11
đáng kể. Pháp luật VN cũng
được hoàn thiện phù hợp
với các cam kết quốc tế và
sự phát triển của đất nước.
VN cũng đã hội nhập tích
cực vào nền kinh tế toàn cầu
thôngqua cáchiệpđịnh thương
mại tự do (FTA) song phương
cũng như đa phương. Tính
đến nay, VN đã ký hơn 90
hiệp định thương mại song
phương, khoảng 60 hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu
tư. VN đã là thành viên của
16 FTA, trong đó có nhiều
FTA thế hệ mới như Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định thương
mại tự do Liên minh châu
Âu - VN (EVFTA). Điều đó
có nghĩa là VN đã đáp ứng
các tiêu chuẩn cao về những
lĩnh vực truyền thống như
thương mại hàng hóa và dịch
vụ, những lĩnh vực mới như
lao động, môi trường, mua
sắm chính phủ, minh bạch
hóa, cơ chế giải quyết tranh
chấp đầu tư, doanh nghiệp
nhà nước. Chúng ta cũng
đang đàm phán ba FTAkhác.
Về mặt tổng thể, tính đến
nay đã có 72 nước công nhận
VN là nền kinh tế thị trường,
trong đó có những nền kinh
tế lớn như Vương quốcAnh,
Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn
Quốc…
. Liên quan đến việc đề
nghị Mỹ công nhận VN là
nền kinh tế thị trường, Chính
phủ VN đã triển khai các hoạt
động gì để thúc đẩy quá trình
công nhận?
+ Ngay từ khi Mỹ khởi
xướng vụ việc rà soát thay
đổi hoàn cảnh nhằm xem xét
vấn đề kinh tế thị trường của
VN, Bộ Công Thương (cụ
thể là Cục Phòng vệ thương
mại) đã phối hợp chặt chẽ
với các bộ, ngành, cơ quan
liên quan, các hiệp hội, cộng
đồng doanh nghiệp trong
và ngoài nước để phân tích,
tổng hợp thông tin về sự thay
đổi tích cực của nền kinh tế
VN, trong đó nhấn mạnh đến
mức độ mở cửa của nền kinh
tế, chính sách thương mại,
chính sách tiền tệ, đầu tư
nước ngoài và những tiến bộ
trong công tác hội nhập đáp
ứng sáu tiêu chí về kinh tế
thị trường theo luật định của
Mỹ. Đồng thời, nhấn mạnh
việc nền kinh tế VN thậm
chí còn phát triển vượt bậc
hơn so với nhiều nền kinh tế
đã được Mỹ công nhận quy
chế kinh tế thị trường trong
thập niên qua.
Cho đến nay, Chính phủ
VN đã tham gia đầy đủ quy
trình tố tụng trong vụ việc
theo quy định của Mỹ. Hiện
nay Mỹ đang xem xét lập
luận, thông tin của các bên
liên quan đối với vấn đề kinh
tế thị trường của VN và dự
kiến ban hành kết luận vào
tháng 7-2024.
Ý nghĩa của việc công
nhận kinh tế thị trường
. Việc công nhận VN là nền
kinh tế thị trường có ý nghĩa
như thế nào?
+ Việc công nhận quy chế
kinh tế thị trường có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với các
vụ việc phòng vệ thương mại.
Bởi hàng xuất khẩu của VN
bị điều tra CBPG khi nước ta
vẫn bị coi là nền kinh tế phi
thị trường sẽ dẫn đến việc các
nguyên tắc tính toán giá thông
thường không được sử dụng.
Nước điều tra sẽ sử dụng một
nước thứ ba để tính toán giá
thay thế khi tính biên độ phá
giá, khiến cho biên độ phá giá
thường rất cao, không phản
ánh đúng thực tiễn sản xuất
củaVN. Điều này tạo ra bất lợi
rất lớn đối với hàng hóa xuất
khẩu của VN khi không thể
cạnh tranh với các hàng hóa
xuất khẩu từ quốc gia khác.
