòa bày tỏ và
đề nghị cấp có thẩm quyền
nên có một “lằn ranh đỏ”.
Cụ thể, nêncóquyđịnhbằng
vănbản, trongđócánbộ, doanh
nghiệp đã có những việc làm
không đúng pháp luật, thu lợi
bất chính từ đấu thầu, giao đất
không thông qua đấu giá, bắt
tay nhau để đấu thầu, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn tác động
để tiêu cực... tự giác khai báo
và hoàn trả nguồn tiền bất hợp
pháp cho Nhà nước. Những
người này sẽ được bảo vệ bí
mật và được khép lại hồ sơ từ
năm 2023 trở về trước, hoạt
động, công tác bình thường.
ĐB Nguyễn Trường Giang
(đoànĐắkNông)đềnghịChính
phủ báo cáo rõ hơn quá trình
triển khai quy định bảo vệ cán
bộ dámnghĩ, dám làm thế nào.
“Thời gian qua, báo chí và cả
lãnh đạo các tỉnh cũng nói tình
trạng đùn đẩy, né tránh, không
chịu làm, sợ trách nhiệmngày
càng trầm trọng, trong khi đã
có Nghị định 73. Chỗ này cần
phảibáocáoQH”-ôngNguyễn
Trường Giang nói.
Trongkhi đó, ChủnhiệmỦy
ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
cho biết qua nhiều cuộc gặp
gỡ, trao đổi, doanh nghiệp vẫn
phản ánh việc xử lý thủ tục
hành chính còn trì trệ, người
thực thi công vụ còn sợ sai,
sợ trách nhiệm dẫn đến đùn
đẩy. “Có những việc trước
đây vẫn quyết mà bây giờ
không dám quyết, có nhiều
việc cứ hỏi lên cấp trên, hỏi
cả sang Ủy ban Thường vụ
QH” - ông Thanh nói.•
Ủy banKinh tế sẽ tổ chức phiêngiải trìnhvề quản lý thị trườngvàng
Tình trạng giá vàng “nhảy múa”, tăng giá sốc thời gian
qua là chủ đề được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm khi
Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng 23-5.
ĐB Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho rằng giá vàng tăng
không phải do nhu cầu thực tế của người dân mà có thể do
một số đối tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường để trục lợi.
ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cũng băn khoăn thực
chất nhu cầu nắm giữ vàng trong nước tăng đột biến đến
từ ai và do đâu. Hẳn không phải là đến từ đa số người dân
bình thường và do nguyên nhân thuần túy rằng đây là một
kênh đầu tư thay thế cho kênh gửi tiền tiết kiệm tại ngân
hàng với mức lãi suất không còn hấp dẫn.
“Liệu có phải chủ yếu là do một nhóm lợi ích với các hành
vi phi pháp như tẩu tán tài sản, đầu cơ gây rối loạn thị trường?
Nếu đúng như thế thì phải có giải pháp căn cơ” - ĐBĐồng nói.
Trong khi đó, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)
nói giá vàng biến động mạnh, giá trong nước và thế giới
chênh lệch lớn dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp,
làm chảy máu ngoại tệ và có khả năng tác động tiêu cực
đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc đấu giá vàng của Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) chỉ là giải pháp
tạm thời và cần giải pháp dài hạn để
quản lý. ĐB Hòa đề nghị cần sớm bỏ
độc quyền vàng miếng và nhập khẩu
vàng của NHNN, đồng thời sửa đổi,
bổ sung Nghị định 24 theo hướng
cho phép doanh nghiệp nhập khẩu
vàng nguyên liệu và in vàng miếng
dưới sự quản lý chặt chẽ của NHNN.
Chia sẻ với báo chí bên hành lang
Quốc hội, ĐB Hoàng Văn Cường
(đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn về
mục tiêu của đấu thầu vàng. “Nếu muốn đặt mục tiêu đấu thầu
đạt được giá cao hơn giá thị trường thì chúng ta thực hiện như
phương thức hiện nay, tức là đặt giá sàn căn cứ tham chiếu vào
giá thị trường của phiên trước đó. Điều này làm cho giá vàng
trúng thầu đương nhiên bằng hoặc cao hơn, người trúng thầu
nếu bán vàng lại bán giá cao hơn nữa, khiến cho giá vàng trên
thị trường tăng lên” - ông Cường phân tích.
Theo ông Cường, muốn kéo giá
vàng trong nước ngang với giá vàng
thế giới thì phải đưa giá tham chiếu
tương đương với giá quốc tế (giá nhập
khẩu), cộng thêm thuế, phí…
“NHNN sẽ là nơi đứng ra như một
đầu mối nhập khẩu. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là chúng ta phải nhập
khẩu trực tiếp vàng vật chất mà tất cả
người mua có thể mua theo giá tham
chiếu đó, số lượng mua đó sẽ lưu ký
vào NHNN. Chỉ với phương thức đó
mới có thể hạ thấp giá vàng trong nước
và đưa về sát với giá vàng thế giới” - ông Cường nói thêm.
Lo ngại diễn biến thị trường vàng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế
vĩ mô, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh sốt ruột khi
Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng vẫn chưa được sửa,
dù được đề cập rất nhiều lần. “Tới đây, dự kiến Ủy ban Kinh
tế sẽ tổ chức phiên giải trình liên quan đến quản lý thị trường
vàng” - ông Thanh cho biết.
NHÓMPV
Bộ trưởng Bộ KH&ĐTNguyễn Chí Dũng
(trái)
và đại biểuQuốc hội PhạmVănHòa (đoànĐồng Tháp)
nêu ý kiến tại phiên thảo luận tổ sáng 23-5. Ảnh: QH
ĐạibiểuHoàngVănCường(đoànHàNội)bàytỏ
bănkhoănvềmụctiêucủađấuthầuvàng.Ảnh:QH