Đối với các vụ việc Mỹ
điều tra chống lẩn tránh thuế,
chống trợ cấp đối với hàng
xuất khẩu của VN, nước này
cũng sẽ áp dụng phương pháp
dành cho các quốc gia có nền
kinh tế phi thị trường khi
tính chi phí sản xuất tại VN
nhằm xác định quá trình lắp
ráp hoặc hoàn thiện tại VN
có đáng kể hay không.
Bên cạnh đó, việc coi VN
là nền kinh tế phi thị trường
cho phép DOC áp dụng thuế
suất toàn quốc. Thuế suất toàn
quốc thường được DOC tính
toán dựa trên dữ liệu sẵn có
nên thường bị đẩy lên rất
cao, tương đương lệnh cấm
và được duy trì trong tất cả
đợt rà soát, gây cản trở cho
việc xem xét dỡ bỏ lệnh áp
thuế của DOC.
Thêm nữa, việc thay đổi
quốc gia làm giá trị thay thế
cho VN cũng sẽ khiến doanh
nghiệp không chủ động, kiểm
soát được mức thuế CBPG và
thường nhận mức thuế cao.
Điển hình như các vụ việc
liên quan sản phẩm cá tra, cá
basa hay tôm, Mỹ đã sử dụng
giá trị thông thường của một
số quốc gia như Bangladesh,
Indonesia, ẤnĐộ, Philippines
làm giá trị thay thế khi tính
biên độ bán phá giá cho VN.
Với việc thường xuyên thay
đổi quốc gia thay thế trong các
đợt rà soát, doanh nghiệp cá
tra, cá basa và tômVN nhiều
lần bị nhận mức thuế cao.
Ví dụ, trong đợt rà soát hành
chính các lần thứ chín, 10
và 11 đối với cá tra, cá basa,
do DOC sử dụng Indonesia
làm quốc gia thay thế, thay
vì Bangladesh như các đợt rà
soát trước đó, khiến cho mức
thuế chính thức đã tăng gần
gấp đôi so với mức thuế sơ
bộ (trong khi Bangladesh là
quốc gia có chi phí sản xuất
và trình độ phát triển kinh tế
tương đương với VN, có đủ
dữ liệu tin cậy để DOC sử
dụng hơn là Indonesia).
Đặc biệt, trong vụ việc gần
đây, Mỹ điều tra CBPG đối
với sản phẩm mật ong của
VN, vấn đề giá trị thay thế
và nước thay thế tiếp tục là
nguyên nhân chính dẫn tới
biên độ phá giá cao cho các
doanh nghiệp VN (mức thuế
sơ bộ lên đến hơn 410%).
Do đó, việc được công nhận
vấn đề kinh tế thị trường có ý
nghĩa rất lớn cho các ngành
sản xuất, xuất khẩu của nước
ta, tạo ra lợi thế cạnh tranh
bình đẳng giữa hàng hóa của
nước ta đối với hàng hóa xuất
khẩu của các quốc gia khác
khi mức thuế phòng vệ thương
Kinh tế -
ThứBảy25-5-2024
phủ VN. Điều này thể hiện rõ khi chỉ trong gần 30 năm
từ khi bình thường hóa quan hệ, VN và Mỹ đã có những
bước nhảy vọt trong quan hệ, từ cựu thù đến “gác lại
quá khứ, hướng đến tương lai”, đưa trạng thái quan hệ
hai nước lên tầm cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện
(bên cạnh sáu nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc,
Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc).
Chưa dừng lại ở đó, trong chiến lược Ấn Độ - Thái
Bình Dương của Mỹ, VN là một đối tác tin cậy, quan
trọng, được giới quan sát ví von là “chìa khóa” tại
khu vực Đông Nam Á và thậm chí sức ảnh hưởng ngày
càng rộng hơn vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có
yếu tố “năng động” của nền kinh tế thị trường. Đó là lý
do không chỉ Mỹ, mà Liên minh châu Âu (EU), Vương
quốc Anh, Ấn Độ… trong chính sách hướng về phía
đông của họ luôn nhắc đến tầm quan trọng của VN.
Đó chính là lý do giải thích VN đã gia nhập và tiếp
tục sẽ gia nhập những tổ chức quan trọng của thế giới
như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ rất sớm
(năm 2007), cũng như các hiệp định thương mại tự do
(FTAs) trong khu vực và toàn cầu. Trong đó có những
FTAs thế hệ mới, với vô số quy định gắt gao về độ mở
thị trường, nguồn lao động, dòng vốn, chính sách tài
khóa, tỉ giá, quyền con người… Thậm chí, những đòi
hỏi từ các FTAs nói trên còn cao hơn cả bộ sáu tiêu chí
về kinh tế thị trường mà phía Mỹ quy định.
Vậy, lý do gì để Mỹ không loại VN ra khỏi danh sách
các quốc gia có nền kinh tế “phi thị trường” vào cuối
tháng 7 tới đây!?
ĐỖ THIỆN
“Việt Nam và Mỹ
đã tổ chức 10 phiên
họp kỹ thuật để
trao đổi thông tin,
giúp Mỹ cập nhật
về tình hình kinh
tế thị trường của
Việt Nam, tạo tiền
đề cho Mỹ có cơ sở
nhìn nhận và xem
xét lại vấn đề kinh
tế thị trường của
Việt Nam.”
Kết quả sẽ có vào
cuối tháng 7-2024
Cuối nămngoái, BộThương
mại Mỹ kích hoạt quá trình rà
soát để xem xét về quy chế
kinh tế thị trường của VN.
Theo quy định của luật pháp
Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ có 270
ngày (đến cuối tháng 7-2024)
để hoàn tất quá trình xem xét
hiện trạng nền kinh tế của VN
và ra quyết định có loạiVNkhỏi
danh sách những nền kinh tế
“phi thị trường” hay không.
Bộ Ngoại giao VN hôm 9-5
cho biết việc Mỹ công nhận
quy chế kinh tế thị trường của
VN sẽ góp phần cụ thể hóa
cam kết của lãnh đạo cấp cao
hai nước, tăng cường quan hệ
Đối tác chiến lược toàndiệnVN
- Mỹ và qua đó thúc đẩy quan
hệ kinh tế, thương mại, mang
lại lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp và người dân hai nước.
Tiêu điểm
với Việt Nam vào tháng 7 tới
(Tiếp theo trang 1)
mại phản ánh đúng thực tiễn
sản xuất tại VN, nhất là trong
bối cảnh xuất khẩu của VN
vào Mỹ tăng trưởng mạnh,
kèm theo đó là các vụ việc
điều tra CBPG, chống trợ cấp
mà Mỹ áp dụng đối với hàng
hóa xuất khẩu của VN ngày
càng gia tăng (hiện Mỹ đã
điều tra 62 vụ việc phòng vệ
thương mại, là nước điều tra
số vụ việc phòng vệ thương
mại nhiều nhất)
.
Việc Mỹ sớm công nhận
quy chế kinh tế thị trường
của VN cũng sẽ góp phần cụ
thể hóa cam kết của lãnh đạo
cấp cao hai nước trong việc
tăng cường quan hệ Đối tác
chiến lược toàn diệnVN -Mỹ.
Từ đó thúc đẩy hợp tác kinh
tế thương mại, đầu tư song
phương, mang lại lợi ích
thiết thực cho doanh nghiệp
và nhân dân hai nước.
. Xin cảm ơn bà.•
NếuMỹ công nhận Việt Namđạt quy chế kinh tế thị trường vào cuối tháng 7-2024,
các doanh nghiệp hai nước sẽ đứng trước nhiều cơ hội lớn. Ảnh: REUTERS